Nâng cao năng lực marketing

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần febecom (Trang 72 - 76)

1 Một số vấn đề cơ bản của cạnh tranh

3.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần

3.2.5. Nâng cao năng lực marketing

Cạnh tranh ngày càng gay gắt mà Công ty cổ phần Febecom vẫn chưa chú trọng vào hoạt động marketing. Đây sẽ là lỗ hổng lớn trong việc phát triển của cơng ty sau này. Vì vậy, cơng ty cần phải chú trọng tới các hoạt động marketing ngay từ bây giờ để khơng bị thụt lùi về phía sau so với các đối thủ, để có thể phát triển mạnh mẽ hơn bây giờ và tăng khả năng cạnh tranh của công ty.

64

Nâng cao năng lực marketing đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về nghiên cứu cẩn thận về sản phẩm, giá cả, thị trường và thực hiện các biện pháp xúc tiến, do đó cơng ty cần:

Về sản phẩm: xác định rõ phân khúc thị trường của từng sản phẩm, đề ra tiêu chuẩn cho các sản phẩm. Luôn đảm bảo về chất lượng và số lượng đầy đủ để cung ứng ra thị trường.

Về chiến lược giá: Tiếp tục duy trì sử dụng chính sách giá phân biệt để có kích thích khách hàng. Bên cạnh đó, giá cả cịn bị tác động bởi ngun lý cung- cầu trên thị trường, thời tiết và mùa vụ nên công ty vẫn cần xác định giá cả riêng cho từng sản phẩm vào các giai đoạn khác nhau để có thể mang lại lợi thế cho cơng ty.

Các giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm

Trong vài năm gần đây, DT của Cơng ty có sự tăng trưởng khá rõ rệt trong khi đó LN lại giảm rất sâu (giai đoan 2019-2021). Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí của cơng ty tăng cao, đặc biệt là giá vốn hàng bán. Điều này làm cho LN của công ty sụt giảm, bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh và giảm khả năng cạnh tranh. Để khắc phục tình trạng này thì cơng ty cần phải thực hiện các biện pháp giảm giá thành nhưng để có thể giữ được uy tín thì chất lượng các sản phẩm của công ty vẫn phải được đảm bảo.

Ta có cơng thức tính tổng chi phí của cơng ty như sau:

TC = CPNVL + CPNC + CPSXC

Trong đó:

TC: Tổng chi phí của DN CPNVL: Chi phí nguyên vật liệu CPNC: Chi phí nhân cơng CPSXC: Chi phí sản xuất chung

65

Do đó để có thể hạ giá thành, cơng ty cần tìm ra các biện pháp giảm chi phí, cụ thể là 3 loại chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân cơng và chi phí sản xuất chung.

- Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu:

+ DN cần quan tâm nhiều hơn đến công tác thu mua nguyên vật liệu từ giá cả, chất lượng, số lượng và thanh toán để chắc chắn về chất lượng cũng như tiến độ sản xuất đúng tiêu chuẩn và thời hạn. Cơng ty cũng cần kiểm tra gắt gao q trình bảo quản, dự trữ, vận chuyển và sản xuất để đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu luôn ở mức tốt nhất và giảm thiểu sự hao hụt.

+ Tình hình cạnh tranh của các nhà cung cấp nguyên vật liệu càng ngày càng gay gắt nên có nhiều DN chấp nhận hạ giá thành của nguyên vật liệu để thu hút khách hàng. Cơng ty có thể tận dụng điều này để tìm kiếm các nhà cung ứng sao cho giá cả và chất lượng phù hợp với yêu cầu của cơng ty. Cơng ty hiện tại chỉ có 4 nhà cung cấp chính nên có thể tìm kiếm thêm các nhà cung ứng để các nhà cung ứng tự cạnh tranh với nhau. Khi đó cơng ty sẽ là bên nhận được lợi ích lớn nhất và giảm thiểu rủi ro trong quá trình cung ứng nguyên vật liệu.

+ Giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới, vì vậy DN cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước như khô dầu, hạt điều, cám điều, bã sắn, cám gạo... nhằm thay thế nguồn nhập khẩu để chế biến thức ăn chăn nuôi.

- Hạ thấp chi phí nhân cơng:

+ Cơng ty nên sử dụng các thiết bị, máy móc hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công. Sắp xếp và phân công công việc hợp lý để khai thác có hiệu quả năng lực làm việc của từng cán bộ, công nhân viên trong công ty.

+ Tổ chức, thực hiện các biện pháp sản xuất theo các công nghệ khoa học hiện đại, đúng quy trình kỹ thuật để có thể tiết kiệm chi phí nhân cơng, máy móc và rút ngắn thời

66

gian sản xuất. Xây dựng chế độ lương thưởng hấp dẫn để kích thích năng suất làm việc của cơng nhân.

- Hạ thấp chi phí sản xuất chung: Hiện nay chi phí quản lý DN của cơng ty cịn khá lớn và đang có xu hướng ngày càng tăng. Để giảm thiểu được chi phí này cơng ty cần thực hiện tiết kiệm các chi phí về các dịch vụ mua ngồi, các dịch vụ về điện, nước, văn phịng phẩm, hội nghị ...

Về thị trường: Công ty phải chủ động nghiên cứu thị trường để năm bắt kịp thời các thông tin về cung- cầu, xu hướng thị trường, thị hiếu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, …để nắm bắt được các cơ hội kinh doanh và lựa chọn phương thức hoạt động phù hợp và hiệu quả nhất.

Về hoạt động xúc tiến thương mại:

+ Công ty cần quan tâm và thực hiện các hoạt động này nhiều hơn nữa. Cơng ty đã có uy tín trên thị trường nhưng được biết đến chủ yếu qua các mối quan hệ của ban lãnh đạo và gần như khơng có bất kỳ hoạt động truyền thơng, quảng bá nào. Cơng ty có thể quảng cáo thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, internet, ... Bên cạnh đó, cơng ty có thể quảng bá thơng qua các hoạt động như: tài trợ cho các cơng trình chung tại địa phương, tài trợ học bổng cho trẻ em nghèo, tài trợ cho các hoạt động tại địa phương, …

+ Công ty nên thực hiện các hoạt động chiết khấu với các khách hàng trả trước và trả trước thời hạn để kích thích khách hàng và hạn chế rủi ro, tăng cường cơ hội.

+ Mở rộng hệ thống phân phối với các chính sách hỗ trợ, ưu tiên đại lý, như chính sách hỗ trợ về tài chính, về kỹ thuật, về tiếp thị. Đặc biệt với các thị trường mới của cơng ty, các hợp đồng đại lý có thể được ký kết với điều khoản thanh toán tiền hàng trước trong lần nhập hàng kế tiếp, để các đại lý yên tâm đưa các sản phẩm của công ty vào thị trường mới.

67

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần febecom (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)