Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý ở các trường trung học phổ thông thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận 001 (Trang 76)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý,

giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà trường

3.2.1.1.Mục tiêu của biện pháp

viên, nhân viên về đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước, các chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tầm quan trọng, vai trò, lợi ích của việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý trường trung học phổ thông thành phố Phan Rang-Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận.

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của hiệu trưởng trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà trường.

- Phối hợp chặt chẽ, tạo sự đồng thuận trong lãnh đạo nhà trường, Cơng đồn, Đồn thanh niên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

- Góp phần đổi mới tư duy quản lý, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện quản lý nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng thì hành động mới đem lại hiệu quả cao. Nhận thức có vai trị quan trọng trong việc chỉ đạo mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Chính vì vậy biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường” là biện pháp có vị trí hàng đầu, ảnh hưởng đến hướng đi và hiệu quả của việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường THPT thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Việc phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý ở các trường THPT thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chỉ có thể thành cơng khi mục tiêu và tầm nhìn chung phải được thống nhất từ lãnh đạo, đến cán bộ giáo viên, nhân viên trong toàn nhà trường.

Trong bối cảnh công tác phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý tại các trường THPT thành phố Phan Rang-Tháp Chàm mới bắt đầu, vì vậy việc triển khai khơng tránh khỏi những khó khăn thách thức. Một trong những khó khăn thách thức đó là sự khơng đồng thuận của một số cán bộ, giáo viên trong việc học tập, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Lý do của sự khơng

đồng thuận đó là do việc ngại khơng muốn thay đổi của người trực tiếp tham gia ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Mặt khác cũng có thể xuất phát từ việc không thông thạo hoặc ngại phải học tập để áp dụng công nghệ mới. Do vậy điều quan trọng là phải làm cho cán bộ giáo viên hiểu được tại sao phải phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý. Tập trung nhất là hiểu tại sao ứng dụng CNTT có thể cải cách cơng việc và năng lực quản lý của họ và điều này sẽ diễn ra như thế nào, mang lại lợi ích ra sao? Cơng nghệ thông tin giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên tiếp nhận xử lý thông tin, đưa ra quyết định nhanh chóng trong cơng việc, thích ứng với sự thay đổi và phát triển.

Các nội dung cơ bản của biện pháp này là:

- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền về quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, của Bộ, Sở về việc ứng dụng CNTT trong quản lý để cán bộ, giáo viên và nhân viên trong đơn vị, nhà trường hiểu đúng, nhận thức đúng và chủ động, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần tiến hành thường xuyên, liên tục.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thấy được sự phát triển mạnh mẽ của CNTT trên thế giới, trong nước và ở các ngành nghề khác; thấy được tầm quan trọng, vai trị, lợi ích, xu thế phát triển của việc ứng dụng CNTT trong quản lý; thấy được vai trò quan trọng của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý ở mỗi nhà trường. Biến những nội quy, quy định của nhà trường thành ý thức tự giác, tự nguyện, thành trách nhiệm cá nhân sao cho việc ứng dụng CNTT không chỉ là ép buộc theo ý chủ quan của người lãnh đạo mà là nhu cầu của mọi thành viên trong nhà trường.

- Tạo sự đồng thuận, nhất trí trong lãnh đạo, đảng ủy, cơng đồn, Đồn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường, trên cơ sở đó tạo thành sự quyết tâm trong tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý.

- Thực hiện đổi mới tư duy quản lý, nhất là đối với lãnh đạo nhà trường theo hướng đổi mới nội dung, hình thức, công cụ quản lý; tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành.

Cách thức thực hiện biện pháp:

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT một cách cụ thể, chi tiết với từng nội dung, hình thức phù hợp với từng thành phần đối tượng.

- Lãnh đạo các nhà trường, trước hết là Hiệu trưởng các nhà trường cần tìm hiểu, nhận thức đúng đắn về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; chỉ đạo của Bộ, Sở về ứng dụng CNTT nói chung và trong quản lý nhà trường nói riêng. Lãnh đạo nhà trường phải là người tiên phong, đi đầu trong học tập và ứng dụng CNTT trong công việc hàng ngày, là tấm gương tích cực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường noi theo. Từ đó tạo ra phong trào học tập, triển khai thành công việc ứng dụng CNTT mạnh mẽ, sôi nổi, hào hứng.

