Cơ hội và thách thức trong việc phát triển nguồn lao động

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển tình hình phát triển và sử dụng nguồn lao động tại thành phố hà nội (Trang 59)

3.1.1 Một số lợi thế

Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, Hà Nội với hơn 4 triệu người (chiếm hơn 50% dân số) trong độ tuổi lao động, mang lại nhiều lợi thế về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhóm dân số trong độ tuổi lao động khá đơng. Thêm vào đó, năng suất lao động của người dân Thủ đơ không ngừng tăng qua các năm.

Công tác đào tạo và dạy nghề tại Hà Nội bước đầu gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề sản xuất, kinh doanh; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động...

Thành phố Hà Nội đã phát triển được đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ khá đông đảo. Nhiều nhà kinh tế, cán bộ khoa học đã tiếp thu và tiếp cận được với nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới; nhiều công nhân, lao động thông qua xuất khẩu lao động và các chun gia nước ngồi đã có điều kiện tiếp cận được nhiều hơn với những máy móc thiết bị hiện đại và tác phong lao động cơng nghiệp.

3.1.2 Khó khăn và thách thức đặt ra

Xu thế hội nhập sẽ kéo theo tính cạnh tranh trong thị trường nhân lực sẽ rất cao, trong khi mức độ sẵn sàng của giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam còn chậm. Cạnh tranh giữa nước ta với các nước trên thế giới trong việc cung cấp nguồn lao động chất lượng cao ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải được cải thiện đáng kể theo hướng tiếp cận được các chuẩn của khu vực và thế

giới nhằm tăng cường khả năng công nhận văn bằng chứng chỉ giữa Việt Nam và các nước khác.

Không những thế, sẽ phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số sẽ làm cho lợi thế lực lượng lao động trẻ mất dần đi theo thời gian. Một vấn đề khác là nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ hiện tượng biến đổi khí hậu khiến một số ngành suy giảm mạnh và lợi thế cạnh tranh.

Thiếu đội ngũ nhân lực chất lượng cao

Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, cơng nhân lành nghề vẫn cịn rất thiếu so với nhu cầu xã hội để phát triển các ngành kinh tế chủ lực, nhất là để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như nâng cấp vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị đó.

Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam nói chung cũng như Hà Nội nói riêng đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, cơng nhân kỹ thuật bậc cao. Trình độ ngoại ngữ của lao động chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong q trình hội nhập. Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Nghiên cứu của Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (2016) cũng cho thấy, mức độ đáp ứng về kỹ năng do thay đổi công nghệ của lao động trong các doanh nghiệp điện tử và may rất thấp.

Trừ kỹ năng an tồn và tn thủ kỷ luật lao động có tỷ lệ doanh nghiệp được khảo sát đánh giá tốt và rất tốt về mức độ đáp ứng kỹ năng của lao động so với yêu cầu công nghệ mới khá cao (72% với ngành điện tử và 50% với ngành may mặc), các kỹ năng cịn lại đều có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tốt/rất tốt là khá thấp, đặc biệt đối với ngành may mặc.

Mặc dù tăng nhanh nhưng quy mơ lao động trình độ tay nghề cao vẫn cịn nhỏ bé so với yêu cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Số lao động có trình độ chun mơn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chun mơn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng

lực thực hành và khả năng thích nghi trong mơi trường cạnh tranh cơng nghiệp; vẫn cần có thời gian bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả.

Khả năng làm việc theo nhóm, tính chun nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực cịn hạn chế.

Cơng tác đào tạo chưa phù hợp

Chất lượng chương trình giảng dạy của các trường cịn thấp, chưa đào tạo được lao động có kỹ năng làm việc thực tế. Với chương trình đào tạo hiện nay của các trường đại học, cao đẳng, sinh viên mới ra trườngthường thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng mềm và đào tạo chưa gắn liền trực tiếp với công việc tại các doanh nghiệp.

Phương thức giảng dạy vẫn còn lạc hậu, chưa áp dụng các công nghệ hiện đại mới đang được sử dụng. Trong công tác xây dựng chương trình giảng dạy cịn thiếu các chương trình thực tế, dẫn đến thiếu cơ hội cho học sinh, sinh viên áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào các vấn đề cụ thể của xã hội.

