bảo hiểm của công ty Bảo hiểm Viễn Đông
1, Kết quả đạt đƣợc
Ra đời trong bối cạnh thị trường bảo hiểm Việt Nam đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt trong đó bao gồm cả những hình thức cạnh tranh khơng lành mạnh và đang từng bước hội nhập với khu vực, thế giới, Công ty Bảo hiểm Viễn Đông là doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân 100% vốn trong nước đầu tiên tại Việt Nam. Ngay sau 3 tháng đầu đi vào hoạt động, Công ty đã ký kết được gần 1.000 hợp đồng bảo hiểm. Qua đó, Bảo hiểm Viễn Đơng đã khẳng định được tiềm năng của mình trên thị trường và tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động kinh doanh của mình. Sau đây là thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty qua 3 năm đầu tiên hoạt động.
1.1, Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm
Ngay trong năm đầu tiên, Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đã thu được hơn 30 tỉ đồng phí bảo hiểm gốc, đạt doanh thu 13,86 tỉ đồng. Đây là một bước khởi đầu tương đối thuận lợi đối với một công ty bảo hiểm tư nhân hoạt động trong một thị trường mà các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước vẫn nắm độc quyền nhiều loại hình bảo hiểm. Ngồi ra, để góp phần tạo dựng hình ảnh, uy tín và quảng bá thương hiệu, Công ty đã cùng với 6 cơng ty bảo hiểm khác đóng góp chi phí cho nhiều cơng trình đảm bảo an tồn giao thơng tại một số tỉnh thành, tài trợ hội thi lái xe giỏi, hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, quảng cáo nhằm thay đổi diện mạo, hình ảnh của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và góp phần tăng doanh thu. Sau hoạt động này, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã tăng trưởng mạnh và vươn lên trở thành sản phẩm chính của Cơng ty, luôn chiếm hơn 50% tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm hằng năm.
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông qua các năm 2004, 2005, 2006
Chỉ tiêu 2004* 2005 2006
Phí bảo hiểm gốc 30.117.438 92.621.406 108.136.485 Phí nhận tái bảo hiểm 330.797 6.171.324 6.045.534
Tổng phí bảo hiểm 30.448.235 98.792.730 114.182.019 Doanh thu thuần từ hoạt
động kinh doanh bảo hiểm 13.861.567 54.757.609 81.634.234 Tổng chi phí trực tiếp hoạt
động kinh doanh bảo hiểm (5.617.447) (29.346.580) (47.656.071) Lợi nhuận gộp hoạt động
kinh doanh bảo hiểm 8.244.120 25.411.029 33.978.163
Chi phí bán hàng & chi phí
quản lý (14.589.216) (36.654.384) (56.909.716)
Lỗ thuần từ hoạt động
kinh doanh bảo hiểm (6.345.096) (11.243.355) (22.931.553)
Hiệu quả kinh tế tính trên
doanh thu 0,686 0,83 0,781
(Đơn vị: nghìn đồng)
* Kết quả năm 2004 được tính từ ngày 07/11/2003 đến ngày 31/12/2004.
Với 1 đồng chi phí bỏ ra, Cơng ty thu về 0,686 đồng doanh thu. Sở dĩ hiệu quả kinh tế thấp như vậy là do đây là năm đầu hoạt động nên Công ty đã tập trung đầu tư vào việc xây dựng mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện để mở rộng thị trường, chi nhánh đầu tiên được mở tại Hà Nội, tiếp theo là Đà Nẵng, Khánh Hồ, Đồng Nai… Vì vậy, mặc dù lợi nhuận gộp là 8,24 tỷ đồng nhưng do chi phí quản lý, chi phí bán hàng cịn q cao nên hoạt động kinh doanh bảo hiểm Công ty trong năm 2004 bị lỗ 6,34 tỷ đồng.