- Tiến hành nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, tính cấp thiết và những lợi ích của việc ứng dụng CNTT bằng nhiều hình thức như: tổ chức các cuộc tham quan, giao lưu, học tập tại các đơn vị có phong trào học tập và đã triển khai thành công việc ứng dụng CNTT trong quản lý.

- Tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề ứng dụng CNTT và mời các chuyên gia hoặc những cán bộ có kinh nghiệm triển khai cơng tác ứng dụng công nghệ thông tin làm báo cáo viên.

- Lồng ghép triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT trong các buổi hội họp, hội nghị của nhà trường, buổi sinh hoạt tổ chuyên môn và các hoạt động khác trong nhà trường, coi ứng dụng CNTT vừa là mục tiêu vừa là biện pháp quan trọng trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý nhà trường.

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng và triển khai mơ hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động quản lý nhà trường

3.2.2.1.Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng được mơ hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động quản lý nhà trường. Để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường phát triển và thực sự góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý thì cần phải có một mơ hình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường hợp lý, hiện đại, tiện ích và dễ sử dụng.

Xây dựng được mơ hình ứng dụng cơng nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường cũng chính là xác định mục tiêu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường. Việc làm này có tác dụng định hướng chiến lược cho việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý ở các trường trung học phổ thông thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận trong từng giai đoạn phát triển.

Xây dựng được lộ trình áp dụng mơ hình một cách hợp lý, có mục tiêu cụ thể và xác định được đích đến của từng giai đoạn.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:

Xây dựng được mơ hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác quản lý ở các trường trung học phổ thông thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận trong tương lai để có thể thoả mãn tối đa nhu cầu về công tác quản lý của các trường.

Tác giả đề xuất một mơ hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong công tác quản lý ở các trường trung học phổ thông thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận trong tương lai như sau:

Hình 3. 1: Mơ hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin

trong hoạt động quản lý ở các trường THPT thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận trong tương lai

Thông tin CSDL, Web site Học sinh Lãnh đạo (Ban giám hiệu)

Giáo viên, nhân viên, các tổ chức đoàn thể

trong trƣờng

Cha mẹ

học sinh Mail, mms, forum, phone,...

Bộ, Sở GD&ĐT Các ban ngành, địa phương, Dịch vụ viễn thơng M ail, m m s, fo rum ,...

Để mơ hình ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý tại các trường THPT đạt hiệu quả thì cơ sở vật chất, nhân lực con người cần phải có những yêu cầu cụ thể như sau:

Về cơ sở vật chất: 100% các trường kết nối Internet băng thông rộng

và xây dựng Website (cổng thông tin điện tử). Trang bị đầy đủ thiết bị cơng nghệ nghe nhìn cho từng lớp học; có các phần mềm vận hành trong quản lý và dạy học như quản lý nhân sự, tài chính, thư viện, quản lý học sinh, kết quả học tập, quản lý thi, kiểm tra đánh giá, phân công giảng dạy, sắp xếp thời khóa biểu, các phần mềm khác hỗ trợ học tập cho học sinh, tự học cho giáo viên...; thiết lập hệ thống Email cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường và phụ huynh học sinh. Ngồi ra, cịn có các dịch vụ tương tác trên môi trường mạng giúp phụ huynh nắm thơng tin của con em mình cũng như các hoạt động của nhà trường và triển khai tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các nhà trường đăng ký dịch vụ nhắn tin qua mạng của các nhà mạng như Viettel, Vinaphone, Mobiphone,.. hay nhà trường sử dụng các phần mềm quản lý nhắn tin tập thể.

kỹ năng sử thành thạo máy tính, các thiết bị CNTT hiện đại và các phần mềm quản lý để phục vụ cho công tác điều hành, giao dịch. Đặc biệt đội ngũ cán bộ cốt cán tin học các nhà trường u cầu phải năng động, nhiệt tình, có trình độ CNTT cao và được bồi dưỡng thường xuyên, làm nòng cốt cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý tại các nhà trường.

Trong cơng tác quản lý các nhà trường:

- Có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung như: các phần mềm giáo dục, sáng kiến kinh nghiệm, bài giảng điện tử, đề thi tham khảo,...Hệ thống phần mềm quản lý trường học trực tuyến tích hợp sổ liên lạc điện tử. Hệ thống quản lý văn bản.