Thêm vào đó, tình trạng người lao động thiếu định hướng trong việc chọn ngành nghề từ bậc phổ thông cũng khiến cho cung lao động gặp nhiều vấn đề. Với tâm lý bằng cấp, hầu hết người lao động đều lựa chọn học đại học hoặc sau đại học mà không chú trọng đến cầu nhân lực cũng như học nghề, điều này dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay và tình trạng người lao động có bằng đại học nhưng chấp nhận làm những công việc không cần chuyên môn kỹ thuật. Sinh viên cũng chưa định hướng tốt những ngành nghề mà thị trường có nhu cầu. Một khảo sát của cho thấy đa số sinh viên lựa chọn khối ngành kinh tế, trong khi khối ngành kỹ thuật có nhu cầu lao động rất lớn lại không được sinh viên lựa chọn nhiều. Các sinh viên chủ yếu thích lựa chọn ngành kinh doanh, thương mại, tài chính. Điều này trong một chừng mực nào đó cho thấy thị trường lao động Việt Nam đang phát triển thiên về các ngành dịch vụ hỗ trợ mà chưa phát triển mạnh các ngành thuộc khu vực thực, tạo ra giá trị gia tăng căn bản cho nền kinh tế.

3.2 Giải pháp phát nguồn lao động tại thành phố Hà Nội định hƣớng đến năm 2030

Giải pháp phát triển nguồn lao động tại thành phố Hà Nội đến năm 2030 là một nhiệm vụ rất cấp thiết trong bối cảnh thành phố đang chịu những tác động rất mạnh từ yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ. Để giải quyết được những yêu cầu trên, thành phố cần có những giải pháp phù hợp gắn với điều kiện và cơ hội mà thành phố đang nắm giữ

3.2.1 Giải pháp về nâng cao chất lƣợng cuộc sống

Phát triển hệ thống an sinh xã hội bền vững

Phát triển thị trường lao động cạnh tranh lành mạnh, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và có sự quản lý, kiểm sốt, điều tiết của Nhà nước, hướng đến việc làm bền vững, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ. Tạo việc làm thu nhập tối thiểu cho người dân, trong đó quan tâm đến thanh niên, lao động trung niên, lao động yếu thế và lao động nữ. Nâng cao chất lượng công tác dự báo để chủ động chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển; nâng cao tỷ trọng lao động trong khu vực chính thức, tập trung giải quyết việc làm cho lao động khu vực phi chính thức.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân. Tăng cường thực hiện các giải pháp, biện pháp đôn đốc thu nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các đơn vị nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi và chế độ cho người lao động.

Triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững, nhân rộng các mơ hình giảm nghèo hiệu quả. Giúp hộ nghèo tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản và nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Phát triền hệ thống an sinh xã hội hoàn thiện, da dạng, linh hoạt về cả chất lượng lẫn số lượng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và tiến tới bao phủ tồn

dân. Chủ động bố chí nguồn lực và tăng khả năng tiếp cận các nhóm đối tượng với các dịch vụ xã hội cơ bản: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch,… Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp.

Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống

Nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện thu nhập, nâng cao mức tiêu dùng, hướng tới người dân có cuộc sống khá giả, hài hồ. Cải thiện cuộc sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân, phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng. Tăng cường công tác kiểm tra, kiể sốt thị trường phịng chống hàng giả, hàng nhái, không đảm bảo chất lượng lưu thơng trên thị trường.

Đẩy mạnh cơng tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi, để người cao tuổi được sống khoẻ, sống vui, sống thọ, sống có ích. Hỗ trợ đảm bảo việc làm ổn định, thực hiện tốt phúc lợi xã hội cho người lao động, quan tâm hỗ trợ lao động có hồn cảnh khó khăn. Xây dựng mơi trường an toàn, lành mạnh, cơ hội phát triển bình đẳng. Đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phịng chống bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội khác nhân rộng mơ hình địa bàn khơng có tệ nạn xã hội.

Thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ kịp thời người bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn, dịch bệnh. Đặc biệt tập chung cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 để đảm bảo sức khoẻ và an tồn tính mạng người dân.

3.2.2 Giải pháp về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

Lĩnh vực công nghiệp thành phố cần tập trung phát triển, nâng cao năng lực và vị thế của các ngành cơng nghiệp có lợi thế và khả năng cạnh tranh, có giá trị nội địa hóa cao, có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; coi trọng việc thu hút FDI các lĩnh vực trên gắn với nghiên cứu chuyển giao, phát triển và làm chủ công nghệp. Tập trung huy động thu hút nhà đầu tư phát triển các khu kinh tế, các khu - cụm cơng nghiệp hiện có. Ưu tiên các dự án đầu tư có quy mơ

lớn, ít thâm dụng lao động, sản xuất sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, công nghệ sạch, tạo giá trị gia tăng cao và thân thiện môi trường.

