Hoạt động của GV và HS trong bước giới thiệu khóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình ngữ văn 10, tập 1 (Trang 69 - 77)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Cung cấp tài khoản, hướng dẫn HS đăng nhập

- Nhận tài khoản, đăng nhập vào hệ thống, hoàn thiện hồ sơ cá nhân

- Giới thiệu tổng quan về khóa học: mục tiêu, nội dung, hình thức học tập, hình thức đánh giá

- Tìm hiểu khóa học

- Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng hệ thống công cụ, chức năng của hệ thống.

- Phân nhóm học tập trên hệ thống

- Thực hành sử dụng các công cụ chức năng của hệ thống

- Thực hiện báo danh, cử nhóm trưởng và nhóm trưởng báo cáo lại với GV tình hình sau khi nhận nhóm

* Đăng nhập vào hệ thống

Để đăng nhập vào hệ thống Elearning, cần có Tên đăng nhập (Account) và Mật khẩu (Password) do người quản trị cung cấp. Các tài khoản tên đăng

nhập được phần quyền như sau:

- Chỉ sử dụng (không cho phép cập nhật, chỉnh sửa)

- Quyền quản trị từng phần (cho phép chỉnh sửa, cập nhật, xóa trong khn khổ khóa học phụ trách như giảng viên chẳng hạn)

- Quyền quản trị tồn bộ (cho phép cấp tài khoản, sửa, xóa… thường là những người quản trị hệ thống mới có quyền này).

Khi có Tài khoản đăng nhập và Mật khẩu, để đăng nhập cần thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Mở trình duyệt Internet và truy cập vào hệ thống.

Ví dụ để tham gia khóa học Elerning phần VHDG (Ngữ Văn 10) GV sẽ

truy cập vào địa chỉ sau:

Hình: 2.3. Màn hình truy cập khóa học

Bước 2: Gõ tên đăng nhập và mật khẩu rồi nhấn “Đăng nhập” Ví dụ: nếu GV có tài khoản Teacher, mật khẩu 1234 thì GV đó sẽ sử dụng tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống E-learning.

Hình: 2.4. Màn hình đăng nhập khóa học

Sau khi GV đăng nhập vào hệ thống, ngay lập tức hệ thống sẽ hiển thị màn hình chính của khóa học.

* Giới thiệu khóa học

Triết lý phát triển hệ thống quản lý học tập Moodle dựa trên cơ sở lắp ghép nhiều Module chức năng khác nhau vào trong một khóa học và lấy đó làm công cụ để tổ chức các hoạt động dạy học. Giao diện chính của hệ thống được phân tách thành 3 khối riêng biệt: Khối điều khiển, Khối nội dung và Khối tiện ích.

Hình: 2.5. Màn hình giao diện chính của khóa học

Khối điều khiển

- Vị trí: nằm ở phía trái màn hình

- Thành phần

+ Danh sách: Cho phép hiển thị danh sách những HS tham gia khóa học.

Chỉ những HS đăng ký vào khóa học mới xuất hiện trong danh sách này

+ Các hoạt động: bao gồm 12 công cụ (bài tập lớn, chats, cuộc khảo sát, các bài học, các bảng chú giải thuật ngữ, các tài nguôn, các đề thi, databases, diễn đàn, lựa chọn, scorm, wiki) giúp GV và HS điều khiển, tổ

chức và tham gia khóa học.

+ Khu vực quản trị: Do đây là khu vực chỉ xuất hiện khi đăng nhập với

tài khoản của người quản trị nên trong phạm vi khóa luận này chúng tơi chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát. Khu vực quản trị cung cấp những công cụ cho phép chỉnh sửa, thay đổi nội dung và tổ chức hoạt động của tồn khóa

học. Phần mềm Moodle cung cấp 13 công cụ: Bật/Tắt chế độ chỉnh sửa, các thiết lập, phân quyền quản lý, điểm, phân nhóm, sao lưu, phục hồi, nhập dữ liệu, tái lập, báo cáo, các câu hỏi, các tài liệu, hồ sơ.

