III. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng
2.1. Các nhân tố lượng hóa
2.1.1. Quản lý dự trữ, tồn kho
Dự trữ, tồn kho là một bộ phận quan trọng của vốn lưu động, là bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Hàng tồn kho gồm 2 loại: nguyên vật liệu thơ phục vụ cho q trình sản xuất, kinh doanh; sản phẩm dở dang và thành phẩm.
24
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp khơng thể tiến hành sản xuất đến đâu, mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên vật liệu dự trữ khơng trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trị rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Quản lý nguyên vật liệu dự trữ hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do vậy doanh nghiệp tính tốn dự trữ một lượng ngun vật liệu hợp lý, nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, cịn dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn, gây ra các hậu quả tiếp theo như mất thị trường, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tồn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên vật liệu nằm ở các công đoạn của dây chuyền sản xuất. Nếu dây chuyền sản xuất càng dài và càng có nhiều cơng đoạn sản xuất thì tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn. Đây là những bước đệm nhỏ để quá trình sản xuất được liên tục.
Khi tiến hành sản xuất xong, do có độ trễ nhất định giữa sản xuất và tiêu thụ, do những chính sách thị trường của doanh nghiệp…đã hình thành nên bộ phận thành phẩm tồn kho.
Hàng hóa dự trữ đối với các doanh nghiệp gồm 2 bộ phận như trên nhưng thông thường trong quản lý, chúng ta tập trung vào bộ phận thứ nhất, tức là nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất kinh doanh.
Có nhiều phương pháp được đưa ra nhằm mục đích xác định mức dự trữ tối ưu:
Quản lý dự trữ theo phương pháp cổ điển hay theo mơ hình đặt hàng hiệu quả nhất – EOQ (Economic Ordering Quantity)5
Mơ hình này dựa trên giả định là những lần cung cấp hàng hóa là bằng nhau. Theo đó, mức dự trữ tối ưu sẽ là:
* 2 1 2 D C Q C Trong đó: Q : Mức dự trữ tối ưu. 5 http://www.vocw.udn.vn/content/m10608/latest/
25
D : Toàn bộ lượng hàng hóa cần sử dụng.
C2 : Chi phí mỗi lần đặt hàng ( chi phí quản lý giao dịch và vận chuyển hàng hóa)
C1 : Chi phí lưu kho đơn vị hàng hóa ( chi phí bốc xếp, bảo hiểm, bảo
quản…)
Thời điểm đặt hàng mới
Ta giả định khi nào lượng hàng kỳ trước hết mới nhập kho lượng hàng mới nhưng trong thực tế, hầu như không bao giờ như vậy. Nhưng nếu đặt hàng quá sớm sẽ làm cho lượng nguyên liệu tồn kho tăng lên. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải xác định thời điểm đặt hàng mới sao cho phù hợp.
Thời điểm đặt hàng mới = Số lượng nguyên liệu sử dụng mỗi ngày x Độ dài thời gian giao hàng
Lượng dự trữ an toàn
Nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày không phải là số cố định mà chúng biến động khơng ngừng. Do đó, để đảm bảo cho sự ổn định của sản xuất, doanh nghiệp cần phải duy trì một lượng tồn kho dự trữ an toàn. Lượng dự trữ an tồn tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Lượng dự trữ an toàn là lượng hàng hóa dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng. Ngoài phương pháp quản lý dự trữ theo mơ hình đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ) doanh nghiệp còn sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0.
Theo phương pháp này, các doanh nghiệp trong một số ngành nghề có liên quan chặt chẽ với nhau hình thành nên những mối quan hệ, khi có một đơn đặt hàng nào đó, họ sẽ tiến hành huy động những loại hàng hóa và sản phẩm dở dang của các đơn vị khác mà họ không cần phải dự trữ. Sử dụng phương pháp này sẽ giảm tới mức thấp nhất chi phí cho dự trữ. Tuy nhiên, phương pháp này tạo ra sự rằng buộc các doanh nghiệp với nhau, khiến các doanh nghiệp đôi khi mất chủ động trong sản xuất kinh doanh.