Đánh giá chung thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý ở các trường trung học phổ thông thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận 001 (Trang 69 - 74)

9. Cấu trúc luận văn

2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin

trong hoạt động quản lý ở các trƣờng trung học phổ thông thành phố Phan Rang – Tháp Chàm

2.4.1. Những mặt mạnh

Đội ngũ CBQL, GV, NV các trường đã từng bước nhận thức được vai trò, tầm quan trọng, mức độ cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở các nhà trường. Đa số đội ngũ CBQL và một bộ phận giáo viên đã chủ động tự nâng cao về trình độ tin học.

Trình độ tin học của đội ngũ CBQL các trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu ứng dụng CNTT trong quản lý tại các trường. Hầu hết CBQL, GV, NV của trường có văn bằng hoặc chứng chỉ về tin học và đội ngũ mạng lưới công nghệ thông tin từng trường đã sử dụng tương đối thành thạo các phần mềm quản lý mà cấp trên triển khai.

Hạ tầng cơ sở vật chất về CNTT đã được sự chỉ đạo và quan tâm như: 100% các trường đã có đường truyền Internet, máy tính cơ bản đủ phục vụ cho công tác quản lý. Bộ, Sở GD&ĐT đã quan tâm chỉ đạo đầu tư nhiều phần mềm phục vụ cho công tác quản lý. Trong những năm gần đây kinh phí đầu tư về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đã được các cấp quản lý quan tâm. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy và nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý.

2.4.2. Những điểm còn yếu

Nhận thức của một số CBQL, GV, NV cao tuổi có tư tưởng ngại đổi mới phương thức quản lý và thiếu kỹ năng cơng nghệ thơng tin. Cá biệt vẫn cịn CBQL và một bộ phận giáo viên chưa cố gắng học tập, tự nâng cao khả năng, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin.

Lãnh đạo một số nhà trường chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; chưa xây dựng được đội ngũ cốt cán, chưa có cán bộ đủ tầm để tham mưu cho lãnh đạo trong việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Trình độ về tin học của đội ngũ giáo viên cốt cán giúp việc về tin học trong nhà trường còn chưa cao để tự xây dựng được các phần mềm tiện ích đơn giản, thiết thực phù hợp với thực tế để phục vụ cho công tác quản lý tại các nhà trường. Trình độ tin học của CBQL, giáo viên qua số liệu thống kê văn bằng khá cao, tuy nhiên khi áp dụng thực tế thì kỹ năng và mức độ sử dụng thì chưa được tốt, vẫn cịn một số ít giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ tin học, cần phải được đào tạo bổ sung.

Các trường chưa xây dựng được kế hoạch, chiến lược phát triển ứng dụng CNTT đảm bảo tính khoa học, chi tiết, phù hợp, khả thi cho đơn vị mình. Chưa khảo sát hiện trạng thực tế, đánh giá chưa đúng, khai thác chưa hợp lý các nguồn lực công nghệ thông tin trong các nhà trường. Công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực tại chỗ chưa được chú trọng quan tâm; kỹ năng sử dụng, khai thác các phần mềm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn yếu, dẫn đến việc phát huy hết các tiện ích của phần mềm cịn chưa thực hiện được; hàng năm chưa có sự chỉ đạo cụ thể việc cập nhật, nâng cấp các tính năng, thông tin trong phần mềm.

Chưa xây dựng được cơ chế vận hành hệ thống công nghệ thông tin; công tác kiểm tra đôn đốc, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường chưa thường xun, liên tục. Chưa có tiêu chí đánh giá, biện pháp động viên, khuyến khích, khen thưởng cá nhân, tập thể tích

cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường.

Cơng tác xã hội hóa về ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế, chưa huy động được các nguồn lực ngoài nhà trường tham gia hỗ trợ công tác phát triển ứng dụng CNTT của trường. Hạ tầng cơ sở vật chất về CNTT tuy đã được đầu tư nhưng vẫn cịn thiếu, số hiện có đã xuống cấp chưa đầu tư bổ sung kịp thời. Đa số các trường đã xây dựng được trang Website, nhưng chưa có bộ phận chuyên trách, chi phí phục vụ cho việc cập nhập thơng tin trên Web, dẫn đến việc các thông tin không được cập nhập thường xuyên, chưa phục vụ tốt được người dân và phụ huynh học sinh trên trang thông tin điện tử.

2.4.3. Thuận lợi

Đã có hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Hỗ trợ quản lý giáo dục (SREM) đã cung cấp các phần mềm quản lý miễn phí cho các nhà trường và có đội ngũ chuyên gia hỗ trợ trực tuyến từ xa trong quá trình sử dụng. Sở GD&ĐT Ninh Thuận đã cung cấp một số phần mềm hỗ trợ trong công tác quản lý, điều hành tại các nhà trường.

Đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã có Kế hoạch số 3848/KH-UBND ngày 15/8/2012 về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015 với các mục tiêu:

- Nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng Cơng nghệ thông tin cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tập trung vào một số nội dung chính về cơng tác quản lý, điều hành, nâng cao nhận thức về cơ quan điện tử, chính quyền điện tử cho cán bộ, công chức.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các đơn vị.

- Phát triển và tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, trong công việc và phục vụ người dân.

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận rất quan tâm đến công tác ứng dụng CNTT trong quản lý vào các nhà trường và thường xuyên tổ chức các

lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về CNTT cho đội ngũ CBQL và GV cốt cán. Các trường trung học phổ thơng đều đóng ở trung tâm thành phố là nơi có điều kiện kinh tế xã hội khá thuận lợi.

2.4.4. Khó khăn

Cơ chế chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thơng tin trong quản lý cịn chưa đầy đủ và cụ thể, nên chưa khuyến khích mạnh mẽ các trường đầu tư cho công tác ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Chế độ chính sách hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên trong các trường học chưa thật thoả đáng nên chưa thu hút được cán bộ, giáo viên, nhân viên giỏi về CNTT tham gia phục vụ tốt cho Ngành GD&ĐT.

Mặc dù cơ sở vật chất phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và điều hành đã được đầu tư nhưng còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Hệ thống mạng nội bộ của các đơn vị quản lý giáo dục cần được xây dựng và bổ sung thiết bị bảo đảm an tồn thơng tin, hệ thống máy chủ chưa có, chưa triển khai mạng diện rộng. Tại các cơ sở trường học hệ thống mạng nội bộ chưa có. Kinh phí đầu tư cho phần mềm còn rất nhỏ. Việc áp dụng phần mềm cịn mang tính phong trào, chưa đi vào chiều sâu, chưa được đầu tư một cách đồng bộ, thường xuyên. Các phần mềm quản lý được cấp miễn phí thì đều khó sử dụng, phức tạp, có quá nhiều chức năng, được xây dựng theo ý kiến chủ quan của những người thiết kế phần mềm, kỹ sư lập trình chưa có đủ thời gian nghiên cứu kỹ thực tiễn quản lý, khả năng nguồn lực công nghệ thông tin của các nhà trường. Cơ sở dữ liệu rất đồ sộ thừa nhiều thông tin, chức năng không cần thiết trong khi lại thiếu những thông tin, chức năng thiết thực trong công tác quản lý thường ngày của nhà trường. Giao diện các phần mềm chưa thân thiện, khó sử dụng.

Kết luận chƣơng 2

Trong chương 2, tác giả Luận văn đã khảo sát đánh giá thực trạng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường trung học phổ thông thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường trung học phổ thông thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường về vai trị quan trọng, tính cấp thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường đã có chuyển biến. Trình độ cơng nghệ thơng tin của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường đã được phổ cập và từng bước nâng cao. Cơ sở vật chất thiết bị, máy tính, mạng Internet đã được đầu tư. Cơng nghệ thông tin được ứng dụng vào giảng dạy và quản lý nhà trường và đã đạt được kết quả bước đầu góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà trường cũng còn nhiều hạn chế. Cụ thể: ứng dụng công nghệ thông tin chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục; cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý còn thiếu, chưa được cập nhật; hiệu quả ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn thấp, số lượng phần mềm được đưa vào sử dụng cịn ít và chưa khai thác được các chức năng quan trọng.

Trong chương 2, tác giả cũng đã chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các các trường trung học phổ thông thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Đây chính là căn cứ thực tiễn để chọn lựa và đề xuất áp dụng những biện pháp quản lý nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường trung học phổ thông thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận ở Chương 3 của Luận văn.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM, TỈNH NINH THUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý ở các trường trung học phổ thông thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận 001 (Trang 69 - 74)