Đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển phát triển ngân hàng xanh tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 62)

5. Kết cấu khóa luận

3.1. Đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam

3.1.1. Kết quả đạt được:

Từ khi bắt đầu thực hiện ngân hàng xanh, Chính phủ cùng các Bộ ban ngành có liên quan đã đưa ra rất nhiều các kế hoạch, quyết định, nghị định về các vấn đề “xanh” nhằm đẩy mạnh các công tác bảo vệ môi trường và xã hội. Việt Nam đang từng bước hình thành khn khổ pháp lý thực hiện và phát triển ngân hàng xanh; khuyến khích tín dụng xanh; đưa ra các yêu cầu đối với các ngân hàng về xây dựng khung, tiêu chuẩn và thực hiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Các rào cản tiếp cận vốn của các lĩnh vực có ảnh hướng lớn tới môi trường như nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng mặt trời,…đã được tháo gỡ. Do đó, dư nợ tín dụng tại Việt Nam đều tăng trưởng qua các năm.

Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát của NHNN năm 2019 về áp dụng tín dụng xanh trong ngành ngân hàng đã thu được một kết quả khá khả quan. Đó là đã có 19 tổ chức tín dụng xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường và xã hội; trong đó có 13 tổ chức tín dụng tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trường và xã hội vào quy trình hoạt động tín dụng xanh, 10 TCTD đưa ra được các sản phẩm ngân hàng cho tín dụng xanh, 17 TCTD đã đưa ra sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 10 ngành kinh tế.

3.1.2. Hạn chế:

Tuy đã có rất nhiều các quy định về thực hiện ngân hàng xanh, nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể nào về các lĩnh vực ngành nghề mà ngân hàng cần ưu tiên đầu tư, hỗ trợ. Hơn nữa, vẫn chưa có văn bản quy định trách nhiệm đối với các ngân hàng đầu tư, hỗ trợ tín dụng cho các dự án có tác động xấu đến mơi trường và xã hội. Hiện nay chỉ có “Luật Bảo vệ mơi trường” có quy định về các hoạt động đảm bảo môi trường, tuy nhiên nội dung của bộ luật này chỉ truy cứu trách nhiệm của các khối doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh hay dịch vụ của các ngành nghề quan trọng nhưng trong đó khơng có ngành tài chính – ngân hàng. Ngồi ra, việc sử phạt, truy cứu trách nhiệm về

52

môi trường chỉ áp dụng cho các đối tượng gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, trong khi ngân hàng đa phần đều gián tiếp tác động đến môi trường thông qua các dự án đầu tư.

Nhiều quốc gia trên thế giới như Đức, Anh, Bangladesh… đều có một ngân hàng xanh chuyên biệt nhưng Việt Nam hiện nay chưa có. Các hoạt động ngân hàng xanh đều lồng ghép trong các hoạt động của chính ngân hàng đó.

Các chính sách về ngân hàng xanh đã được triển khai từ khoảng đầu những năm 2010 tại Việt Nam, tuy nhiên nó vẫn cịn khá mới mẻ. Một số ngân hàng vẫn chưa đủ năng lực, nguồn vốn tài chính và nhân sự để có thể đầu tư về công nghệ hiện đại, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng xanh đến với khách hàng; việc đầu tư các dự án xanh còn hạn chế. Theo kết quả khảo sát của Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, có đến 89% doanh nghiệp được hỏi đã trả lời không nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước trong quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm xanh. Hơn nữa, nhiều ngân hàng vẫn chưa xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động của mình. Thị trường trái phiếu xanh chưa phát triển, các định chế tài chính như quỹ hưu trí, quỹ tín thác…hoạt động cịn hạn chế, dẫn đến việc bổ sung thêm vốn trung và dài hạn của ngân hàng gặp khó khăn. Dẫn đến tình trạng là tỷ lệ tín dụng xanh/tổng tín dụng cịn rất thấp, đạt khoảng 3,67%.

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra và triển khai áp dụng chỉ tiêu GDP xanh – Green GDP, được coi như là một chỉ tiêu vĩ mơ nhằm đánh giá sát sao tình hình tăng trưởng xanh của quốc gia đó. Tại Việt Nam, mặc dù đã tiếp cận khái niệm về GDP xanh từ khá sớm nhưng cho đến nay, đây vẫn là một chủ đề mới mẻ. Ngày 02/06/2010, theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã dự định giới thiệu chỉ tiêu GDP xanh trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam từ năm 2014; và năm 2012, khung phương pháp xây dựng chỉ số GDP xanh cho Việt Nam đã hình thành. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, việc thực hiện triển khai chỉ số GDP xanh vẫn chưa được thực hiện.

Các lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp, tổ chức tài chính đầu tư cơng nghệ xanh cũng khơng có nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn so với các dự án

53

thông thường khác, dẫn đến khơng khuyến khích, thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh.

Các cơ chế, chính sách phối hợp trao đổi thông tin giữa hệ thống NHTM và một số cơ quan chức năng khác của Nhà nước như Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa được chặt chẽ về nội dung.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển phát triển ngân hàng xanh tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)