Kế hoạch hoạt động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển phát triển ngân hàng xanh tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 44)

5. Kết cấu khóa luận

2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh

2.2.2. Kế hoạch hoạt động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược

quốc gia về tăng trưởng xanh

Ngày 24/03/2015, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 03/CT- NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Chỉ thị được đề ra với mục tiêu nhiệm vụ là thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, hoạt động cấp tín dụng của ngành ngân hàng cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng; cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững. Bên cạnh đó, thực hiện rà sốt, điều chỉnh và hồn thiện thể chế tín dụng cho phù hợp

33

với mục tiêu tăng trưởng xanh; tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh, qua đó thực hiện được mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế bền vững.

Cùng với đó, ngày 06/08/2015, Thống đốc NHNN quyết định ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 (Quyết định 1552/QĐ-NHNN). Quyết định được ban hành với mục tiêu thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng xanh, hướng tới một nền kinh tế các - bon thấp, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh. Nâng cao nhận thức, vai trò và năng lực của ngành ngân hàng trong thực hiện cấp tín dụng cho các ngành kinh tế xanh, phát triển các sản phẩm và dịch vụ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh. Quyết định cũng đã đưa ra 4 nhiệm vụ chủ yếu đối với ngành ngân hàng để thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả:

Nhiệm vụ 1: Rà sốt, điều chỉnh và hồn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng phù hợp với những mục tiêu tăng trưởng xanh.

Nhiệm vụ 2: Tăng cường năng lực cho hệ thống ngân hàng trong thực hiện ngân hàng – tín dụng bằng cách tổ chức đào tạo, tăng cường năng lực cho các tổ chức tín dụng và các cá nhân tham gia xây dựng và triển khai cơ chế chính sách, chương trình, sản phẩm ngân hàng – tín dụng xanh. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành ngân hàng về vai trò, mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; ý thức trong việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường; tích cực hưởng ứng các phong trào về “lối sống xanh”, “tiêu dùng xanh” và các phong trào bảo vệ mơi trường. Ngồi ra còn cần huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc tế và các nhà tài trợ song phương, đa phương nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các tổ chức tín dụng thực hiện tín dụng xanh.

Nhiệm vụ 3: Xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy các sản phẩm ngân hàng – tín dụng xanh, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh bằng cách khuyến khích tập trung nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho các dự án, phương án kinh doanh, đầu tư cho các ngành/lĩnh vực giảm thiểu và thích

34

ứng biến đổi khí hậu. Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, sử dụng công nghệ cao, cơng nghệ thân thiện với mơi trường góp phần phục vụ tăng trưởng xanh.

Nhiệm vụ 4: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về hoạt động ngân hàng – tín dụng xanh.

Ngồi ra, tại hội thảo “Quản lý rủi ro môi trường và xã hội ngành ngân hàng” được tổ chức vào ngày 21-22/08/2012 bởi NHNN kết hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Ngân hàng Nhà nước cũng đã hợp tác với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) để thúc đẩy công tác quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong ngành ngân hàng, thực hiện được mục tiêu xây dựng bộ hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Để hợp tác thành công tại hội thảo này, IFC đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với 54 tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam về thực tiễn quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Và kết quả thu được là 89% số TCTD tham gia cuộc khảo sát không biết đến các hướng dẫn hay tiêu chí cụ thể nào về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong ngành tài chính, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các TCTD. Do đó, có thể thấy được tầm quan trọng của việc ban hành các chính sách và quy trình về quản lý rủi ro mơi trường và xã hội. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước và IFC còn phối hợp tổ chức đào tạo cho các cán bộ nòng cốt về quản lý rủi ro mơi trường - xã hội và thẩm định tín dụng tại các tổ chức tín dụng, xây dựng một đội ngũ giảng viên có kiến thức, hiểu biết về tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường - xã hội.

Bên cạnh các văn bản, quyết định đã nêu trên, ngành ngân hàng cũng đưa ra thêm các quyết định, chương trình đầu tư phát triển ngân hàng xanh, tăng trưởng xanh khác như:

Ngày 07/08/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quyết định phê duyệt “Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam” với mục tiêu là tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dịng vốn tín dụng cào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

35

Ngày 31/08/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phê duyệt, quyết định ban hành “Kế hoạch hành động ngành ngân hàng thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” (1731/QĐ-NHNN) căn cứ theo quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” với 6 mục tiêu và 6 nhiệm vụ thực hiện cụ thể.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển phát triển ngân hàng xanh tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)