Quản lý các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sông Đà 11 (Trang 36 - 38)

III. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng

2.1. Các nhân tố lượng hóa

2.1.3. Quản lý các khoản phải thu

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để thắng lợi trong cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược về quảng cáo, giá cả…Trong đó chính sách tín dụng thương mại là một cơng cụ hữu hiệu và khơng thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể mang đến nhiều rủi ro cho chính doanh nghiệp ấy. Do đó, doanh nghiệp cần phải đưa ra những phân tích, những nghiên cứu và quyết định có nên cấp tín dụng thương mại cho đối tượng khách hàng hay không. Đây là nội dung chính của các khoản phải thu.

Phân tích năng lực tín dụng của khách hàng

Để thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng, điều đầu tiên doanh nghiệp phải phân tích là năng lực tín dụng của khách hàng. Cơng việc này gồm:

- Doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn tín dụng hợp lý

- Xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng tiềm năng

Nếu thấy khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn tín dụng tối thiểu mà doanh nghiệp đề ra thì tín dụng thương mại có thể được cấp cho khách hàng đó.

Việc lập các tiêu chuẩn tín dụng của các nhà quản trị tài chính là rất quan trọng. Các tiêu chuẩn đó phải đạt sự cân bằng thích hợp. Nếu tiêu chuẩn tín dụng đặt quá cao sẽ loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng và giảm lợi nhuận, nếu quá thấp sẽ làm tăng doanh thu nhưng có nhiều khoản tín dụng sẽ có rủi ro cao và chi phí thu tiền cũng cao.

Khi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, ta dùng các tiêu chuẩn sau:

 Phẩm chất, tư cách tín dụng: Tiêu chuẩn này nói lên tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ. Điều này được phán đoán trên cơ sở việc

30

thanh toán các khoản nợ trước đây đối với doanh nghiệp đó hoặc doanh nghiệp khác.

 Năng lực trả nợ: Dựa vào các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh, dự trữ ngân quỹ của doanh nghiệp…

 Vốn của khách hàng: Đánh giá sức mạnh tài chính dài hạn của khách hàng.

 Thế chấp: Xem xét khả năng tín dụng của khách hàng trên cơ sở các tài sản riêng mà họ sử dụng để đảm bảo các khoản nợ.

 Điều kiện kinh tế: Tiêu chuẩn này đánh giá đến khả năng phát triển của khách hàng trong hiện tại và tương lai.

Phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị

Sau khi phân tích năng lực tín dụng khách hàng, doanh nghiệp tiến hành việc phân tích đánh giá khoản tín dụng thương mại được đề nghị. Việc đánh giá khoản tín dụng thương mại được đề nghị là việc làm quan trọng để quyết định xem có cấp hay khơng cấp tín dụng thương mại. Việc phân tích này dựa vào việc tính NPV của luồng tiền:    1-r .P'.Q' NPV - P.Q V. Q'-Q C.P'.Q' 1 R       Trong đó:

 NPV : Giá trị hiện tại rịng của việc chuyển từ chính sách bán trả ngay sang chính sách bán chịu

 Q, P : Sản lượng hàng bán được trong một tháng và giá bán đơn vị nếu khách hàng trả tiền ngay

 Q’, P’ : Sản lượng và giá bán đơn vị nếu bán chịu

 C : Chi phí cho việc địi nợ và tài trợ bù đắp cho khoản phải thu

 V : Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm

 R : Doanh lợi yêu cầu thu được hàng tháng

 r : Tỷ lệ phần trăm của hàng bán chịu không thu được tiền

Nếu NPV> 0 thì việc bán chịu là mang lại hiệu quả cao hơn việc thanh toán ngay, có lợi cho doanh nghiệp, do đó sẽ cấp tín dụng thương mại.

31

Theo dõi các khoản phải thu

Theo dõi các khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản lý các khoản phải thu. Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời thay đổi chính sách tín dụng thương mại phù hợp với tình hình thực tế. Thơng thường, để theo dõi các khoản phải thu, ta dụng các chỉ tiêu, phương pháp và mơ hình sau:

 Kỳ thu tiền bình quân (The average collection period – ACP): Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu

Doanh thu tiêu thụ bình quân 1 ngày

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian bình qn mà cơng ty thu hồi được nợ. Do vậy, khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh số bán và lợi nhuận không tăng thì cũng có nghĩa là vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng ở khâu thanh tốn. Khi đó, nhà quản lý phải có biện pháp can thiệp kịp thời.

 Sắp xếp tuổi của các khoản phải thu:

Thông qua phương pháp sắp xếp tuổi của các khoản phải thu theo độ dài thời gian, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ khi đến hạn.

 Xác định số dư khoản phải thu

Sử dụng phương pháp này, doanh nghiệp hồn tồn có thể thấy được nợ tồn đọng của khách hàng nợ doanh nghiệp. Cùng với các biện pháp theo dõi và quản lý khác, doanh nghiệp có thể thấy được ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại và có nhữn điều chỉnh kịp thời, hợp lý phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng khoản tín dụng cụ thể.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sông Đà 11 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)