Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần febecom (Trang 60 - 65)

1 Một số vấn đề cơ bản của cạnh tranh

2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần

2.2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty

2.2.3.1. Ưu điểm

Công ty với tổng vốn đầu tư hơn 15 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến, sở hữu hệ thống nhà máy/kho bãi trên cả 3 miền phục vụ sản xuất, cung cấp với quy mô lớn, sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước cũng như quốc tế. Trang thiết bị, máy móc của Cơng ty nhiều, đa dạng về kích thước, chủng loại. Điều đó giúp Cơng ty chủ động hơn trong quá trình sản xuất và tăng khả năng quen thuộc cũng như tăng năng suất làm việc của công nhân viên.

DT và LN đang tăng lên cùng với sự mở rộng của thị phần công ty. Đây là dấu hiệu đáng mừng cũng như là động lực thúc đẩy giúp công ty càng ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn. Bên cạnh đó khả năng thanh tốn của cơng ty ở mức khá tốt.

52

Cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, ban lãnh đạo bao gồm những người có kiến thức, có trình độ, có năng lực, có tầm nhìn sâu rộng và là những người tâm huyết. Đội ngũ cán bộ cơng nhân viên tận tình, nhiệt huyết và làm việc nhịp nhàng với nhau, giúp công việc dễ dàng và thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Công ty có một đội ngũ nhân viên kinh doanh trẻ, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Nếu Cơng ty biết quan tâm và có chính sách đúng đắn hỗ trợ kịp thời, nâng cao chuyên môn của đội ngũ nhân viên này thì đây cũng là một lợi thế mạnh của Cơng ty. Bên cạnh đó, Cơng ty đã tạo dựng được niềm tin và xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cũng như các ngân hàng nên vẫn có thể vay vốn với số lượng lớn trong điều kiện kinh tế không mấy thuận lợi.

Chiến lược trong kinh doanh luôn được các công ty đặt lên hàng đầu để nâng cao doanh thu mang lại lợi nhuận cao và công ty cổ phần Febecom cũng vậy, trong những năm gần đây Cơng ty đã có những chính sách ưu đãi về giá đối với những chủ trang trại lớn mua hàng với số lượng nhiều, chiết khấu phần trăm cho các đại lý bán hàng cho Cơng ty, có chính sách hỗ trợ về chăn ni cho bà con để họ có kinh nghiệm và biết cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở vật nuôi tạo niềm tin cho người dân vào ngành chăn nuôi.

2.2.3.2. Nhược điểm

Dù DT tăng nhưng khả năng sử dụng vốn và đầu tư kinh doanh vẫn chưa đạt hiệu quả cao, lợi nhuận 3 năm liên tục âm. Qua q trình phân tích khả năng thanh tốn của công ty cổ phần Febecom em nhận thấy khả năng thanh tốn của cơng ty vẫn còn được đảm bảo tuy nhiên hệ số tốn nhanh cao có thể làm giảm hiệu quả hoạt động vì cơng ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn. Bên cạnh đó, Cơng ty cần thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện khả năng thanh toán, hạn chế vốn bị chiếm dụng thay vào đó là chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để tăng cơ hội của mình.

Cơng ty có nhiều loại máy móc và chủ yếu được nhập từ nước ngồi những đa số là được mua lại và đã qua sử dụng nên làm cho các chi phí về sửa chữa, bảo dưỡng, khấu

53

hao, cải tạo,…tăng lên, làm giảm năng suất, gây khó khăn trong q trình sản xuất, giảm năng lực cạnh tranh của công ty.

Nguyên vật liệu đầu vào không thể tự sản xuất nên công ty chủ yếu phải mua từ bên ngoài, chiếm đến 80% yếu tố sản xuất, khi xuất hiện các trường hợp xấu, việc thu mua nguyên liệu đầu vào bị chậm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ sản xuất.

Cơng ty vẫn thiếu những nhân viên có chun mơn giỏi, có chun mơn và những nhân viên có trình độ cao. Dù có các cơng nhân có tay nghề cao nhưng nhìn chung trình độ nhân cơng của công ty chưa đồng đều và khả năng tiếp cận với những máy móc, cơng nghệ hiện đại chưa cao.