Năm 2005, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,4% - cao nhất trong vòng 8 năm trở lại đây. Đây cũng là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Cơng ty với mức phí bảo hiểm 92,6 tỉ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2004. Doanh thu thuần
từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 54,76 tỉ đồng, với mức tăng trưởng xấp xỉ 400%. Có được kết quả này ngoài sự nỗ lực rất lớn của Công ty trong việc xây dựng mạng lưới, phát triển lên thành 16 văn phòng đại diện, chi nhánh, nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới, cịn có sự đóng góp rất lớn của các cổ đơng trong việc mang sản phẩm bảo hiểm của Viễn Đông đến với khách hàng, gia tăng thị phần, nhất là ở phía Bắc đặc biệt là khu vực Hà Nội. Do số lượng hợp đồng mới tăng mạnh nên tất yếu dẫn đến chi phí hoa hồng bảo hiểm cũng tăng lên tương ứng, gấp 4 lần năm ngoái do các chi nhánh, đại lý tăng hoa hồng để cạnh tranh nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Bên cạnh đó là những khó khăn về thiên tai, lũ lụt, hạn hán, tình hình tai nạn giao thơng đường bộ, đường thuỷ ảnh hưởng đến chi phí bồi thường. Hiệu quả kinh tế đã cao hơn năm trước, với 1 đồng chi phí bỏ ra, Cơng ty thu lại được 0,83 đồng doanh thu. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng của Công ty vẫn cịn cao, ở mức 36,65 tỉ đồng. Vì thế, Cơng ty vẫn tiếp tục lỗ 11,2 tỷ đồng. Trong các nghiệp vụ bảo hiểm mà công ty đã triển khai, bảo hiểm xe cơ giới đứng đầu với 50,3 tỉ đồng phí bảo hiểm, chiếm 55% doanh thu tồn Cơng ty và 3,14% thị phần.
Hình 2.5. Biểu đồ thị phần thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam năm 2006 PTI 4.4% VASS 1.70% Khác 3.0% VIA 1.5% UIC 2.1% PVI 18.3% PJICO 10.5% Bảo Long 1.8% Bảo Việt 34.9% Bảo Minh 21.8%
Trong năm 2006, Công ty Bảo hiểm Viễn Đơng vẫn tiếp tục khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Sau thời kỳ tăng trưởng đột biến trong năm 2005, Bảo hiểm Viễn Đơng có mức tăng trưởng 20% - vẫn cao hơn mức bình qn 16% của tồn thị trường, đứng thứ 7 trong tổng số 22 công ty bảo hiểm tại Việt Nam và chiếm 1,7% thị phần. Một trong những nguyên nhân khách quan làm giảm tốc độ tăng trưởng của Viễn Đông là do thị trường chứng khốn phát triển q nóng, cộng với sự biến động của giá vàng, đơ la Mỹ và những đợt tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Tổng phí bảo hiểm gốc trong năm này đạt 108,14 tỉ đồng, tăng 16% so với năm trước và đạt 90% so với kế hoạch đề ra. Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là 81,63 tỉ đồng, tăng 49%. Tính đến cuối 2006, Cơng ty đã phát triển thêm 5 chi nhánh và nâng tổng số chi nhánh trực thuộc VASS lên thành 21 chi nhánh, 42 văn phịng dịch vụ khách hàng. Cơng ty tiếp tục tham gia chào các dự án xây dựng lớn, đặc biệt đã thành công trong việc thương lượng hợp đồng đồng bảo hiểm cơng trình thủy điện Đồng Nai 4, loại A cấp Quốc gia. Kết quả thành cơng này đã góp phần nâng cao uy tín, kinh nghiệm chun môn và năng lực cạnh tranh của Viễn Đông trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
Chất lượng hoạt động nhận và nhượng tái bảo hiểm cũng đã được nâng cao tương ứng với sự phát triển chung, đảm bảo an tồn tài chính trong hoạt động kinh doanh. Công ty cũng tham gia vào 5 hội chợ, triển lãm tại các tỉnh thành trọng điểm, tài trợ có chọn lọc cho một số chương trình hội thảo, hội nghị và tiến hành các chiến dịch quảng cáo trên một số phương tiện thông tin đại chúng nhằm mục đích quảng bá rộng khắp hình ảnh của mình. Với những nỗ lực này, Công ty đã nhận được giải thưởng “Nhãn hiệu cạnh tranh quốc gia” do Cục sở hữu trí tuệ cấp. Tỷ trọng chi phí quản lý và chi phí bán hàng trong năm 2006 đã giảm, chỉ còn chiếm 43,76% tổng chi phí của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Với 1 đồng chi phí, Cơng ty thu về được 0,78 đồng doanh thu, hiệu quả kinh tế tính trên doanh thu
bảo hiểm của Viễn Đông thua lỗ 22,9 tỉ đồng, cao hơn 56% so với mức dự tính của Cơng ty.
1.2, Hiệu quả kinh tế trong các khâu
a, Khâu khai thác
Bảng phân tích dưới đây cho thấy hiệu quả kinh tế khâu khai thác của Công ty ngày càng giảm. Tốc độ tăng của doanh thu phí bảo hiểm không bằng với tốc độ tăng của chi phí bỏ ra. Chi phí khai thác của năm 2004 là 2,1 tỷ đồng, thu về hơn 30 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm. Nghĩa là với mỗi đồng chi phí bỏ ra, Cơng ty thu về 14 đồng phí bảo hiểm.
Bảng 2.6. Hiệu quả kinh tế khâu khai thác bảo hiểm
Đơn vị: nghìn đồng
Năm Doanh thu phí BH gốc Chi phí khai thác Hiệu quả kinh tế
2004 30.117.438 2.138.163 14,08
2005 92.621.406 7.511.335 12,33
2006 108.136.485 14.677.064 7,367
Năm 2005 mặc dù phí bảo hiểm khai thác được tăng gấp 3 lần năm trước nhưng chi phí bỏ ra lại cao gấp 3,6 lần. Sở dĩ như vậy là do trong năm này, thông tư 17/2005/TT-BCA được ban hành hướng dẫn thủ tục đăng ký xe mô tô không cần giấy chứng nhận bảo hiểm nên tốc độ tăng trưởng nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của toàn thị trường giảm sút, năm 2004 tăng trưởng 39,8% trong khi năm 2005 chỉ còn 18%. Đây lại là nghiệp vụ chính của nhiều cơng ty trong đó có cả Bảo hiểm Viễn Đơng nên tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt với nhiều chương trình khuyến mãi lớn, giảm phí bảo hiểm được các công ty áp dụng. Để không bị mất thị phần, Bảo hiểm Viễn Đơng đã tích cực hơn trong việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng, quảng bá thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh. Vì thế nên hiệu quả kinh tế giảm 12,5%, 1 đồng chi phí chỉ thu lại được 12,33 đồng phí bảo hiểm.
Năm 2006, một đồng chi phí khai thác thu về được 7,36 đồng phí bảo hiểm, giảm 40% so với năm 2005 và chỉ còn bằng 52% năm 2004. Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm vẫn tiếp tục gia tăng. Sự phát triển q nóng của thị trường chứng khốn, sự biến động tỷ giá ngoại hối, cạnh tranh từ phía các ngân hàng thương mại khiến chi phí khai thác bỏ ra nhiều nhưng doanh thu phí bảo hiểm thu lại khơng tăng tương ứng.
Ngồi ra, chi phí hoa hồng bảo hiểm trong khâu khai thác cũng đóng một vai trị hết sức quan trọng. Năm 2004, chi phí hoa hồng là 2,29 tỷ đồng, chiếm 40,85% tổng chi phí liên quan đến hoạt động bảo hiểm. Năm 2005, tỷ lệ này giảm xuống cịn 29,47%, chi phí hoa hồng là 8,67 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy tỷ lệ chi phí hoa hồng phải bỏ ra để thu được một đồng doanh thu của Viễn Đông đã giảm xuống, mặc dù nó vẫn cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường.
b, Khâu bồi thường
Bồi thường là vấn để trọng tâm của mỗi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Do bảo hiểm là một loại hàng hoá đặc biệt, khách hàng chỉ có thể cảm nhận được những lợi ích mà sản phẩm mang lại khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra. Năng lực, tính hiệu quả, tính xã hội trong khâu bồi thường của mỗi cơng ty sẽ phản đánh giá đúng chất lượng dịch vụ mà cơng ty đó cung cấp.
Năm 2004, do số lượng hợp đồng bảo hiểm chưa nhiều nên số tiền bồi thường vẫn ở mức thấp với 1,77 tỷ đồng, chiếm 5,87% tổng phí bảo hiểm. Tuy nhiên mức trách nhiệm chuyển sang năm tiếp theo vì thế cũng tăng lên. Trong năm 2005, Việt Nam phải hứng chịu hai cơn bão liên tiếp số 7 và số 8 vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 đã tàn phá nghiêm trọng vùng duyên hải miền Bắc và miền Trung, tai nạn đường thuỷ, tàu biển, tàu sông, tàu cá tăng nhanh, tai nạn giao thông đường bộ tuy giảm về số lượng nhưng mức độ thiệt hại lại gia tăng kéo theo mức bồi thường của Viễn Đông cũng cao hơn so với năm trước.
Bảng 2.7. Tỷ lệ bồi thường của Công ty qua các năm 2004 – 2006
Năm Doanh thu phí BH gốc Số tiền bồi thƣờng Tỷ lệ bồi thƣờng
2004 30.117.438 1.767.224 5,87%
2005 92.621.406 17.605.665 19%
2006 108.136.485 34.528.620 31,19%
Đơn vị: nghìn đồng
Ngồi ra, số lượng hợp đồng mới lớn làm tăng trách nhiệm của Công ty. Đội ngũ nhân viên khai thác của Bảo hiểm Viễn Đông do chạy theo doanh thu mà coi nhẹ công tác kiểm tra giám định trước khi bán bảo hiểm nên nhiều hợp đồng được bán cho các đối tượng bảo hiểm khơng đạt u cầu. Đó là những lý do chính khiến chi bồi thường của VASS tăng lên hơn 17 tỷ đồng, gấp 10 lần năm 2005. Trước tình hình này, để nâng cao khả năng tài chính cho phù hợp với mức trách nhiệm bảo hiểm, Công ty cũng đã bổ sung thêm 32,4 tỷ đồng, nâng Quỹ dự phòng nghiệp vụ lên 43,2 tỷ đồng.