- Sử dụng các phần mềm quản lý mọi nguồn lực, mọi hoạt động trong nhà trường.

- Sử dụng mạng máy tính, điện thoại, các thiết bị CNTT hiện đại,... để điều hành, phân công công việc, thu thập báo cáo, kiểm tra, đánh giá, điều hành, tổ chức hội họp.

- Sử dụng các thiết bị quan sát, nghe nhìn trong điều hành và kiểm tra giám sát các hoạt động của các phòng chức năng, các lớp học, các hoạt động khác trong nhà trường.

- Thực hiện tốt công tác thư viện bằng thẻ điện tử và các phần mềm, từ đó thư viện có vai trị trung tâm trong việc thu thập, lưu trữ thông tin.

- Thực hiện công tác thu chi thông qua tài khoản của cá nhân với sự hỗ trợ của các phần mềm.

- Thực hiện thường xuyên công tác thông tin báo cáo các cấp hai chiều thông qua mạng Internet.

- Thực hiện công tác liên lạc với cha mẹ học sinh, tiếp công dân qua Website, diễn đàn qua mạng và các hệ thống truyền thông khác.

- Thực hiện tốt công tác bảo mật và an tồn thơng tin. Phân cấp, phân quyền khai thác thông tin hợp lý, tận dụng tối đa các tiện ích của CNTT.

- Các cấp quản lý có thể nắm được tình hình, số liệu thống kê của đơn vị một cách nhanh chóng, kịp thời.

- Tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, một người có thể đảm nhiệm nhiều cơng việc, nhiều vai trị trong việc khai thác, sử dụng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

- Khi triển khai mơ hình ứng dụng CNTT trong quản lý ở các trường THPT thì cơ sở dữ liệu được lưu trữ cẩn thận, thuận tiện, bảo mật cao; đồng thời dữ liệu cũng có thể dễ dàng sao chép, lưu trữ ở nhiều máy chủ khác hoặc đĩa DVD,...

- Triển khai thuận lợi cho công tác điều hành quản lý, liên hệ công việc, liên thông dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau, các hệ thống này sẽ từng bước kết nối liên thông với nhau, tạo thạo thành một hệ thống chung. Mặt khác, khả năng cung cấp thông tin giáo dục một cách nhanh chóng, chính xác đã giúp cho quá trình ra quyết định của lãnh đạo kịp thời và hiệu quả.

- Đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của phụ huynh, nhân dân và các cơ quan quản lý, sự nghiệp khác.

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Con người là nhân tố quyết định thành công hay thất bại. Việc bồi dưỡng, đào tạo và không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để đảm bảo thành công khi tiến hành ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong nhà trường nói chung và trong cơng tác quản lý nhà trường nói riêng.

Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin có thực sự đạt được mục tiêu hay khơng, có thu hút được các thành viên trong nhà trường tham gia hay không phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin của

các thành viên trong nhà trường.

Biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nhằm các mục tiêu:

- Xây dựng được đội ngũ cốt cán tin học đủ khả năng đáp ứng yêu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các trường trung học phổ thông thành phố Phan Rang-Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận.

- Đối với cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với mức độ, yêu cầu công việc phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy. Phấn đấu 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên biết sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý, dạy và học. Tạo mọi điều kiện tốt nhất có được tại nhà trường để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho CB, GV, NV nhà trường để nâng cao nhận thức, hoàn thiện kỹ năng về CNTT.

- Phổ cập tin học cho học sinh: 100% học sinh biết sử dụng công nghệ thông tin phục vụ việc học tập và sử dụng một số phần mềm, tiện ích phục vụ cơng tác quản lý.

- Tổ chức khai thác khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của các thành viên trong nhà trường một cách hợp lý trong các khâu quản lý sao cho mọi thành viên đều có thể được tham gia vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu và đều được khai thác dữ liệu theo đúng năng lực và quyền hạn.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Xây dựng được đội ngũ cốt cán tin học đủ khả năng đáp ứng yêu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong nhà trường.

- Lựa chọn các cán bộ, giáo viên làm nịng cốt vừa có trình độ cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý ở các trường trung học phổ thông thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận 001 (Trang 76)