Giải pháp về phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo và dạy nghề

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển tình hình phát triển và sử dụng nguồn lao động tại thành phố hà nội (Trang 64 - 66)

3.2 Giải pháp phát nguồn lao động tại thành phố Hà Nội định hướng đến năm

3.2.3 Giải pháp về phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo và dạy nghề

Về giáo dục Hà Nội đặt ra các chỉ tiêu cụ thể. Về giáo dục phổ thông, số trường học công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia là 80-85%; đầu tư xây dựng từ 3 đến 5 trường liên cấp (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng) có diện tích tối thiểu 5ha, có cơ sở vật chất ngang tầm các nước trong khu vực. Về giáo dục nghề nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 75 - 80%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55 - 60%; Mỗi năm đào tạo nghề khoảng 230.000 lượt người. Để đạt được những chỉ tiêu trên, thời gian tới, Thủ đô cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Trước hết, Hà Nội cần phát triển hệ thống trường học chất lượng cao, trường học thông minh, trang bị cơ sở vật chất trường lớp theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, tiên tiến và từng bước hiện đại. Bên cạnh đó, khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, tích cực đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, khung chương trình đào tạo và phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, tăng thời lượng thực hành, áp dụng các tiến bộ, thành tựu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, trang bị cho người học kiến thức để làm chủ khoa học và

công nghệ trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ.

Ngay từ các bậc học, nhất là bậc học Phổ thông trung học, giáo viên và phụ huynh học sinh phải định hướng tương lai cho con em mình trong việc chọn lựa ngành nghề phù hợp với năng lực, thế mạnh của bản thân. Từ đó, tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực mà mình u thích, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng sau khi hồn thành khố học.

Đặc biệt, các trường cao đẳng, đại học phải làm tốt công tác tuyển chọn, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với trình độ nhận thức của người học, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ của xã hội, của quá trình hội nhập, mở cửa, phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay. Chú trọng đến việc thực hành các thao tác, các bước của hoạt động lắp ráp, sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ; sử dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ thuật, nhất là máy móc hiện đại, điều khiển từ xa, tự động hố.

Thực tiễn nguồn lực chất lượng cao ở nước ta khơng có nhiều, chủ yếu là nguồn lực trung bình, tức là lao động ở bậc phổ thơng, đơn giản, lao động có trình độ chun mơn cao rất ít. Do đó, hầu hết việc sản xuất, sử dụng cơng nghệ máy móc, thiết bị đều nhập khẩu từ nước ngoài, xin ý kiến chuyên gia nước ngoài đến hỗ trợ. Theo đó, tiến hành rà sốt lại chương trình đào tạo ở các trường; tăng cường thời gian học thực hành, giảm thời gian học lý thuyết; gắn quá trình đào tạo với hoạt động thực tập, tham quan, bắt tay vào công việc ở từng chuyên ngành đào tạo; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các trường, các chuyên ngành đào tạo với nhau, nhất là với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, đầu tư, công ty; tuyển dụng học sinh vào đào tạo phải bảo đảm chất lượng, không chạy theo số lượng; Các cơ sở giáo dục cần phát triển hơn nữa vào các ngành nghề chất lượng cao: như lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin, năng lượng, vật liệu mới, công nghệ sinh học... để giúp người lao động có thể làm chủ khi cuộc cách mạng số hóa bùng nổ như hiện nay.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển tình hình phát triển và sử dụng nguồn lao động tại thành phố hà nội (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)