II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU
7. Nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưuđộng thông qua việc tiếp cận công
nghệ mới
Tiếp cận công nghệ mới tiên tiến của thế giới, như đã trình bày ở phần định hướng năng lực sản xuất của Công ty, là một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của Công ty. Rõ ràng, việc tiếp cận công nghệ mới sẽ đảm bảo cho năng lực sản xuất của công ty được tăng cao, đồng nghĩa với việc các cơng trình được xây dựng với chất lượng cao hơn, thời gian và giá thành giảm, giành được sự tín nhiệm của khách hàng. Hiệu quả sản xuất nâng cao cũng có nghĩa là vịng quay của vốn lưu động tăng lên, hàm nghĩa sự nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để có thể thành cơng trong định hướng này, Cơng ty phải xây dựng các bước (mốc thời gian) về tiêu chuẩn công nghệ cần đạt được, gắn liền với nó là kế hoạch về vốn để đảm bảo tính hiện thực của kế hoạch.
91
Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên trách làm công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Bộ phận này sẽ đồng thời đảm nhiệm vai trò quản lý chất lượng, giám sát thi công, kiểm tra và xử lý kịp thời những sai phạm trong quá trình thi cơng và nghiệm thu nội bộ.
Trong cuộc chạy đua về cơng nghệ, địi hỏi Công ty phải luôn nghiên cứu, đánh giá năng lực sản xuất của đối thủ cạnh tranh chính của mình. Đây là điều mà Cơng ty chưa thực sự chú ý và thực hiện phổ biến. Nhận thức rõ vị thế của mình là một yêu cầu rất cần thiết để Cơng ty có một chiến lược đầu tư đúng đắn, bởi lẽ cần phải có lượng vốn lớn để nắm bắt được khoa học kỹ thuật tiên tiến. Nếu chiến lược của Công ty không thực sự hợp lý, có thể dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu vốn (vốn cố định chi cho mua máy móc thiết bị quá lớn) gây lệch lạc trong hoạt động, giảm hiệu quả sản xuất nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.
8. Nâng cao năng lực quản lý tài chính thơng qua cơng tác bồi dưỡng cán bộ
Như ta đã biết, chất lượng của các quyết định quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong khi đó, năng lực của các cán bộ quản lý, cán bộ tài chính, những người trực tiếp đưa ra các quyết định tài chính sẽ đảm bảo cho chất lượng của các quyết định này.
Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng cán bộ tài chính, Cơng ty đã rất quan tâm đến việc nâng cao năng lực quản lý tài chính thơng qua cơng tác bồi dưỡng cán bộ. Có hai cách thức mà Cơng ty hiện đang triển khai:
Một là: Công ty đưa ra những ưu đãi trong tuyển dụng (về lương bổng, trợ cấp, về thời gian công tác, môi trường làm việc…) nhằm thu hút nguồn nhân lực thực sự có chất lượng cao đảm nhiệm hồn thành tốt cơng tác quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng.
Hai là: Từ đội ngũ cán bộ hiện tại, đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề và trong môi trường này, Công ty thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc thông qua các đợt học tập trung, cử cán bộ đi học nước ngoài, cử các cán bộ giỏi chun mơn đến các xí nghiệp làm việc một thời gian để hướng dẫn những người khác thông qua quá trình làm việc
92
Như đã trình bày ở trên đây là những giải pháp được đúc rút từ thực tế và gắn liền với các nhân tố bên trong Công ty Cổ phần Sông Đà 11. Tuy nhiên, trong thực tế, Công ty không thể hoạt động riêng lẻ và tự quyết định được tất cả mà các quyết định hay giải pháp của Công ty đều phụ thuộc vào môi trường kinh tế xã hội cụ thể và kết quả hoạt động nói chung, hay hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của Cơng ty đều phụ thuộc vào môi trường này. Để đảm bảo cho các giải pháp có tính thực thi, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Sông Đà 11, tác giả xin có những kiến nghị như sau với các cơ quan hữu quan.
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN HỮU QUAN
1. Đối với Tổng công ty Sông Đà
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng Sơng Đà, do đó Cơng ty phải chịu sự giám sát trực tiếp của Tổng công ty. Hoạt động của Công ty phải tuân theo những quy chế quản lý được Hội đồng quản trị Tổng công ty ban hành thống nhất trong tồn bộ Tổng cơng ty.
Tổng cơng ty cần có những biện pháp phân bổ vốn cho Công ty, đặc biệt là khi Công ty đảm nhiệm những dự án xây lắp lớn cũng như việc thực hiện chiến lược phát triển trong tương lai. Những biện pháp ấy tạo điều kiện cho Cơng ty có đủ nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lự sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Hiện tại Tổng công ty luôn đứng ra bảo lãnh cho Công ty trong những khoản vay Ngân hàng, giúp Công ty giành được niềm tin từ các đối tác kinh doanh. Trong tương lai, hoạt động của Công ty sẽ mở rộng ra không chỉ ở phạm vi trong nước mà là khu vực thế giới, do vậy rất cần Tổng công ty đứng ra bảo đảm tạo điều kiện cho Cơng ty có đủ uy tín và khả năng tiếp cận với các đối tác lớn trong nước cũng như nước ngoài.
