II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU
1. Kế hoạch hóa vốn lưuđộng
1.2. Tìm kiếm, lựa chọn các nguồn tài trợ cho vốn lưuđộng
Bằng việc so sánh nhu cầu vốn lưu động bình quân cho kỳ kế hoạch với nguồn vốn lưu động hiện có, Cơng tu xác định được lượng vốn lưu động thừa hoặc thiếu. Trong trường hợp vốn lưu động thừa so với nhu cầu, doanh nghiệp cần có biện pháp tích cực để tránh tình trạng bị ứ đọng vốn, hay chiếm dụng vốn.
Thực tế, qua những phân tích ở trên, ta thấy Cơng ty ln thiếu vốn lưu động so với nhu cầu và được tài trợ nhiều từ nguồn vay Ngân hàng. Vấn đề ở đây là nguồn tài trợ cho lượng vốn lưu động thiếu hụt này là q ít để Cơng ty có sự lựa chọn chủ động và linh hoạt. Để giải quyết thực trạng này, Cơng ty nên trình Tổng cơng ty đề án phát triển tín dụng ngắn hạn giữa các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Sông Đà nhằm tận dụng sự lệch nhau về nhu cầu và thời gian sử dụng vốn lưu động giữa các đơn vị, tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên này tìm kiếm được các nguồn vốn rẻ cũng như là không để xảy ra tình trạng ứ đọng vốn lưu thơng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các công ty thành viên nói riêng và Tổng cơng ty nói chung. Cơng ty cũng cần chủ động nghiên cứu hướng phát hành trái phiếu một cách có hiệu quả nhằm thu hút vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán trong tương lai gần.
87
Một nguồn vốn vô cùng quan trọng mà Công ty cần tận dụng tối đa là các khoản tín dụng thương mại do các doanh nghiệp khác cấp cho và khoản tiền ứng trước của khách hàng cho các cơng trình có giá trị lớn. Đây là những nguồn có tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn và có ưu điểm nổi bật là có tính ổn định cao và chi phí rẻ.