Hiệu quả kinh tế khâu khai thác bảo hiểm

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo hiểm viến đông VASS (Trang 54 - 56)

Đơn vị: nghìn đồng

Năm Doanh thu phí BH gốc Chi phí khai thác Hiệu quả kinh tế

2004 30.117.438 2.138.163 14,08

2005 92.621.406 7.511.335 12,33

2006 108.136.485 14.677.064 7,367

Năm 2005 mặc dù phí bảo hiểm khai thác được tăng gấp 3 lần năm trước nhưng chi phí bỏ ra lại cao gấp 3,6 lần. Sở dĩ như vậy là do trong năm này, thông tư 17/2005/TT-BCA được ban hành hướng dẫn thủ tục đăng ký xe mô tô không cần giấy chứng nhận bảo hiểm nên tốc độ tăng trưởng nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của toàn thị trường giảm sút, năm 2004 tăng trưởng 39,8% trong khi năm 2005 chỉ còn 18%. Đây lại là nghiệp vụ chính của nhiều cơng ty trong đó có cả Bảo hiểm Viễn Đơng nên tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt với nhiều chương trình khuyến mãi lớn, giảm phí bảo hiểm được các công ty áp dụng. Để không bị mất thị phần, Bảo hiểm Viễn Đơng đã tích cực hơn trong việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng, quảng bá thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh. Vì thế nên hiệu quả kinh tế giảm 12,5%, 1 đồng chi phí chỉ thu lại được 12,33 đồng phí bảo hiểm.

Năm 2006, một đồng chi phí khai thác thu về được 7,36 đồng phí bảo hiểm, giảm 40% so với năm 2005 và chỉ còn bằng 52% năm 2004. Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm vẫn tiếp tục gia tăng. Sự phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán, sự biến động tỷ giá ngoại hối, cạnh tranh từ phía các ngân hàng thương mại khiến chi phí khai thác bỏ ra nhiều nhưng doanh thu phí bảo hiểm thu lại khơng tăng tương ứng.

Ngồi ra, chi phí hoa hồng bảo hiểm trong khâu khai thác cũng đóng một vai trị hết sức quan trọng. Năm 2004, chi phí hoa hồng là 2,29 tỷ đồng, chiếm 40,85% tổng chi phí liên quan đến hoạt động bảo hiểm. Năm 2005, tỷ lệ này giảm xuống cịn 29,47%, chi phí hoa hồng là 8,67 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy tỷ lệ chi phí hoa hồng phải bỏ ra để thu được một đồng doanh thu của Viễn Đông đã giảm xuống, mặc dù nó vẫn cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường.

b, Khâu bồi thường

Bồi thường là vấn để trọng tâm của mỗi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Do bảo hiểm là một loại hàng hố đặc biệt, khách hàng chỉ có thể cảm nhận được những lợi ích mà sản phẩm mang lại khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra. Năng lực, tính hiệu quả, tính xã hội trong khâu bồi thường của mỗi cơng ty sẽ phản đánh giá đúng chất lượng dịch vụ mà cơng ty đó cung cấp.

Năm 2004, do số lượng hợp đồng bảo hiểm chưa nhiều nên số tiền bồi thường vẫn ở mức thấp với 1,77 tỷ đồng, chiếm 5,87% tổng phí bảo hiểm. Tuy nhiên mức trách nhiệm chuyển sang năm tiếp theo vì thế cũng tăng lên. Trong năm 2005, Việt Nam phải hứng chịu hai cơn bão liên tiếp số 7 và số 8 vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 đã tàn phá nghiêm trọng vùng duyên hải miền Bắc và miền Trung, tai nạn đường thuỷ, tàu biển, tàu sông, tàu cá tăng nhanh, tai nạn giao thông đường bộ tuy giảm về số lượng nhưng mức độ thiệt hại lại gia tăng kéo theo mức bồi thường của Viễn Đông cũng cao hơn so với năm trước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo hiểm viến đông VASS (Trang 54 - 56)