Năm 2006, tình hình thiên tai tiếp tục gây thiệt hại, chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Nam với 10 cơn bão khác nhau, các dịch bệnh ở người và gia súc tái phát và lan rộng, biến động bất thường về giá xăng dầu cũng đã ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và mức bồi thường của Cơng ty. Bên cạnh đó là sự gia tăng các vụ tai nạn giao thông, tai nạn đường thuỷ, cháy và xây dựng, đặc biệt gây thiệt hại về vật chất và con người. Giá phụ tùng xe máy và xe ô tô cũng tăng từ 10% đến 20%. Số lượng hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới những tháng cuối năm 2005 chuyển mức trách nhiệm lớn sang năm 2006. Vì vậy, chi phí bồi thường năm 2006 đã tăng lên gấp hai lần là 34,5 tỷ đồng. Bảo hiểm Viễn Đông cũng đã trích thêm 11,46 tỉ đồng nâng tổng quỹ dự phịng tính đến hết tháng 12 năm 2006 lên thành 54,7 tỉ đồng.
c, Hiệu quả sử dụng vốn
Sau 3 năm đi vào hoạt động, Công ty đã 3 lần tăng vốn điều lệ từ 72 lên 300 tỷ đồng. Với số vốn này Viễn Đông không ngừng cố gắng tìm kiếm khách hàng, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp vào ngân sách Nhà nước.
Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng vốn
TT Chỉ tiêu 2004 2005 2006
1 Doanh thu 26.703.502 88.131.701 162.208.351 2 Lợi nhuận trước thuế 2.905.464 13.551.180 32.176.971
3 Vốn 243.470.417 317.021.647 350.103.229
4 Số vòng quay của vốn 0,11 0,278 0,463
5 Khả năng sinh lời của vốn 0,012 0,043 0,092
Đơn vị: nghìn đồng
Số vòng quay của vốn không ngừng tăng qua các năm, từ 0,11 năm 2004 tăng lên thành 0,463 năm 2006. Chỉ số này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tăng lên gấp hai lần mỗi năm. Về khả năng sinh lời của đồng vốn, năm 2004 cứ 1000 đồng vốn bỏ ra mới thu về được 12 đồng lợi nhuận. Năm 2005, con số này tăng lên 43 đồng lợi nhuận và năm 2006 là 92 đồng. Như vậy qua 3 năm, nếu xét về góc độ tăng trưởng thì khả năng sinh lời của vốn đã tăng lên hơn 7,5 lần nhưng khả năng sinh lời này còn quá thấp do chủ yếu lợi nhuận của Công ty thu được là từ hoạt động tài chính và cịn phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
d, Hiệu quả sử dụng lao động
Việc đánh giá năng suất lao động là vấn đề luôn được các doanh nghiệp chú trọng hàng đầu. Đây là căn cứ để đánh giá năng lực, trình độ lao động và khả năng sử dụng lao động của doanh nghiệp, từ đó có thể xây dựng định mức, xác định chính sách đào tạo để nâng cao khả năng tạo doanhh thu cho doanh nghiệp.
Đến cuối năm 2006, Cơng ty có tổng cộng 646 cán bộ cơng nhân viên trong đó bao gồm 420 lao động chính thức. Bảo hiểm Viễn Đơng đã ký kết Hợp đồng lao động có thời hạn với 485 cán bộ, ký Hợp đồng lao động không xác định thời hạn với 41 cán bộ. Số người có trình độ Đại học và sau Đại học là 57,58%, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp là 21,98% và Phổ thơng là 17,33%.
Hình 2.9. Trình độ học vấn của cán bộ cơng nhân viên Công ty
Phổ thông
Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp
Đại học và sau Đại học
Khác
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006)
Với doanh thu phí bảo hiểm trong năm 2006 là 108,163 tỷ đồng, năng suất lao động bình quân là 260 triệu đồng/người/năm. Về khả năng sinh lời, mỗi cán bộ mang lại 76,6 triệu đồng lợi nhuận cho Công ty. Nếu so sánh với mức năng suất