Với đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực cao, Tổng cơng ty cần đóng vai trị là người hướng dẫn,giúp đỡ cho Cơng ty trong cơng tác quản lý tài chính nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Hướng dẫn Cơng ty thực hiện chương trình cổ phần hóa thành cơng. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ
93
cho cán bộ tài chính kế tốn nói riêng và trong Cơng ty Cổ phần Sơng Đà 11 nói chung và giúp Cơng ty nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tổng công ty cần xây dựng chế độ khen thưởng xứng đáng cho những đơn vị thành viên đạt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt cũng như khen thưởng các cá nhân có đóng góp, sáng kiến trong hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm phát huy tinh thần hăng hái, chủ động sáng tạo trong sản xuất ở các Công ty.
2. Đối với các ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đóng vai trị quan trọng trong việc huy động vốn, thanh toán của các doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Sông Đà là một doanh nghiệp có tỷ trọng vốn vay Ngân hàng rất lớn. Quan hệ của Công ty với các ngân hàng diễn ra thường xuyên, khăng khít. Do vậy, những quyết định của Ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Do đặc thù hoạt động của Công ty là luôn cần một lượng vốn lớn và thường xuyên, trong khi vốn chủ sở hữu của Công ty không thể đáp ứng được nhu cầu do quy mơ cịn nhỏ, vì vậy các Ngân hàng cần nhìn nhận nhu cầu hợp lý của Cơng ty và coi Công ty như một khách hàng lớn, đầy triển vọng cho hoạt động lâu dài của mình.
Ngân hàng đưa ra những cải cách trong cấp tín dụng (đặc biệt là tín dụng ngắn hạn) giúp Công ty nhanh chóng, linh hoạt trong huy động vốn đáp ứng nhu cầu ngắn hạn. Cả Công ty và Ngân hàng cần làm việc và đánh giá tính khả khi của những chiến lược phát triển nhằm tài trợ cho Công ty các nguồn dài hạn.
Là một khách hàng thường xuyên và hoạt động có hiệu quả, Ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi về lãi suất, về thời hạn và những điều kiện thủ tục khi cấp tín dụng tạo cho Công ty niềm tin về sự đảm bảo của Ngân hàng, từ đó phát triển quan hệ gắn bó lâu dài hơn.
Về phương diện thanh toán, Ngân hàng cần hiện đại hóa cơng nghệ thanh tốn, cung cấp những hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhằm gia tăng tốc độ thanh toán, nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty, tạo niềm tin cho các đối tác trong và ngoài nước.
94
3. Đối với Nhà nước
Nhà nước đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong điều phối nền kinh tế ở tầm vĩ mơ. Những chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của Cơng ty nói riêng cũng như các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt nam nói chung cần nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý toàn diện của Nhà nước.
3.1. Hoàn thiện chế độ kế toán
Nền kinh tế nước ta hơn một thập kỷ qua, với các chính sách xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã có nhiều biến chuyển với sự phát triển của nhiều ngành nghề, nhiều thành phần kinh tế. Chế độ kế tốn vì thế cũng đã có nhiều thay đổi để phù hợp với thực tiễn phản ánh các hoạt động kinh tế nói chung. Song trong mơi trường hội nhập kinh tế, sự phức tạp của các hoạt động ngày càng gia tăng khiến cho những khiếm khuyết trong chế độ kế toán của Việt Nam càng bộc lộ rõ nét hơn. Để hòa nhập với kinh tế thế giới, Nhà nước cần nghiên cứu và ban hành chế độ kế toán theo hướng phù hợp với chế độ kế tốn quốc tế, tạo ra mơi trường đồng nhất giúp các doanh nghiệp Việt Nam không bỡ ngỡ khi phải giao dịch với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, Bộ tài chính cần có những quy định cụ thể về cơng tác lập và nộp báo cáo tài chính, cơng khai các chỉ tiêu tài chính nhằm tạo tính minh bạch và thói quen cho các doanh nghiệp Việt Nam.