Công ty vẫn chưa quan tâm đến công tác quảng bá hình ảnh cơng ty. Việc thu thập thơng tin cịn mang tính bị động, mạng lưới thơng tin cịn sơ sài và chưa đạt hiệu quả. Cán bộ phụ trách mảng marketing chưa có chun mơn sâu và chưa nhanh nhạy với sự thay đổi của thị trường làm bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh.

2.2.3.3 Nguyên nhận của hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Trong giai đoạn này ngành chăn ni Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn. Điều này đã dẫn đến sự thu hẹp của ngành TACN. Cơn bão dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được kiểm sốt, nhưng đến nay vẫn cịn tác động dư âm đến ngành Chăn ni.

Thêm vào đó, do ảnh hưởng của Covid 19, việc Chính phủ nhiều nước và Việt Nam đã thực hiện lệnh cách ly xã hội và các phương pháp kiểm soát dịch bệnh, khiến cho lưu thông, tiêu thụ TACN trong nước cũng gặp khó khăn. Kim ngạch nhập khẩu TACN và nguyên liệu về Việt Nam năm 2020 đạt 806 triệu USD, giảm 18.1% so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả khảo sát của Vietnam Report năm 2021 đã chỉ ra top 5 khó khăn của dịch bệnh Covid-19 đối với các doanh nghiệp TACN, gồm: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành (85.7%); Giá hàng hóa nguyên vật liệu, đầu vào tăng (71.4%); Nhu

54

cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi giảm (57.1%); Nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất bị gián đoạn (57,1%); Thiếu hụt nguồn vốn để kinh doanh (42.9%).

Trải qua một thời gian dài nước ta chưa thấy hết vị trí, vai trị của ngành sản xuất TACN nên chưa xây dựng được chiến lược, quy hoạch phát triển. Chưa chú trọng phát triển chăn nuôi, không lường trước được nhu cầu ngày càng cao của thị trường TACN nội địa. Cung nguyên liệu TACN không đủ cầu của sản xuất, nên đã phải nhập khẩu từ các nước.

Một số nguyên nhân chủ quan

- Do công tác thu hồi vốn, sử dụng vốn của cơng ty chưa hiệu quả dẫn đến khó khăn, cơng nợ vẫn cịn cao.

- Do công tác tuyển dụng chưa tốt, chưa thực sự đề cao việc tuyển chọn nhân lực có năng lực cao. Bên cạnh đó, đa số nhân lực Cơng ty đều trong độ tuổi khá trẻ, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều. Công ty cũng chưa có các buổi đào tạo, nâng cao trình độ cho các cán bộ, cơng nhân viên.

- Mặc dù Công ty hoạt động theo công ty sản xuất và thương mại, nhưng Công ty chưa chú trọng vào đầu tư trang thiết bị, máy móc sản xuất, nhà xưởng, thể hiện ở các máy móc của Cơng ty chủ yếu là những máy móc đã qua sử dụng.

- Do kênh bán hàng chủ yếu của Công ty hiện nay là dựa vào các mối quan hệ của các cấp lãnh đạo, nên chưa chú trọng đến việc thực hiện marketing, xây dựng hình ảnh của Cơng ty.

55

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 của bài khóa luận đã giới thiệu về Cơng ty cổ phần Febecom, kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty và phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Febecom trong giai đoạn 2019- 2021. Kết quả phân tích đánh giá cho thấy năng lực cạnh tranh của Cơng ty vẫn chưa cao. Dù có nhiều mặt tích cực như Công ty đã sử dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất, có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường,… những vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như: máy móc chưa thật sự hiện đại, chất lượng lao động còn chưa cao, khả năng sử dụng vốn của Cơng ty vẫn cịn thấp… Những mặt hạn chế đang cịn tồn tại chính là tiền đề cho sự tiếp nối về các giải pháp được đề xuát trong chương 3.

56

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FEBECOM

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần febecom (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)