2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc
Tốc độ gia tăng dân số phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn lao động cho sự phát triển.
Trong giai đoạn từ năm 2016-2020, thành phố Hà Nội đã ln duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 2,1%/năm, đáp ứng nhu cầu sinh thay thể do đó dân số trong độ tuổi lao động của thành phố cũng khơng ngừng tăng lên qua các năm.. Nhóm tuổi từ 15-19 tuổi và trên 65 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ chiếm dưới 3%, cịn lại nhóm tuổi từ 20-64 tuổi chiếm tỷ lệ chủ yếu rong lực lượng lao động của thành phố ở giai đoạn này. Đặc điểm này cho phép tạo ra một lực lượng lao động năng động, năng lực tiếp cận kiến thức và kỹ năng mới cao, có khả năng thích nghi nhanh chóng với các ngành nghề mới... Sự tăng lên của lực lượng lao động trẻ đang là một thuận lợi cho phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội.
Cơ cấu nguồn lao động của thành phố đang được điều chỉnh theo hướng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.
Cơ cấu nguồn lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng phù hợp với mục tiêu phát triển của thành phố cơng nghiệp gắn với hình thành nền kinh tế tri thức. Lao động có trình độ từ cao đăng, đại học trở lên ngày càng tăng và chiếm 1/3 cơ cấu lao động. Lao động khơng có trình đơh chun mơn kỹ thuật dù vẫn còn chiếm tỷ lệ cao nhưng đã có dấu hiệu giảm đi trong các năm qua. Lao động theo hình thức học nghề và trung cấp chuyên nghiệp vẫn được duy trì ở mức ổn định điều nàyc cho thấy sự cân đối về cơ cấu giữa các trình độ đào tạo.Bên cạnh đó thì lao động ngày càng được trẻ hố khi nhóm tuổi từ 25-39 chiếm phần lớn trong cơ cấu lao động của thành phố. Nhóm lao động này cũng là nhóm chủ lực có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế trong tương lai. Những kết quả này đã phần nào đã chứng tỏ chính sách của thành phố và nâng cao chất lượng nguồn lao động thủ đô đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động đã được coi trọng
Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tiếp tục được hoàn thiện. Công tác đào tạo nghề được đẩy mạnh cả về hình thức, loại hình, quy mơ và chất lượng. Mạng lưới cơ sở dạy nghề của thành phố trong những năm gần đây có sự tăng nhanh về số lượng và đa dạng về loại hình đào tạo. Chương trình đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung theo nhu cầu thực tế sử dụng lao động của các doanh nghiệp, phù hợp với sự phát triển các ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và nguồn đầu tư đều được nâng lên đáng kể... Nhìn chung, chất lượng đào tạo nghề qua các năm đã dần được nâng cao; sau học nghề học sinh, sinh viên, người lao động đã có kỹ năng nghề để tham gia lao động tại các doanh nghiệp, tự tạo việc làm hoặc thành lập tổ hợp tác, doanh nghiệp.
2.3.2 Những tồn đọng và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được của thành phố Hà Nội thời gian qua thì thành phố vẫn đang đứng trước những thách thức và hạn chế sau:
Số người có nhu cầu giải quyết việc làm hàng năm lớn, tỷ lệ thât nghiệp luôn ở mức cao so với các địa phương khác. Trong đó số ngoại tỉnh nhập cư tự do vào Hà Nội tìm việc ngày càng lớn.
Chất lượng nguồn nhân lực ở thành phố Hà Nội chưa cao, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Hà Nội năm 2020 mặc dù đã giảm xuống còn 55,2%, nếu so tỷ lệ này cả nước là 75,9%, thì vẫn là một tỷ lệ khá cao, cần tiếp tục được cải thiện để tăng số lao động qua đào tạo.
Nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của thành phố, gây cản trở cho việc áp dụng thành tựu khoa học – công nghệ mới vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Cơ cấu lao động qua đào tạo của thành phố Hà Nội giữa các bậc đào tạo cũng đang có sự mất cân đối ở Hà Nội cơ cấu giữa các bậc đào tạo chưa có thay đổi
mà lại có chiều hướng gia tăng hơn nữa sự mất cân đối khi lao động được dạy nghề và lao động trung cấp đều giảm. Hệ quả này xuất phát quan niệm của nhiều gia đình phải cho con học đại học cùng với đó là cơng tác định hướng, hướng nghiệp ở bậc phổ thơng đang có khoảng trống, chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức. Điều này góp phần dẫn đến việc thiếu trầm trọng đội ngũ lao động lành nghề, được đào tạo chun sâu vận hành các loại máy móc cơng nghệ hiện đại và các khâu sản xuất đòi hỏi kỹ năng bài bản.
Thị trường lao động Hà Nội vẫn đang mất cân đối giữa cung - cầu lao động, đặc biệt năng lực của lao động như yếu về ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, tính kỷ luật, kiến thức về pháp luật lao động nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường là yếu tố cản trở tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.
CHƢƠNG III:
PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030