5. Kết cấu khóa luận
1.7. Bài học kinh nghiệm rút ra về hoạt động Ngân hàng xanh cho Việt
Nam
Thứ nhất, có thể nhận thấy ngân hàng xanh đều là mục tiêu mà các nước đang nỗ lực phát triển, là định hướng chung của các ngân hàng để hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế.
Thứ hai, bên cạnh mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế thì cần phải chú trọng quan tâm đến những tác động, hậu quả xấu đối với mơi trường và xã hội. Do đó, ngân hàng cần phải có những hành động thiết thực để triển khai về ngân hàng xanh và tín dụng xanh.
Thứ ba, cần phải có sự can thiệp, hỗ trợ của Chính phủ, của các các cơ quan quản lý nhà nước trong việc khuyến khích dịng chảy tín dụng vào các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.
20
Thứ tư, cần hoàn thiện hệ thống pháp luận về quy trình, cơ chế hoạt động cấp dịch vụ tài chính xanh của các Ngân hàng hoặc các định chế tài chính cung cấp dịch vụ tài chính xanh; xây dựng được các khung thể chế, đưa ra các quy định cụ thể về các hoạt động ngân hàng xanh để các ngân hàng có cơ sở thực hiện rõ ràng. Lựa chọn đúng mơ hình phát triển tài chính xanh phù hợp, cần gắn kết việc phát triển hệ thống tài chính xanh với chiến lược phát triển kinh tế. Ban hành các quy định đảm bảo sự minh bạch của thị trường.
Thứ năm, việc triển khai ngân hàng xanh cần có sự phối hợp, sự nỗ lực chung tay góp sức của các bộ ban ngành, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và các tổ chức tài chính nói riêng.
Thứ sáu, cần có một số tiêu chuẩn để đánh giá ngân hàng xanh, chẳng hạn như tiêu chí về thủ tục cho vay tín dụng xanh; tỉ lệ dư nợ tín dụng xanh/tổng dư nợ; số lượng dự án tín dụng xanh…
21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM
2.1. Định hướng của Chính phủ trong việc triển khai hoạt động Ngân hàng xanh ở Việt Nam