Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển tình hình phát triển và sử dụng nguồn lao động tại thành phố hà nội (Trang 30)

2.1 Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Đặc điểm về kinh tế

Năm 2020, GRDP của Thành phố tăng 3,98% so với năm 2019 (quý 1 tăng 4,13%; quý II tăng 1,76%; quý III tăng 3,95%; quỷ IV tăng 3,77%), đạt mức thấp so với kế hoạch và mức tăng trưởng của năm 2019, chủ yếu do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 ước tính tăng 4.2% so với năm 2019, đóng góp 0,09% vào mức tăng GRDP. Đây là khu vực ghi nhận tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung và cao hơn mức tăng của nhiều năm qua. Nguyên nhân chủ yếu do dịch tả lợn châu Phi cơ bản được kiểm sốt, cơng tác tái đàn được quan tâm, quy mơ đàn lợn hiện có 1,36 triệu con, tăng 26,2% so với cùng kỳ; chăn nuôi gia cầm và hoạt động thủy sản phát triển tốt (quy mô đàn gia cầm hiện có 39,9 triệu con, tăng 9,3%; sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng năm

2020 tăng 25,3%; sản lượng thủy sản tăng 3,5%). Bên cạnh đó, thời tiết giai đoạn lúa trỗ bông khá thuận lợi, cùng với công tác bảo vệ thực vật được chú trọng đã góp phần tăng năng suất lúa; sản lượng lúa vụ mùa 2020 tồn Thành phố ước đạt 447,2 nghìn tắn, tăng 2,4% so với vụ mùa 2019.

Khu vực cơng nghiệp và xây dựng ước tính năm 2020 tăng 6,39% so với năm 2019, đóng góp 1,43% vào mức tăng GRDP. Trong đó: Ngành cơng nghiệp cả năm tăng 4,91%, đóng góp 0,69% vào mức tăng chung. Năm 2020, ngành công nghiệp Hà Nội đang dần chuyển dịch theo hướng phát triển các khu vực công nghiệp hiện đại có giá trị xuất khẩu lớn như: Điều khiển kỹ thuật số, tự động hóa, rơ-bốt, nano, plasma, laser, cơng nghệ sinh học. Tuy nhiên, ngành này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhất là các ngành sản xuất, xuất khẩu sản phẩm và sử dụng nhiều nguyên, vật liệu, phụ kiện nhập khẩu; Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến ngành sản xuất đồ uống của Thành phố. Ngành xây dựng tiếp tục tăng cao 8,9% so với năm 2019, đóng góp 0,74% vào mức tăng chung, trong đó cơng tác giải ngân vốn đầu tư cơng có chuyền biến tích cực; đã khởi cơng một số cơng trình lớn và hồn thành đưa vào sử dụng một số cơng trình trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô.

Khu vực dịch vụ năm 2020 tăng 3,29% so với năm trước (đóng góp 2,1% vào mức tăng GRDP), thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,27% năm 2018 và 7,59% năm 2019 do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại địch Covid-19, nhất là các ngành, lĩnh vực: Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, xuất nhập khẩu, vui chơi, giải trí... Ngành bán buôn, bán lẻ là điểm sáng trong khu vực dịch vụ năm 2020 với mức tăng 8,84%, là một trong những ngành đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của Thành phố (đóng góp 0,81% vào mức tăng GRDP). Một số ngành duy trì tăng trưởng khá: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 7,21%; thông tin và truyền thông tăng 6,89%.

thêm ngành y tế và trợ giúp xã hội ước tăng 14,23% so với năm 2019; ngành giáo dục và đào tạo tăng 7,01%. Một số ngành dịch vụ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 có mức tăng trưởng âm trong năm nay, trong đó: Dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 18,93% so với 2019; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (trong đó du lịch, lữ hành chiếm 30%) giảm 16,88%; hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 6,15%; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,25%; kinh doanh bất động sản giảm 0,16%.

Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 1.016 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 122,7 triệu đồng (tương đương 5.285 USD), tăng 2,34% so với năm 2019. Cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,24% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 23,67%; khu vực dịch vụ chiếm 62,79%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,3% (Cơ cầu tương ứng năm 2019 là: 2,02%; 22,9%; 63,73% và 1 1,35%). Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước thực hiện 280,5 nghìn tỷ đồng, đạt 100,6% dự toán HĐND Thành phố giao, tăng 3,9% so với thực hiện năm 2019, trong đó: Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước thực hiện 18,9 nghìn tỷ đồng, đạt 102,7% dự tốn và bằng 99,8% so với thực hiện năm 2019; thu từ dầu thơ 2,1 nghìn tỷ đồng, đạt 99,5% và bằng 63,2%; thu nội địa (khơng kể đầu thơ) 259,5 nghìn tỷ, đạt 100,5% và tăng 4,7%.

