2.2 Thực trạnh phát triển và sử dụng nguồn lao động
2.2.6 Thực trạng thiếu việc làm và thất nghiệp
1.4 1.53 1.1 1.37 1.06 2016 2017 2018 Thành thị 2019 Nông thôn 2020
2.2.6 Thực trạng thiếu việc làm và thất nghiệp
Thất nghiệp và thiếu việc làm là một hiện tượng kinh tế xã hội đối với các nước. Thất nghiệp và thiếu việc không những gây thiệt hại rất lớn cho cá nhân, gia đình mà cịn thể hiện sự lãng phí nguồn lực, gây tâm lý lo ngại, là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội… Do đó mỗi quốc gia đều phải tìm mọi biện pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm nhất là các thành phố lớn.
* Thiếu việc làm.
Người thiếu việc làm gồm những người mong muốn làm việc thêm giờ, sẵn sàng làm việc thêm. Các nước đang thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần, ngưỡng thời gian để xác định tình trạng thiếu việc làm của nước ta là đã làm việc dưới 35 giờ trong tuần tham chiếu.
Biểu đồ 5: Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020
(Đơn vị:%)
Nguồn: Báo cáo lao động và việc làm
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm tại nơng thơn có xu hướng giảm đều theo các năm trong khi ở khu vực thành thì tăng giảm khơng đồng đều. Riêng năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã làm tăng đáng kể số lao động thiêu việc
làm không chỉ riêng thành phố Hà Nội mà còn tăng ở khắp cả nước. Số lao động thiếu việc làm là gần 23,4 nghìn người, tăng 13,5 nghìn người so với năm 2019. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao đơng là 0,88% trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 0,59%, khu vực nông thôn là 1,1% cao hơn nhiều so với các năm trước đó.
* Thất nghiệp.
Thất nghiệp là những người khơng có việc làm, có các hoạt động tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc ngay khi có cơ hội việc làm trong giai đoạn tham chiếu. Trong khi, lao động thiếu việc làm được tính cho những người có việc đã có tổng số giờ làm cho tất cả các cơng việc dưới 35 giờ/tuần, mong muốn và sẵn sàng làm thêm giờ.
Các chỉ tiêu thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ được tính theo nhóm lao động từ 15 tuổi trở lên, trong độ tuổi lao động (nữ từ 15 đến 54 tuổi, và nam là từ 15 đến 59 tuổi) và thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi).
Cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới, Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng thì tình trạng thất nghiệp thường cao hơn hẳn ở khu vực thành thị, trong khi vấn đề thiếu việc làm lại là phổ biến ở khu vực nông thôn.
3.52 2.7 2.84 2.59 2.26 1.4 1.53 1.1 1.37 1.06 2016 2017 2018 Thành thị 2019 Nông thôn 2020
Biểu đồ 6: Tỷ lệ thất nghiệp tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020
(Đơn vị:%)
Nguồn: Báo cáo lao động và việc làm
Tương tự như tỷ lệ thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị luôn cao hơn so với tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn. Sự tăng giảm tỷ lệ qua các năm trong cả giai đoạn tăng giảm không đồng đều cả khu vực thành thị lẫn nông thôn. Nhưng tiêu điểm vẫn là năm 2020 khi tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị tăng đạt mức 3,52% tăng 1,26% so với năm 2019. Mặc dù tăng cao nhưng tỷ lệ không vượt quá không vượt quá 4,0%, đạt muc tiêu như Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 85/2019/QH-14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu tăng trưởng GDP và các chỉ tiêu cân đối vĩ mơ khác có thể được xem là bằng chứng quan trọng về thành cơng của Chính phủ trong nỗ lực thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
* Nguyên nhân:
Có thể nói rằng cơng tác tạo việc làm trong những năm gần đây của thành phố tăng lên một cách đáng kể song bên cạnh những nỗ lực để đạt được thành quả trên thì Hà Nội vẫn là địa phương có tỷ lệ thất nghiệp vào hàng cao nhất của cả nước. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là do các nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, do cung lao động vượt quá cầu lao động trên thị trường, vì thế thất nghiệp và thiếu việc làm là không thể tránh khỏi đối với Hà Nội.
- Thứ hai, cơ cấu lực lượng lao động hiện có với cơ cấu lao động theo yêu cầu của phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh không phù hợp dẫn đến có những vị trí cơng việc khơng tuyển chọn được người, người dự tuyển khơng có trình độ năng lực đáp ứng được nhu cầu và trở thành thất nghiệp cơ cấu. Đặc biệt trong điều kiện phát triển khoa học công nghệp, hiện nay nhiều cơng ty nước ngồi có nhiều nhu cầu tuyển lao động nhưng với tiêu chuẩn lựa chọn chất lượng lao động cao, rất khắt khe trong khi lực lượng cung lao động không đáp ứng được.
- Thứ ba, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thành phố buộc phải thực hiện chỉ thị số 19 theo yêu cầu của Chính phủ làm cho rất nhiều doanh nghiệp nhừng hoạt , nhiều lao động việc làm. Điều này dã gần như làm tê liệt thị trường lao động tại thủ đô nơi thu hút nhiều nguồn nhân lực của cả nước
- Phải khẳng định rằng thất nghiệp và thiếu việc làm khơng chỉ ảnh hưởng đến q trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống, hơn nữa rất dễ đưa người thất nghiệp đặc biệt là những người trẻ tuổi vào con đường làm ăn phi pháp. Do đó, phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm bằng nhiều biện pháp thích hợp đang là chiến lược quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.