(Chi tiết hệ thống công cụ, biểu tượng, chức năng xin xem phần phụ lục).  Khối nội dung

- Vị trí: Đây là phần chính của Website, nằm ở chính giữa màn hình.

- Chức năng: Hiển thị các nội dung của khóa học, được định dạng theo chủ đề , các nội dung đưa vào gồm các file dạng Text, các hoạt động như bài học, bài kiểm tra, các gói SCORM…

Khối tiện ích

- Vị trí: nằm ở bên phải màn hình

- Chức năng: hiển thị lịch học, các thông báo mới nhất từ GV hoặc bộ phận quản trị hệ thống.

- Thành phần:

+ Tin tức mới nhất: Cho phép hiển thị những thông báo mới nhất từ GV

+ Sự kiện sắp diễn ra: Cho phép HS theo dõi được những hoạt động dự

kiến sắp xảy ra của khóa học. Ngồi ra HS có thể sử dụng chức năng này để tổ chức, sắp xếp lịch của cá nhân.

* Phân nhóm học tập trên hệ thống

- Để phân chia nhóm HS, nhấn Các nhóm trong mục điều hành. Danh sách các nhóm xuất hiện hộp bên phải.

- Để thêm một nhóm, nhấn Creat Group:

Hình: 2.7. Màn hình phân nhóm học tập

- Thêm HS vào nhóm, nhấn Add / remove user. Chọn tên HS và nhấn Thêm

Hình: 2.8. Màn hình thêm học sinh vào nhóm học tập

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu những nét cơ bản nhất về cấu trúc hệ thống của một khóa học. Chúng ta có thể thấy, Moodle cung cấp rất nhiều những công cụ để người dạy/ người quản trị có thể thiết lập một khóa học hồn chỉnh. Tuy nhiên tùy theo tính chất khóa học hoặc tính chất hoạt động người dạy có thể sử dụng tất cả các chức năng hoặc chỉ lựa chọn sử dụng một số chức năng cần thiết.

2.3.1.3. Hướng dẫn thực hiện

- Thời điểm: trước khi bắt đầu khóa học

- Phương án triển khai: đối với bước giới thiệu khóa học chúng tơi đề

xuất 2 phương án thực hiện. Phương án 1: trong trường hợp nhà trường có phịng tin học chất lượng tốt thì những hoạt động của bước 1 nên được thực hiện trực tiếp tại phịng tin học để HS có thể theo dõi và thực hành trực tiếp. Phương án 2: trong trường hợp không sử dụng được phịng tin học GV có thể sử dụng máy vi tính, máy chiếu và hướng dẫn HS thông qua việc mô phỏng trực quan các hoạt động. Để hỗ trợ học sinh làm quen với các chức năng một cách hiệu quả trong khi giới thiệu GV nên phát bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng khóa học kèm theo (Xem phụ lục)

2.3.2. Bước 2: Khai thác khóa học 2.3.2.1. Mục tiêu: 2.3.2.1. Mục tiêu:

- Cung cấp hệ thống thông tin về các chủ đề

- Khai triển các nội dung, giúp HS lĩnh hội kiến thức về các chủ đề thông qua hệ thống nhiệm vụ học tập.

- Tạo cơ hội để HS có thể tự học, tự nghiên cứu và cùng kiến tạo kiến thức

2.3.2.2. Nguyên lý tổ chức khai thác khóa học

- Đúng mục đích: trong q trình sử dụng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học GV cần lưu ý bám sát vào các mục tiêu dạy học, khai thác hiệu quả những thế mạnh mà khóa học mang lại nhưng đồng thời tránh lạm dụng quá mức, đảm bảo nguyên tắc đa giác quan hóa, đa dạng hóa hoạt động

- Đúng lúc, đúng chỗ: lựa chọn hình thức dạy học phải phù hợp với các hoạt động triển khai nội dung tương ứng. Trong quá trình thiết kế chúng tôi đã đề xuất danh mục nội dung và hoạt động GV có thể áp dụng. Tùy từng đối tượng HS mà GV có thể lựa chọn áp dụng cho phù hợp. Đặc biệt cần tránh sử dụng quá liều lượng, thứ tự triển khai logic, tần suất sử dụng hợp lí.