3.2. Tăng cường vai trị của cơng tác kiểm tốn
Trong những năm gần đây, hoạt động của các cơng ty kiểm tốn đang rất phát triển do nhận thức gia tăng của Nhà nước về vai trị của Kiểm tốn trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù hoạt động kiểm tốn nội bộ trong Tổng cơng ty Sơng Đà được thực hiện rất chặt chẽ và đều đặn, song không phải ở doanh nghiệp nào cũng vậy. Chất lượng cơng tác kiểm tốn nội bộ phụ thuộc rất lớn vào quy mô, cơ cấu cảu doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo tính trung thực, hợp lý, khách quan Nhà nước cần nâng cao vai trị của kiểm tốn nhà nước trong việc làm minh bạch và công khai thông tin tài chính, tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
95
Song song với phát triển kiểm tốn Nhà nước, các cơng ty kiểm toán độc lập cũng cần được khuyến khích phát triển và kiểm sốt chặt chẽ chất lượng hoạt động. Thực hiện tốt cơng tác kiểm tốn giúp Nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý vĩ mơ, đề ra các chính sách kịp thời và hiệu quả hơn. Thông qua hoạt động kiểm tốn, cơng tác thu thuế sẽ được tiến hàng hiệu quả, tránh tình trạng gian lận, trốn thuế, từ đó đảm bảo nguồn thu của Ngâ sách nhà nước. Đồng thời, Nhà nước cần giải quyết quan hệ nợ nần giữa các doanh nghiệp quốc doanh nhằm giải phóng vốn cho các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động.
3.3. Thúc đầy tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, định hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước là một lựa chọn đã được xem xét từ lâu. Tuy nhiên, tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp khơng cao, chủ yếu là ác doanh nghiệp làm ăn yếu kém, quy mơ nhỏ, vì vậy khơng tạo ra hàng hóa cho thị trường chứng khốn một cách tương xứng.
Thực hiện tốt cơng tác cổ phần hóa sẽ giải quyết tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (trong đó có Cơng ty Cổ phần Sông Đà 11), tạo ra khả năng trực tiếp thu hút vốn từ nước ngồi của các doanh nghiệp, nâng cao tính tự chủ, sáng tạo của mỗi doanh nghiệp.
3.4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành
Hiện nay, cơng tác thống kê của nước ta chưa được thực hiện tốt. Khi nghiên cứu về thị trường xây dựng và tiến hành phân tích tình hình tài chính của một cơng ty, người phân tích gặp rất nhiều khó khăn do thiếu thơng tin về ngành. Nhà nước cần xây dựng hệ thống đánh giá các chỉ tiêu trung bình ngành đồng thời cơng khai các chỉ tiêu này giúp nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp và những đối tác nước ngồi có cơ sở đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Thơng qua đó, Nhà nước cũng có thể nắm chắc hơn thực trạng phát triển kinh tế ngành và đưa ra được những chính sách kịp thời, đúng đắn nhằm định hướng phát triển nền kinh tế theo những mục tiêu đã đề ra.
96
3.5. Những kiến nghị khác
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài lo ngại khi đầu tư vào Việt Nam vì tính nhất qn của các chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, họ lại ca ngợi môi trường an ninh xã hội ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế. Là doanh nghiệp trong nước, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 cũng như nhiều doanh nghiệp khác không khỏi chịu ảnh hưởng của tính thiếu nhất quán và thiếu cập nhật của hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Sự chồng chéo, nhiều cấp bậc (từ luật, nghị định, thông tư…) tạo khó khăn cho việc theo dõi và tuân thủ của các doanh nghiệp, hạn chế sự năng động, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Nhà nước cần có những cải ách như chế độ 1 cửa trong giải quyết các thủ tục hành chính đang được thí điểm ở một số nơi và nhận được sự đồng tình, ca ngợi từ các doanh nghiệp và nhân dân.
Một đất nước có nhiều doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì nền kinh tế của nước đó mới mạnh. Mọi chính sách của Nhà nước cần hướng đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tạo mơi trường kinh tế chính trị lành mạnh, vững chắc, đảm bảo những bước tiến vững chắc đi lên Chủ nghĩa xã hội
97
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là một nhiệm vụ thường xuyên phức tạp của mỗi doanh nghiệp. Trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước thì đề tài này càng có tính cấp thiết và nhận được sự quan tâm lớn của Nhà nước và các doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là một trong các doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công Ty Sông Đà, một đơn vị chuyên trong lĩnh vực xây dựng các cơng trình thuỷ điện vừa và nhỏ đã phát huy hết khả năng của mình trong cơng cuộc đổi mới, phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong những thời gian qua, Công ty đã gặp khơng ít khó khăn và luôn phải đối mặt với những thử thách trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua q trình nghiên cứu ta thấy rõ vai trị của vốn lưu động và mối liên hệ mật thiết giữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của Cơng ty. Rõ ràng, Cơng ty muốn làm ăn có hiệu quả thì vốn lưu động khơng thể bị ứ đọng hay thất thốt trong q trình sử dụng. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một vấn đề phức tạp và bức thiết đặt ra cho Công ty và không thể áp dụng các biện pháp máy móc nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Bằng việc so sánh, đánh giá những lý thuyết áp dụng chúng vào điều kiện cụ thể của Cơng ty đã cho ta cái nhìn trực quan sinh động về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Cơng ty. Có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty đã từng bước được cải thiện của các năm. Điều này phản ánh sự quan tâm và các biện pháp hữu hiệu mà Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử