1.3.1. Vai trò của VHCL đối với cơ sở giáo dục đại học
Trên thế giới hiện nay đã có một số dự án nghiên cứu về VHCL với mục đích nhằm khẳng định vai trị của VHCL đối với các trƣờng đại học.
Việc xây dựng VHCL sẽ chính là cơ sở giúp cho mỗi trƣờng đại học đƣa ra đƣợc các kế hoạch chiến lƣợc phù hợp, đồng thời cần phải định hƣớng cụ thể rõ ràng sao cho tƣơng thích với với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu mà nhà trƣờng đang hƣớng tới, có nhƣ vậy mới đánh giá đƣợc vị thế của nhà trƣờng đồng thời đƣa ra đƣợc các chƣơng trình hành động ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để đảm bảo đƣợc chất lƣợng của nhà trƣờng trên lộ trình phát triển. Bên cạnh đó, VHCL sẽ giúp cho mọi thành viên trong Nhà trƣờng có đƣợc sự đồng thuận, sự tự giác thực hiện, tuân theo các giá trị, chuẩn mực và nguyên tắc của tổ chức với thái độ hợp tác và có trách nhiệm. Có nhƣ vậy thì mỗi thành viên trong nhà trƣờng sẽ tự có khả năng thích ứng với mọi sự thay đổi với mơi trƣờng bên ngồi đồng thời thể hiện rõ cam kết chất lƣợng đào tạo với ngƣời học và toàn xã hội. Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng, VHCL ở mỗi cơ sở giáo dục đại học chính là một bản sắc mang tính độc đáo riêng khi so sánh với các cơ sở giáo dục đại học khác và đó cũng đƣợc xem là lợi thế cạnh tranh của các nhà trƣờng với nhau trong bối cảnh hiện nay.
1.3.2. Mơ hình văn hóa chất lượng
Hiện nay có rất nhiều mơ hình VHCL khác nhau phù hợp với nhiều loại hình tổ chức khác nhau. Có thể kể đến một số mơ hình văn hóa chất lƣợng trong trƣờng đại học nhƣ sau:
Hình 1.1. Mơ hình văn hóa chất lượng của Hiệp hội các trường đại học châu Âu (2006)
Hiệp hội các trƣờng đại học Châu Âu (gọi tắt là EUA) [24] đã xây dựng mơ hình VHCL bao gồm hai thành tố: thành tố kỹ thuật và thành tố văn hóa. Trong đó thành tố kỹ thuật bao gồm các công cụ và cơ chế đo lƣờng, đánh giá, đảm bảo và nâng cao chất lƣợng; thành tố văn hóa chính là sự cam kết phấn đấu của mỗi cá nhân trong tổ chức nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng. Các giá trị VHCL gắn kết hai thành tố trên đó là: sự thơng tin, sự tham gia và niềm tin.
Hình 1.2. Loại hình văn hóa chất lượng của Harvey và Stensaker (2008)
Harvey và Stensaker (2008) đƣa ra 4 loại hình VHCL trong khung lí thuyết văn hóa từ sự kết hợp ý tƣởng của Douglas (1982), Thompson và những ngƣời khác (1990) và Hood (1998):
Hình 1.3. Khung văn hóa chất lượng của Lanarès (2009)
Năm 2009, Lanarès đã đề xuất khung VHCL [29] ở hai cấp độ cá nhân và tập thể thông qua hai thành tố: nhận thức ngƣời ta nói gì và hành động ngƣời ta làm gì, tác giả cũng đƣa ra các chỉ báo để theo dõi sự phát triển VHCL. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế, mỗi cơ sở GDĐH có thể bổ sung thêm nhiều chỉ báo khác cho phù hợp hơn với tình hình phát triển VHCL của mình.
