Sơ đồ bản chất của quá trình quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý ở các trường trung học phổ thông thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận 001 (Trang 25 - 27)

Chỉ đạo Kế hoạch

Tổ chức

Trong đó:

* Kế hoạch: Đó là xác định mục tiêu, mục đích cho những hoạt động trong tương lai của tổ chức và xác định các biện pháp, cách thức để đạt được mục đích đó.

* Tổ chức: Xét về mặt chức năng , tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hê ̣ giữa các thành viên , giữa các bô ̣ phâ ̣n trong mô ̣t tổ chức nhằm làm cho ho ̣ thực hiê ̣n thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tởng thể của tở chức . Q trình t ổ chức sẽ lơi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận, các phòng ban cùng các cơng việc của chúng. Và sau đó là vấn đề nhân sự, cán bộ sẽ tiếp nối ngay sau các chức năng kế hoạch hóa và tổ chức.

Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng nguồn lực này sao cho có hiệu quả và đạt kết quả.

* Lãnh đạo (Chỉ đạo): Khái niệm lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác, hướng dẫn và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Tất nhiên việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hồn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng trên và xuyên suốt trong hoạt động quản lý.

* Kiểm tra: Đây là hoạt động theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.

Người quản lý phải kiểm tra các hoạt động của đơn vị và việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Có 3 yếu tố cơ bản của công tác kiểm tra:

- Xây dựng chuẩn thực hiện

- Đánh giá việc thực hiện trên cơ sở so sánh với chuẩn.

- Nếu có sự chênh lệch thì cần điều chỉnh hoạt động. Trong trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh mục tiêu.

Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thơng tin và đều có mối liên hệ ngược. Quản lý được diễn ra nhờ các tín hiệu của mình, đó là thơng tin. Thơng tin chính là các tín hiệu mới, được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho các hoạt động quản lý (tức cho cả chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý). Chủ thể quản lý muốn tác động lên đối tượng thì phải đưa ra các thơng tin (mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết định,…) đó chính là thơng tin điều khiển. Cịn đối tượng muốn định hướng hoạt động của mình thì phải tiếp nhận các thơng tin điều khiển của cấp trên (chủ thể) cùng các đảm bảo vật chất khác để tính tốn và tự điều khiển lấy mình (nhằm thực thi mệnh lệnh của chủ thể). Chính vì lý do này, người ta đã kết luận quá trình quản lý là q trình xử lý thơng tin.

Đối với chủ thể quản lý, sau khi đã đưa ra các quyết định cùng các đảm bảo vật chất cho đối tượng thực hiện, thì họ phải thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện các quyết định của đối tượng thông qua các thông tin phản hồi (được gọi là các mối liên hệ ngược) của quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý ở các trường trung học phổ thông thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận 001 (Trang 25 - 27)