Đặc điểm về xã hội

a) Về giáo dục

Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Hệ thống trường trung học phổ thơng, Hà Nội có 40 trường cơng lập, một vài trong số đó nổi tiếng vì chất lượng giảng dạy và truyền thống lâu đời, như Trung học Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, Trung học chu Văn An, Trung học Trần Phú. Bên cạnh các trường cơng lập, thành phố cịn có 65 trường dân lập và 5 trường bán công. Hà Nội cũng là địa điểm của ba trường trung học đặc biệt, trực thuộc các trường đại học. Các trường trung học chuyên

này là nơi tập trung nhiều học sinh phổ thông ưu tú khơng chỉ của Hà Nội mà cịn của toàn Việt Nam. Cùng với các trung học danh tiếng, hệ thống giáo dục của thành phố vẫn duy trì những trường bổ túc và cả các lớp học xóa mù chữ.

Giáo dục và đào tạo của Hà Nội tiếp tục được đổi mới, phát triển, dẫn đầu cả nước về các tiêu chí: quy mơ giáo dục, mạng lưới trường lớp và chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được nâng lên, 100% giáo viên đứng lớp có trình độ đạt chuẩn theo quy định. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo được tăng cường: 50% trường đạt chuẩn quốc gia theo chỉ tiêu của thành phố; hồn thành xóa phịng học tạm và phòng học nhà cấp 4; 100% quận, huyện đã đạt chuẩn phổ cập mầm non 5 tuổi (vượt trước 2 năm so với toàn quốc), phổ cập trung học cơ sở đạt 99,36%, phổ cập trung học phổ thơng đạt 90%. Cơng tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được mở rộng.

b) Khoa học – công nghệ

Hoạt động khoa học – công nghệ tiếp tục được đổi mới, công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất và đời sống đạt được kết quả bước đầu, góp phần thúc đẩy phát triển nhiều lĩnh vực cơng nghệ, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Thực hiện tốt một số cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ. Tỷ lệ ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn của các đề tài, dự án ngày càng cao. Các dự án đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ được đẩy mạnh. Thị trường khoa học và công nghệ Thủ đô tiếp tục được mở rộng, hoạt động quản lý sở hữu trí tuệ được tăng cường, xây dựng nhãn hiệu tập thể cho một số sản phẩm, làng nghề truyền thống.

c) Y tế

Cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư theo hướng hiện đại; mức độ thụ hưởng các dịch vụ y tế, nhất là các dịch vụ trình độ, chất lượng cao của người dân từng bước được nâng lên. Các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế chiếm tỷ lệ cao. Đến năm 2020, hệ thống y tế trên địa bàn của Hà Nội có 78 đơn vị trực thuộc, trong đó 42 đơn vị thuộc khối bệnh viện, 36 đơn vị thuộc chi cục, trung tâm chuyên khoa, trung tâm y tế.

d) Về văn hố, xã hội

Văn hóa xã hội của thành phố có bước phát triển mạnh mẽ bối cảnh mới. Các chương trình về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, được đẩy mạnh. Trong đó, chú trọng cơng tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về xây dựng, giữ gìn, phát triển những nét đẹp văn hóa người Hà Nội, từng bước tạo chuyển biến trong suy nghĩ, hành động của các tầng lớp nhân dân Thủ đơ.

Phong trào "Tồn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tiếp tục được triển khai có hiệu quả; các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển mạnh. Việc xây dựng, thực hiện các quy định, quy ước, quy chế, các mơ hình văn hóa được tích cực thực hiện. Nhiều giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống trong gia đình, họ tộc, hương ước làng, bản và cộng đồng được kế thừa, phát triển, nếp sống văn hóa đơ thị được quan tâm xây dựng.

Cơng tác giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là các di sản văn hóa được triển khai tích cực. Nhiều hoạt động giao lưu văn hóa lớn được tổ chức thành cơng, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của thủ đơ trong nước và trên thế giới.

Nhiều phong trào, hoạt động xây dựng mơ hình văn hóa ở cơ sở tiếp tục được triển khai đạt kết quả tốt; những giá trị, nét đẹp văn hóa của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, truyền thống trong gia đình, họ tộc và cộng đồng dân cư được kế thừa, phát huy. Nếp sống văn hóa, văn minh đơ thị, nhất là trong việc cưới, việc

tang, tổ chức lễ hội có chuyển biến tốt. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn minh nơi công cộng và đưa vào giảng dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Thủ đô đã góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy niềm tự hào, điều chỉnh hành vi của người Hà Nội, nhất là thế hệ trẻ.

e) Về cơ sở hạ tầng

Bên cạnh những thành quả đáng khích lệ về kinh tế, cơng tác quản lý, xây dựng đô thị cũng chuyển biến tích cực. Thành phố đã phối hợp triển khai nghiên cứu vùng thủ đô, tập trung xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng quận, huyện, ngành. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thủ đơ Hà Nội năm 2030 và tầm nhìn năm 2050. Quản lý trật tự xây dựng được tăng cường; hiện tượng lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép giảm; việc thu hồi đất để hoang hóa, sử dụng sai mục đích được quan tâm chỉ đạo; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn thành phố được đẩy mạnh và đạt kết quả khá. Đang xây dựng thêm 40 khu đô thị mới và nhiều chung cư cao tầng hiện đại, xây dựng mới trên 6 triệu m2 nhà ở, nâng diện tích nhà ở bình qn đầu người lên 7,5m2. Chỉ đạo xây dựng 70 tuyến phố văn minh, tạo diện mạo mới cho đô thị.