Hình 1.4. Mơ hình văn hóa chất lượng của Ehlers (2009)
Từ bốn cách tiếp cận VHTC khác nhau của Hofstede (1991), Schein (1992), Rüegg-Stürm (2002), Morgan (2002) và dựa trên mơ hình VHCL châu Âu (EUA, 2006), Ehlers (2009) đƣa ra mơ hình VHCL gồm 4 thành phần: (1) Cấu trúc (đại diện cho hệ thống chất lƣợng của tổ chức), (2) Năng lực (đại diện cho các cá nhân và tập thể hợp nhất các cơ chế chất lƣợng thành văn hóa), (3) VHCL (đại diện cho các thể hiện, biểu hiện và lễ nghi của tổ chức), (4) Các yếu tố liên kết (liên kết các yếu tố thông qua sự tham gia, sự thông tin và niềm tin) và định hình một số giá trị của VHCL trong ngữ cảnh VHTC
Lê Đức Ngọc và những ngƣời khác (2012) đề xuất mơ hình VHCL trong cơ sở GDĐH trong đó có sự gắn kết chặt chẽ với các hoạt động đảm bảo chất lƣợng bao gồm 05 thành phần môi trƣờng của VHCL trong cơ sở GDĐH. Mơ hình này cho thấy nó hàm chứa tất cả các hoạt động ĐBCL cần thiết phải thực hiện (căn cứ vào các bô tiêu chuẩn chất lƣợng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, AUN và ABET) và làm cơ sở đánh giá mức độ thể hiện VHCL trong CSGD.
Nhƣ vậy, tuy mỗi mơ hình VHCL có nét đặc trƣng riêng nhƣng nó đều thể hiện 2 thành tố chính là hành động và nhận thức phù hợp với 2 biểu hiện của văn hóa là hữu hình và vơ hình. Mỗi mơ hình tƣợng trƣng cho các nền văn hóa khác nhau trong cách nghĩ, thể hiện kinh nghiệm, ảnh hƣởng bởi VHTC trong môi trƣờng giáo dục và sự phát triển văn hóa - xã hội. Mặc dù vậy, mơ hình VHCL của họ cũng thể hiện đầy đủ 2 thành tố cơ bản nhất của một nền văn hóa.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng tơi sử dụng mơ hình của tác giả Lê Đức Ngọc. Nhƣ vậy VHCL bao gồm 5 thành tố sau:
- Môi trƣờng học thuật là mơi trƣờng trong đó diễn ra hoạt động học thuật, bao gồm: các hoạt động nghiên cứu, trao đổi học thuật. Để có đƣợc những giá trị này, cơ sở GDĐH phải có quyền tự chủ cao, tự quyết định các hoạt động học thuật.
- Môi trƣờng xã hội là mơi trƣờng trong đó xác lập các mối quan hệ xã hội, bao gồm: tổ chức và những luật lệ, thể chế, quy định,cam kết, định hƣớng cho các hoạt động và hành vi của cơ sở GDĐH và các thành viên của nó theo quy định, tạo nên sức mạnh tập thể và bổ sung nguồn lực cho sự phát triển để không ngừng nâng cao chất lƣợng của cơ sở GDĐH đó.
- Mơi trƣờng nhân văn là mơi trƣờng trong đó quyền và nghĩa vụ của các thành viên và các bên liên quan của cơ sở GDĐH đƣợc xác lập tƣờng minh và tuân thủ thực hiện đem lại nguồn lực để không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt động của cơ sở GDĐH đó.
- Mơi trƣờng văn hóa là mơi trƣờng trong đó xác lập hệ thống các chuẩn mực, giá trị văn hóa, niềm tin, quy tắc ứng xử đƣợc xem là tốt đẹp và đƣợc các thành viên trong cơ sở GDĐH đồng thuận và thực hiện tạo nên sức mạnh cho các hoạt động có chất lƣợng và khơng ngừng nâng cao chất lƣợng của cơ sở GDĐH đó.
- Mơi trƣờng tự nhiên là mơi trƣờng cảnh quan, cơ sở vật chất góp phần đảm bảo và nâng cao chất lƣợng các hoạt động của cơ sở GDĐH đó.
1.4. Phát triển văn hóa chất lƣợng trƣờng đại học phù hợp với yêu cầu kiểm định chất lƣợng các cơ sở giáo dục đại học