Khái niệm văn hóa chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa chất lượng Trường Đại học Nha Trang phù hợp với yêu cầu kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học (Trang 25 - 26)

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.4. Khái niệm văn hóa chất lượng

VHCL là một khái niệm phức tạp, bao gồm cả văn hóa nói chung và VHCL nói riêng. Đã có rất nhiều tác giả trên thế giới định nghĩa về vấn đề này nhƣng hiện tại cho đến bây giờ vẫn chƣa có khái niệm nào đạt đƣợc sự đồng thuận cao. Và cho đến nay, VHCL vẫn là vấn đề đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau tùy theo mỗi lĩnh vực khác nhau.

Lê Đức Ngọc cho rằng: “Văn hóa chất lƣợng của một cơ sở đào tạo đƣợc hiểu là: mọi thành viên (từ ngƣời học đến cán bộ quản lý), mọi tổ chức (từ các phòng ban đến các tổ chức đồn thể) đều biết cơng việc của mình thế nào là có chất lƣợng và đều làm theo yêu cầu chất lƣợng ấy” [9].

Theo Phạm Trọng Quát “Văn hóa chất lƣợng là hệ thống các giá trị, chuẩn mực và thói quen làm việc có chất lƣợng đã định hình của mọi thành viên trong một tổ chức nhằm thực hiện công việc đƣợc giao một cách tốt nhất” [11].

Ahmed (2004) cho rằng VHCL là hệ thống giá trị của một tổ chức thể hiện thơng qua mơi trƣờng khuyến khích sự hình thành và khơng ngừng phát triển của chất lƣợng. Ahmed (2008) thì định nghĩa “Văn hóa chất lƣợng là một hệ thống các giá trị của tổ chức để tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho việc thiết lập và cải tiến liên tục” [17] [18].

Trong nhiều định nghĩa vềVHCL thì định nghĩa của EUA (2006) – Hiệp hội các trƣờng đại học Châu Âu là dễ tiếp cận và toàn diện nhất “Văn hóa chất lƣợng đề cập đến một nền văn hóa tổ chức nhằm nâng cao chất lƣợng bền vững, đƣợc đặc trƣng bởi hai yếu tố riêng biệt: yếu tố thứ nhất của VHCL là một tập hợp các giá trị, niềm tin, những mong đợi hƣớng đến chất lƣợng, yếu tố thứ hai là yếu tố quản lý/cơ cấu có các quy trình đảm bảo chất

lƣợng và các nỗ lực hợp tác đƣợc xác định dẫn đến chất lƣợng cho các hoạt động của một tổ chức” [23].

Một số định nghĩa cụ thể hơn về khái niệm VHCL có thể kể đến nhƣ của Joseph M. Juran khi cho rằng: “Văn hóa chất lƣợng là một hệ thống các giá trị, triết lý, niềm tin, phƣơng thức tiếp cận hành động, ra quyết định liên quan đến chất lƣợng đƣợc chia sẻ trong tổ chức tạo nên môi trƣờng thuận lợi cho việc thiết lập và cải tiến liên tục chất lƣợng để đảm bảo cho tổ chức đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và luôn thành công trên thị trƣờng dài hạn” [28]. Hoặc theo Stephen P. Robbins, khái niệm VHCL đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Văn hóa chất lƣợng là một bộ phận đặc trƣng của văn hóa tổ chức, nó đƣợc xác định nhƣ là chất keo xã hội giúp cho tổ chức ln duy trì sự gắn kết với nhau” [33].

Nhƣ vậy có thể hiểu rằng, VHCL trong trƣờng đại học chính là một dạng văn hóa đặc thù thuộc văn hóa nhà trƣờng, nó bao gồm một hệ thống các quan điểm, triết lý, chuẩn mực và các giá trị truyền thống đƣợc tất cả các thành viên trong nhà trƣờng chấp nhận và thực hiện theo nhằm tạo nên chất lƣợng của nhà trƣờng đồng thời đảm bảo đƣợc sự phát triển bền vững của nhà trƣờng đó trong bối cảnh tồn cầu hóa nền GDĐH.

Trong phạm vi luận văn này,tác giả lựa chọn khái niệm VHCL của Ahmed bởi tính phù hợp với mơ hình nghiên cứu. Ơng cho rằng VHCL là hệ thống các giá trị của một tổ chức thể hiện thơng qua mơi trƣờng khuyến khích sự hình thành và khơng ngừng phát triển của chất lƣợng đồng thời tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho việc thiết lập và cải tiến liên tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa chất lượng Trường Đại học Nha Trang phù hợp với yêu cầu kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)