- Khả thi, vừa sức: tỉ lệ phân phối nội dung và hoạt động trong khóa học phải phù hợp với năng lực, trình độ của người dạy và người học, tránh đặt ra các yêu cầu quá khó hoặc vượt quá xa khả năng. Thêm vào đó phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất của nhà trường và người học để đề ra phương án thực hiện hợp lý. Lộ trình kết hợp phải đi từ dễ đến khó, dung lượng từ ít đến nhiều. Đặc biệt phải chú trọng tạo điều kiện để HS thích nghi với hệ thống chứ không nên ngay lập tức triển khai quá nhiều hoạt động. Theo đó, lộ trình kết hợp nên tiến hành theo 3 bước

+ Bước 1 - Làm quen: Trong bước này, người dạy và người học được tiếp xúc với với mạng Internet và những yếu tố của khóa học. Rèn luyện thói quen và những kỹ năng sử dụng cần thiết.

+ Bước 2 - Thử nghiệm: Tiến hành triển khai thí điểm một số nội dung, xem xét kết quả, phân tích và rút ra nhận định làm cơ sở cho sự điều chỉnh cải tiến các nội dung học.

+ Bước 3 - Triển khai: Áp dụng triển khai thực tế các hình thức kết hợp trong quá trình dạy học, thường xun nghiên cứu, cải tiến mơ hình sao cho phù hợp.

2.3.2.3. Hoạt động của GV và HS:

Đây là bước diễn ra những hoạt động trọng tâm của khóa học. Trong bước triển khai khóa học hoạt động của GV và HS được triển khai lần lượt theo 6 chủ đề. Mỗi chủ đề sẽ bao gồm 3 giai đoạn cơ bản tương ứng với 3 giai đoạn của chu trình tự học:

- Giai đoạn tự nghiên cứu: Việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp có vai trị quan trọng chi phối trực tiếp đến hứng thú và khả năng tiếp thu bài trên lớp. Tuy nhiên hiện nay hoạt động này thường được HS làm với tư tưởng chống đối, sao chép kiến thức từ sách tham khảo. Bởi vậy giai đoạn tự nghiên cứu trong khóa học trực tuyến đóng vai trị đa dạng hóa việc chuẩn bị bài, tạo tâm thế tốt cho HS trước khi đến lớp. Với mỗi nội dung kiến thức GV sẽ yêu cầu thực hiện các hoạt động tương ứng đề giúp HS tìm hiểu và khám phá. Một số hoạt động thường được triển khai là: theo dõi đề cương bài giảng, theo dõi bài giảng trực tuyến, viết bài tóm tắt về nội dung kiến thức, tổng thuật các ý kiến xoay xung quanh nội dung, tham gia chia sẻ ý kiến cá nhân về một vấn đề GV đưa ra trong các diễn đàn, chủ đề, …

- Giai đoạn tự thể hiện: Đây là những hoạt động thể hiện rõ nhất

nguyên tắc “Cùng kiến tạo kiến thức”. Hoạt động nổi bật của trong nhóm này

là hướng dẫn HS thực hiện các bài tập theo chủ đề, thực hiện bảng thuật thuật ngữ và từ điển mở xung quanh nội dung học tập qua công cụ wiki và glossary…Ngồi ra q trình tự học, tự nghiên cứu cịn được thể hiện thơng qua việc bộc lộ ý kiến cá nhân, trao đổi tương tác với những vấn đề được đặt ra trên diễn đàn.

- Giai đoạn tự kiểm tra, điều chỉnh: Sau khi diễn ra giờ học trên lớp HS có thể tự kiểm tra kiến thức của mình thơng qua các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc thực hiện những bài kiểm tra tự luận theo yêu cầu của GV.

Trên cơ sở phần nội dung đã xây dựng của khóa học đã trình bày ở trên, chúng tôi xin đề xuất những hoạt động đặc thù của 3 giai đoạn này như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình ngữ văn 10, tập 1 (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)