Yêu cầu thiết kế của khóa học E-learning

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình ngữ văn 10, tập 1 (Trang 48 - 53)

Tiêu chí Yêu cầu chi tiết

Yêu cầu về mặt nội dung

1. Cung cấp đầy đủ thông tin về khóa học:

- Thể hiện rõ ràng mục tiêu khóa học (objective)

- Những điều kiện tiên quyết khi tham gia khóa học (pre-

requisite knowledge)

- Thơng tin mơ tả tóm tắt về nội dung khóa học (brief

description)

- Thơng tin đánh giá của khóa học

- Thông tin về bản quyền

2. Cung cấp đầy đủ hướng dẫn học tập

- Giới thiệu về giao diện, cách thức sử dụng

- Giới thiệu về kế hoạch học tập: thời gian và nhiệm vụ cần hoàn thành

- Hướng dẫn cụ thể một số hoạt động học tập và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá tương ứng.

2. Đảm bảo tính tương tác

- Tương tác giữa HS – Nội dung khóa học – GV

- Tương tác giữa hoạt động học tập trên LMS Moodle và hoạt

động học tập với hình thức học tập khác (blended learning)

liên kết hóa nội dung

hành thao tác khoanh vùng, tổ chức lại thành những khối nội dung theo cụm vấn đề có liên hệ chặt chẽ với nhau. Đơn cử như một bài học phải đảm bảo:

+ Khối nội dung lý thuyết

+ Khối nội dung nghiên cứu

+ Khối thực hành

+ Khối học liệu

3. Tài nguyên học tập phong phú

- Đa dạng về nội dung: tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo

- Đa dạng về loại hình: tài liệu in, tài liệu điện tử (bài giảng,

video, ebook…)

u cầu về mặt hình thức

1. Đảm bảo tính khả dụng

- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng

- Thuận tiện khi duyệt qua nội dung học tập (interface)

2. Cấu trúc rõ ràng, logic

- 1 khóa học (course) là tập hợp các phần (section)

- 1 phần (section) bao gồm tập hợp nhiều chủ đề (topic)

- 1 chủ đề (topic) bao gồm tập hợp các hoạt động học tập

(educational activities)

- 1 hoạt động học tập (educational activity) bao gồm tập hợp các hành động, thao tác (primitive activities)

Như vậy, trong quá trình xây dựng khóa học VHDG, GV cần thiết kế cấu trúc và tổ chức các hoạt động trên cơ sở chú trọng đến những yêu cầu về nội dung và hình thức kể trên.

2.2.3. Khả năng áp dụng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần VHDG (Chương trình Ngữ văn 10, tập 1) trên LMS Moodle.

Khi tiến hành khảo sát phần VHDG (Chương trình Ngữ văn 10, tập 1), chúng tôi nhận thấy:

Thứ nhất, phần VHDG là phần mở đầu trong chương trình Ngữ Văn

lớp 10 nói riêng, chương trình Ngữ văn của bậc học THPT nói chung. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của học phần này khơng chỉ là trang bị kiến thức mà cịn là kỹ năng tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại, kỹ năng tiếp nhận và giải quyết vấn đề làm tiền đề cho những học phần sau. Chính vì vậy, việc chú trọng rèn kỹ năng tự học cho HS ở giai đoạn này là vơ cùng cần thiết. Nó khơng chỉ tối ưu hóa mục tiêu dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức theo định hướng mà quan trọng hơn là tạo nền móng vững chắc về kỹ năng cho HS trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ hai, về mặt thời lượng: theo phân phối chương trình, thời lượng

học tập phần VHDG trên lớp giới hạn trong 20 tiết/ 11 tuần. Thời lượng ngắn để giảng dạy những nội dung kiến thức lớn khiến GV bị chi phối và bắt buộc phải tiết chế lượng thông tin đưa ra trong khuôn khổ một giờ dạy. Bởi vậy, vấn đề định hướng quá trình tự học, tự nghiên cứu ở nhà của HS là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng. Với những hoạt động được thiết kế mang tính tương tác và định hướng cao, khi học tập trên LMS Moodle HS có thể tự học hiệu quả ở mọi lúc, mọi nơi mà không bị hạn chế về mặt thời gian tiết học.

Thứ ba, về mặt đặc trưng tính chất: VHDG là những tác phẩm nghệ

thuật ngơn từ truyền miệng, sản phẩm của q trình sáng tác tập thể, thể hiện nhận thức, tư tưởng tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên, xã hội nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng

đồng. Như vậy, sinh hoạt cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền,

biến đổi của VHDG. Cùng với đó 2 đặc tính quan trọng nhất cần được chú

trọng là tính truyền miệng và tính tập thể. Dạy học E-learning, với việc hình

thành cộng đồng học tập trực tuyến theo nguyên tắc cùng kiến tạo kiến thức nghĩa là chúng ta đã đưa việc dạy học phần VHDG về gần với đặc trưng tính chất của nó nhất. Mặt khác, HS hiện nay được tiếp cận với công nghệ hiện đại, văn hóa hiện đại mà đơi khi chưa có sự chú trọng đúng mức với văn hóa truyền thống, nhất là với một học phần không nằm trong nội dung thi Đại học.

