Chƣơng1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Nội dung rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên ngành sư phạm Sinh học
2.2.4. Năng lực tổ chức dạy học trên lớp
a) Để thực hiện được giờ dạy trên lớp một cách hiệu quả, lôi cuốn được học sinh tham gia tích cực vào giờ học, sinh viên thực tập phải thơng báo và giải thích tường minh mục tiêu bài học mà học sinh cần đạt dưới sự hướng dẫn của mình. Tiếp theo, sinh viên thực tập tổ chức các hoạt động, hoặc nêu các vấn đề. Nếu học sinh trực tiếp tham gia hoạt động hoặc giải quyết được vấn đề đó thì có nghĩa các em đã chiếm lĩnh được mục tiêu của bài học. Với cách dạy học như vậy, học sinh đã biết họ phải làm gì (mục tiêu cần đạt) và sinh viên thực tập thông qua các hoạt động, hoặc thông qua các vấn đề sẽ hướng dẫn học sinh làm như thế nào để chiếm lĩnh được mục tiêu đó. Bằng cách này sinh viên thực tập sẽ huy động được sự tham gia tích cực và sáng tạo của mỗi học sinh.
b) Trong quá trình tổ chức các hoạt động hoặc nêu các vấn đề, sinh viên thực tập có thể lựa chọn, phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau, như thuyết trình, hỏi đáp, nghiên cứu trường hợp/điển hình (case study), … có sự hỗ trợ của các phương tiện, như máy tính, đèn chiếu, bảng thơng minh,.... cũng như các công cụ khác như phiếu học tập, thẻ phương pháp, bảng lật....Việc sử dụng các phương tiện, cơng cụ dạy học địi hỏi sinh viên phải chuẩn bị cẩn thận và sử dụng vào thời điểm phù hợp.
c) Bảng, phấn là một công cụ dạy học truyền thống và vẫn rất cần thiết cho việc tổ chức giờ dạy. Sinh viên thực tập phải biết cách trình bày bảng một cách hợp lí.
d) Ngơn ngữ cuả một người giáo viên là công cụ quan trọng nhất để dạy học. Ngôn ngữ của giáo viên trước hết phải là ngơn ngữ của văn hóa, ngơn ngữ mơ phạm, thể hiện sự quan tâm, khích lệ, tạo dựng mơi trường tương tác, thân thiện giữa thầy và trị, giữa trị và trị. Vì vậy sinh viên thực tập cần phải tự ý thức trong việc lựa chọn sử dụng ngơn từ trong q trình dạy học.
e) Trong quá trình thực hiện bài dạy, sinh viên thực tập phải biết dùng các phương pháp khác nhau, như quan sát, hỏi đáp... thu thập các phản hồi để điều chỉnh nhịp độ giờ học, hoặc xử lí các tình huống có thể nảy sinh.
f) Cuối giờ dạy, thông qua bài tập 1 phút, đề cương trống,... sinh viên thực tập có thể kiểm tra mức độ đạt mục tiêu bài dạy.