Lĩnh vực dịch vụ thành phố cần phải khuyến khích mạnh thu hút FDI vào các ngành y tế, dịch vụ khám chữa bệnh; giáo dục đào tạo, xây dựng một số trường đại học chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp gắn với chăm sóc sức khoẻ, y tế. Thu hút có chọn lọc các dự án trong lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, tài chính, logistics, viễn thơng, bán bn, bán lẻ và văn hoá.

Trong lĩnh vực nơng nghiệp cần khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp kĩ thuật cao, chăn nuôi, nghiên cứu sản xuất, chế biến các loại giống cây trồng, nông sản chất lượng cao (rau củ, quả, hoa...).

3.2.3 Giải pháp về phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo và dạy nghề

Về giáo dục Hà Nội đặt ra các chỉ tiêu cụ thể. Về giáo dục phổ thông, số trường học công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia là 80-85%; đầu tư xây dựng từ 3 đến 5 trường liên cấp (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng) có diện tích tối thiểu 5ha, có cơ sở vật chất ngang tầm các nước trong khu vực. Về giáo dục nghề nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 75 - 80%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55 - 60%; Mỗi năm đào tạo nghề khoảng 230.000 lượt người. Để đạt được những chỉ tiêu trên, thời gian tới, Thủ đô cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Trước hết, Hà Nội cần phát triển hệ thống trường học chất lượng cao, trường học thông minh, trang bị cơ sở vật chất trường lớp theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, tiên tiến và từng bước hiện đại. Bên cạnh đó, khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, tích cực đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, khung chương trình đào tạo và phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, tăng thời lượng thực hành, áp dụng các tiến bộ, thành tựu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, trang bị cho người học kiến thức để làm chủ khoa học và

công nghệ trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ.

Ngay từ các bậc học, nhất là bậc học Phổ thông trung học, giáo viên và phụ huynh học sinh phải định hướng tương lai cho con em mình trong việc chọn lựa ngành nghề phù hợp với năng lực, thế mạnh của bản thân. Từ đó, tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực mà mình u thích, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng sau khi hồn thành khố học.

Đặc biệt, các trường cao đẳng, đại học phải làm tốt công tác tuyển chọn, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với trình độ nhận thức của người học, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ của xã hội, của quá trình hội nhập, mở cửa, phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay. Chú trọng đến việc thực hành các thao tác, các bước của hoạt động lắp ráp, sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ; sử dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ thuật, nhất là máy móc hiện đại, điều khiển từ xa, tự động hoá.

Thực tiễn nguồn lực chất lượng cao ở nước ta khơng có nhiều, chủ yếu là nguồn lực trung bình, tức là lao động ở bậc phổ thơng, đơn giản, lao động có trình độ chun mơn cao rất ít. Do đó, hầu hết việc sản xuất, sử dụng cơng nghệ máy móc, thiết bị đều nhập khẩu từ nước ngoài, xin ý kiến chuyên gia nước ngoài đến hỗ trợ. Theo đó, tiến hành rà sốt lại chương trình đào tạo ở các trường; tăng cường thời gian học thực hành, giảm thời gian học lý thuyết; gắn quá trình đào tạo với hoạt động thực tập, tham quan, bắt tay vào công việc ở từng chuyên ngành đào tạo; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các trường, các chuyên ngành đào tạo với nhau, nhất là với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, đầu tư, công ty; tuyển dụng học sinh vào đào tạo phải bảo đảm chất lượng, không chạy theo số lượng; Các cơ sở giáo dục cần phát triển hơn nữa vào các ngành nghề chất lượng cao: như lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin, năng lượng, vật liệu mới, công nghệ sinh học... để giúp người lao động có thể làm chủ khi cuộc cách mạng số hóa bùng nổ như hiện nay.

3.2.4 Giải pháp về phát triển hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, bên cạnh việc nâng cao trình độ học vấn và chun mơn kỹ thuật thì việc nâng cao trạng thái sức khỏe cho dân cư là điều kiện tiên quyết góp phần hình thành nguồn lao động hồn thiện về trí lực và thể lực. Củng cố, nâng cấp toàn bộ hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn thành phố, đảm bảo đáp ứng thuận tiện, nhanh chóng với chất lượng dịch vụ tốt phục vụ mọi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Phấn đấu để mọi người dân được

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển tình hình phát triển và sử dụng nguồn lao động tại thành phố hà nội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)