2.1.3 Chất lƣợng cuộc sống

Tại thành phố Hà Nội năm 2020 GDP tăng 7,39%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015, cao hơn bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế của Hà Nội đã và đang chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, tỷ trọng nông nghiệp chỉ cịn 2,05%. Đặc biệt, Hà Nội đóng góp vào nền kinh tế - tài chính quốc gia trên 16% GDP, gần 19% thu ngân sách, trên 20% thu nội địa.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,09%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 0,08%. Hàng năm có khoảng trên 100 nghìn người lao động được giải quyết việc làm.

Một trong 10 tỉnh, thành phố đầu tiền đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, trước 2 năm so với toàn quốc.

Trong những năm qua Thủ đơ Hà Nội cịn hồn thành nhiều cơng trình giao thông quan trọng, phát triển nhiều khu đô thị mới, khu nhà ở xã hội. Số hộ được cấp nước sạch trên địa bàn thành phố là 100%.

Như vậy có thế thấy rằng, chất lượng cuộc sống của người dân tại thành phố Hà Nội đang không ngừng được nâng cao, cải thiện. Hà Nội không chỉ nỗ lực nâng cao đời sống vật chất mà còn nâng cao đời sống tinh thần của người dân dể xứng danh là “Thành phố vì hồ bình”.

2.2 Thực trạnh phát triển và sử dụng nguồn lao động 2.2.1 Khái quát nguồn lao động ở thành phố Hà Nội 2.2.1 Khái quát nguồn lao động ở thành phố Hà Nội

Dân số tác động trực tiếp đến nguồn lao động và giải quyết việc làm ở nước ta: Nước ta có dân số đơng, tăng nhanh, trẻ nên có nguồn lao động rất dồi dào. Nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến việc làm đang trở thành vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt. Vì vậy có thể nói rằng dân số và nguồn lao có mối liên quan chặt chẽ với nhau, sự thay đổi của quy mô, tốc độ gia tăng dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô tốc độ phát triển của nguồn lao động.

Bảng 2: Quy mô dân số của thành phố Hà Nội phân theo giới tính và khu vực giai đoạn 2016 – 2020

(Đơn vị: nghìn người) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Dân số trung bình 7.590,80 7.742,20 7.914,50 8.093,90 8.246,54 Giới tính Nam 3.753,20 3.831,50 3.920,30 4.012,70 4.083,48 Nữ 3.837,60 3.910,70 3.994,20 4.081,20 4.163,06 Khu vực Thành thị 3.733,00 3.810,00 3.904,80 4.000,30 4.061,06 Nông thôn 3.857,70 3.932,20 4.009,60 4.093,60 4.185,48 Tỷ lệ tăng dân số % 2,11 1,99 2,23 2,27 1,89 Nguồn: Tổng cục thống kê

Số liệu thống kê trên cho thấy Hà Nội là địa phương có tốc độ tăng dân số khá cao so với cả nước. Năm 2016, dân số trung bình tồn thành phố Hà Nội là 7.328,40 nghìn người, trong đó dân số thành thị là 49,18%, dân số nông thôn chiếm 50,82% dân số toàn thành phố. Đến năm 2020 dân số trung bình tồn thành phố Hà Nội đã đạt đến 8.246,54 nghìn người, trong đó dân số thành thị là 49,25% và nơng thơn chiếm đến 50,75%. Có thể thấy trong giai đoạn 2016 – 2020, dân số tồn thành phố dã tăng lên 655,7 nghìn người, tốc độ tăng tăng dân số bình quân 1 năm là hơn 2% tương đương 131 nghìn người tăng thêm.

Ngồi ra, ta có thể thấy rằng dân số đã có sự chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hoá – hiện đại hoá gắn với đơ thị hố, thể hiện ở việc số dân cư ở thành

thị có xu hướng ngày một tăng. Về cơ cấu dân số theo giới tính xét trong cả giai đoạn thì dân số nữ ln nhiều hơn dân số nam và tăng đều qua các năm. Như vậy, có thể rằng cơ cấu dân số thành phố Hà Nội vẫn đang duy trì tương đối ổn định để đảm bảo sự cân đối trong quá trình phát triển nguồn lao động cũng như chất lượng lao động trong tương lai.

Từ việc phân tích dữ liệu dân số trên cho thấy rằng tốc độ dân số thành phố Hà Nội đang tăng nhanh, mà khi dân số tăng nhanh , các dịch vụ y tế, giáo dục khó nâng cao được chất lượng. Gia tăng dân số nhanh làm tăng nhanh nguồn lao động, vượt quá khả năng thu hút của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp; thiếu việc làm. Các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà tăng lên.

Quy mô lực lƣợng lao động

Lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc khơng có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc khi tìm được việc, hay bao gồm những người có việc làm và thất nghiệp.

Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động gồm những người thuộc lực

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển tình hình phát triển và sử dụng nguồn lao động tại thành phố hà nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)