Cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sông Đà 11 (Trang 54 - 55)

(Đơn vị tính : Tỷ đồng) 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2006 2007 2008 Vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn (Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính tốn)

Tài sản lưu động của Cơng ty tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2006 – 2007, tuy nhiên lại có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2007 - 2008. Ta nhận thấy trong

56

phần tài sản lưu động, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong Tổng tài sản. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty, do nhận thầu các cơng trình lớn, thời gian kéo dài nên vào thời điểm cuối năm hàng tồn kho có giá trị khá lớn, phản ánh giá trị sản xuất kinh doanh dở dang. Tuy nhiên, các khoản phải thu có tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng là một dấu hiệu cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều và cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu các khoản phải thu đến mức thấp nhất nhằm nâng cao vòng quay vốn.

Thơng qua việc phân tích kết quả kinh doanh và cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Sơng Đà 11 chúng ta có thể thấy được trạng thái hoạt động của Công ty là tương đối tốt. Công ty đang nỗ lực mở rộng quy mô, năng lực hoạt động, điều này tương ứng tạo ra sự tăng trưởng phù hợp trong kết quả doanh thu và lợi nhuận đạt được trong những năm gần đây. Cơ cấu tài sản của Công ty phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp, tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy rằng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn cịn có tỷ trọng nhỏ, và rõ ràng là phải cần một sự cải thiện đáng kể trong khoản mục này. Mặc dù vậy, Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, lại được sự đảm bảo của Tổng công ty Sông Đà nên vẫn được các đối tác đánh giá cao và giành được sự tín nhiệm.

2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 Đà 11

2.1. Nguồn hình thành vốn lưu động

Căn cứ vào “Bảng cân đối kế toán” qua các năm, ta nhận thấy vốn lưu động của Cơng ty chủ yếu hình thành từ nguồn nợ ngắn hạn, và bên cạnh đó được bổ sung từ nguồn vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn). Trong nguồn vốn ngắn hạn, nguồn tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và nguồn vốn hình thành từ tiền ứng trước của người mua và tín dụng thương mại từ người bán cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sông Đà 11 (Trang 54 - 55)