Triển khai khóa học E-learning với học phần VHDG đồng nghĩa với việc chúng ta đang thực hiện kết nối nội dung truyền thống và phương pháp hiện đại. Đây là một giải pháp thích hợp để kích thích hứng thú học tập và sáng tạo của HS trong bối cảnh hiện nay.

Thứ tư, về đặc điểm tâm sinh lý của HS THPT: Theo tâm lý học, lứa

tuổi HS THPT thuộc vào giai đoạn đầu của tuổi thanh niên (thời kỳ từ 15-18 tuổi). Đây là thời kỳ năng lực trí tuệ của các em đã phát triển cao. Cảm giác và tri giác của lứa tuổi này đã đạt mức độ của người lớn, năng lực cảm thụ được nâng lên rõ rệt. Mặt khác, ở thời kỳ này HS đã có khả năng tư duy lý luận, trừu tượng độc lập sáng tạo. Những năng lực như phân tích, so sánh, tổng hợp cũng phát triển giúp các em có thể giải quyết được những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn và phức tạp hơn. Đặc biệt, sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của HS THPT. Các em đã nhận thức được cái Tơi của mình trong hiện tại và vị trí của mình trong xã hội, tương lai. Do vậy giáo dục HS ở lứa tuổi này GV cần lắng nghe, tôn trọng HS, chú ý hỗ trợ các em phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của mình, nhìn nhận, đánh giá các vấn đề một cách khách quan. Ngoài ra trong lĩnh vực giao tiếp và đời sống tình cảm đây là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất. Vì vậy, GV cũng cần chú ý đến ảnh hưởng của nhóm, tổ chức cho các nhóm HS tham gia vào các hoạt động tập thể. Xây dựng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học là giải pháp vừa giúp định hướng hoạt động tự học, phát huy sự tự ý thức của HS vừa giúp GV theo dõi sát những biến đổi tâm lý của HS qua giao kết bạn bè trong các nhóm. Thêm vào đó, ở lứa tuổi HS THPT việc học tập có chủ đích gắn với định hướng nghề nghiệp đã trở nên rõ nét. Các em thường có hứng thú đặc biệt với các hoạt động mang tính thời thượng, hướng đến tương lai chứ ít quan tâm đến quá khứ. Bởi vậy, việc đưa công nghệ thông tin vào hỗ trợ tự học là một cách để khơi gợi hứng thú học tập, tránh thái độ nhàm chán, hờ hững với một nội dung vốn được các em cho rằng đã cũ, ít hữu ích trong thời điểm hiện tại.

2.2.4. Quy trình thiết kế

2.2.4.1. Điều tra nhu cầu và khả năng của HS

Trên thực tế, khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện động cơ học tập. Trong quá trình giảng dạy, GV đáp ứng được nhu cầu học tập của HS sẽ giúp các em có hứng thú khi tham gia hoạt động học tập. Mặt khác, một khóa học E-learning muốn diễn ra hiệu quả đòi hỏi HS phải có những điều kiện tiên quyết như: khả năng sử dụng phương tiện công nghệ (tối thiểu là máy vi tính và internet), khả năng lên kế hoạch học tập và tự học theo định hướng…Vì vậy trước khi thiết kế và tổ chức khóa học GV cần phải điều tra nhu cầu và khả năng của HS theo 2 cụm vấn đề lớn: nhu cầu và khả năng của HS.

- Điều tra nhu cầu:

GV cần điều tra nhu cầu lĩnh hội của học sinh trên phương diện kiến thức, kỹ năng, hình thức học tập và phương pháp giảng dạy. Những thơng tin phản hồi thơng qua q trình điều tra sẽ cung cấp cho GV những kỳ vọng của HS về khóa học. Đây là cơ sở để GV điều chỉnh trong quá trình thiết kế và tổ chức dạy học.

- Điều tra khả năng của HS:

GV cần nắm được khả năng của HS tại thời điểm trước khi bắt đầu khóa học. Các khía cạnh cần điều tra bao gồm: lực học bộ môn Ngữ văn của HS trước khi tham gia khóa học, khả năng sử dụng phương tiện công nghệ, khả năng lập kế hoạch học tập và tự học có định hướng

Về hình thức điều tra: GV điều tra thông qua các phiếu khảo sát trực tiếp (mẫu phiếu khảo sát xem trong phụ lục). Thông qua kết quả điều tra GV sẽ xác định được những nhu cầu của người học để thiết kế khóa học sao cho hiệu quả. Đồng thời việc nắm bắt được khả năng của HS giúp GV có thể lên kế hoạch thực hiện các hoạt động bổ trợ trước khi bước vào khóa học và phân vùng trình độ HS khi triển khai nội dung khóa học.

2.2.4.2. Xây dựng mục tiêu khóa học VHDG

Căn cứ vào mục tiêu chương trình, khóa học VHDG trên LMS Moodle cần phải đạt những mục tiêu cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình ngữ văn 10, tập 1 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)