Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty cổ phần Febecom trong

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần febecom (Trang 65 - 68)

1 Một số vấn đề cơ bản của cạnh tranh

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty cổ phần Febecom trong

gian tới

3.1.1 Cơ hội phát triển của ngành TACN

Theo báo điện tử của đài tiếng nói Việt Nam, trong giai đoạn 2021-2025 nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn từ những vấn đề nội tại của nền kinh tế cũng như các vấn đề xã hội - môi trường gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế xã hội như già hóa dân số, sự chênh lệch giàu nghèo, biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng về cả tác động và cường độ, diễn biến dịch bệnh phức tạp đặc biệt là đại dịch Covid-19… Điều này làm cho các DN ở Việt Nam nói chung và Cơng ty cổ phần Febecom nói riêng sẽ có khá nhiều khó khăn trong thời gian sắp tới.

Theo Vietnam Report, mặc dù năm 2021 gặp khơng ít khó khăn nhưng đánh giá trong trung và dài hạn, ngành chăn nuôi vẫn được đánh giá là có nhiều triển vọng phát triển. Theo dữ liệu của FAO, sản lượng thịt tồn cầu được dự đốn sẽ cao hơn 16% vào năm 2025. Nhu cầu gia tăng đối với thịt và các sản phẩm làm từ động vật cùng với sự gia tăng sản xuất chăn nuôi thương mại, chế biến thức ăn nhanh là những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường. Việc tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi ngày càng cao do người dân quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe dinh dưỡng của vật nuôi cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường chế biến thức ăn chăn nuôi. Theo dự báo của Mordor Intelligence, thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam dự kiến đạt tốc độ CAGR là 4.6% trong giai đoạn dự báo (2021-2026), trong đó có sự đóng góp lớn của thị trường thức ăn gia cầm do ngày càng có nhiều người tiêu dùng ưa chuộng thịt gà, chim cút, thịt vịt và trứng.

Ngoài ra, sự tăng trưởng mạnh trên thị trường thức ăn chăn nuôi trong thời gian tới sẽ được thúc đẩy bởi chiến lược tăng trưởng của các cơng ty lớn dưới hình thức mở rộng và đầu tư, tăng tốc sản xuất thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày

57

càng tăng để đa dạng danh mục sản phẩm và tiếp cận được các thị trường mục tiêu mới. Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp TACN ở Việt Nam nói chung và Cơng ty cổ phần Febecom nói riêng sẽ có khá nhiều thuận lợi trong thời gian sắp tới.

3.1.2 Định hướng phát triển

Mục tiêu của Công ty cổ phần Febecom là phát triển công ty bền vững, ới tâm huyết xây dựng công ty ngày càng phát triển, chiếm lĩnh được thị trường thức ăn chăn nuôi không chỉ tại khu vực miền Bắc mà còn trên cả nước, Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra các chiến lược, định hướng phát triển dài hạn như sau:

- Xây dựng Công ty phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.

- Mở rộng hệ thống phân phối, đưa sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty tới tận tay người nông dân.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của thị trường.

- Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn mà cơng ty có được trong q trình sản xuất, mua sắm trang thiết bị, dây chuyền công nghệ.

- Hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng quy mô sản xuất và bán hàng của công ty.

- Đưa ra các chiến lược cải tổ và hoàn thiện hệ thống quản lý kể cả quản lý bộ máy, và quản lý hệ thống phân phối, cũng như quản lý chất lượng sản phẩm.

- Đảm bảo đời sống ổn định của người lao động, không ngừng hỗ trợ người lao động trong công việc cũng như đời sống, giúp cán bộ công nhân viên yên tâm làm việc, công tác.

3.1.3 Kế hoạch phát triển

Với định hướng phát triển đặt ra như vậy, địi hỏi Cơng ty cần phải đưa ra những lộ trình cụ thể với mốc thời gian ngắn để cụ thể hóa những định hướng đó. Vì thế, Cơng ty xây dựng các mục tiêu phát triển theo từng giai đoạn như sau:

58

Kế hoạch phát triển năm 2022

- Duy trì và đẩy cao sản lượng sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty

lên khoảng 30 nghìn tấn/năm.

- Về DT: DT thương mại năm 2022 tăng khoảng 50% so với năm 2021, đạt mức

150 tỷ đồng

- Phấn đấu giảm chi phí và tăng LN sau thuế của cơng ty năm 2022 lên mức dương.

Khi LN sau thuế tăng thì cơng ty sẽ có khả năng chi trả các khoản vay và trích được phần LN để tái đầu tư trong kì kế tốn tiếp theo.

- Nâng mức thu nhập bình qn đầu người tại cơng ty lên 5 triệu đồng/người/ tháng. - Mở rộng thị trường ngoài các tỉnh Hà Nội, Nam Định, Bắc Giang, Hải Phịng,

trong đó tập trung vào thị trường Thanh Hóa, Ninh Bình, Hưng Yên…

- Mở rộng hệ thống phân phối tới các tỉnh thành trên cả nước trong chiến lược phát

triển thị trường của cơng ty.

• Kế hoạch phát triển đến năm 2025:

- Nâng cao chỉ tiêu sản lượng sản xuất lên khoảng 45 nghìn tấn/năm, doanh thu đạt

khoảng 350 tỷ đồng.

- Ổn định mức thu nhập của người lao động ở mức 5.5 triệu đồng/ người/ tháng. - Mở rộng thị trường ra toàn bộ khu vực miền Bắc và miền Trung.

- Xây dựng được hệ thống phân phối rộng khắp, đảm bảo sản phẩm chất lượng,

chính hãng của cơng ty sẽ đến tận tay người nông dân.

- Thay thế khoảng 80% hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất cũ của nhà máy,

nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc của dây chuyền.

- Đầu tư xây mới một xưởng sản xuất để đảm bảo sản lượng như yêu cầu phát triển.

Đưa hệ thống sản xuất hiện đại nhất vào phân xưởng này.

- Huy động nguồn vốn mạnh mẽ để đầu tư cho hoạt động sản xuất thông qua tất cả

59

Như vậy, công việc đặt ra cho đội ngũ lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên công ty là hết sức nặng nề, địi hỏi phải có sự tâm huyết và chỉ đạo chính xác của các cấp lãnh đạo cũng như sự nỗ lực, tận tâm với cơng việc của người lao động, có như thế mới đảm bảo việc hoàn thành được các mục tiêu mà công ty đặt ra trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần febecom (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)