5. Kết cấu khóa luận
2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngân hàng xan hở Việt
2.2.1.1. Các nhân tố bên ngồi
Các chính sách, quy định của Nhà nước:
Các chính sách, khuôn khổ pháp lý về ngân hàng xanh đã được ban hành, tuy nhiên vẫn chưa được hoàn thiện, bổ sung để phù hợp với bối cảnh kinh tế của Việt Nam. Cơ bản là các chính sách mới chỉ mang tính chất định hướng, hướng dẫn, khuyến khích các ngân hàng chứ chưa mang tính chất bắt buộc.
NHNN đã hợp tác với IFC ban hành Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường –xã hội trong hoạt động cấp tín dụng cho 10 ngành kinh tế, ban hành Hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường –xã hội đối với 5 ngành kinh tế nữa gồm sản xuất nhiệt điện, sản xuất giấy và bột giấy, nhuộm vải, chế biến thủy sản, pin và ắc quy. Các văn bản sổ tay, hướng dẫn này tạo ra hướng đi, giúp ngân hàng, các TCTD nhận diện và chủ động trong công tác quản lý các rủi ro mơi trường – xã hội có thể gây tác động xấu đến mơi trường, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án được cấp tín dụng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.
Ngồi ra, các chính sách mà Nhà nước ban hành ra cũng phần nào giải quyết các khó khăn về phát triển các ngành như nông nghiệp theo hướng phát triển xanh, chẳng hạn như Chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nơng nghiệp theo mơ hình liên kết, ứng dụng cơng nghệ cao…
Các yếu tố kinh tế vĩ mô:
Môi trường kinh tế vĩ mô được đánh giá là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của ngân hàng xanh.
Về tốc độ tăng trưởng GDP: Sau những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người
29
tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%.
Về lạm phát: nhìn chung, lạm phát tại Việt Nam được kiểm sốt khá tốt. Giai đoạn 2016 – 2020 là giai đoạn được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát.
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Lạm phát cơ
bản
1,83% 1,41% 1,48% 2,01% 2,31%
CPI 2,66% 3,53% 3,54% 2,79% 3,23%
Bảng 2.1: Chỉ số lạm phát giai đoạn 2016 – 2020 của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Về tỷ lệ thất nghiệp: nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi liên tục giảm dần. Chỉ có riêng năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do ảnh hưởng của đại dich Covid -19. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp chung ước tính là 2,26%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,61%; khu vực nông thôn là 1,59%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,48%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,88%; khu vực nông thôn là 1,75%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) ước tính là 7,1%, trong đó khu vực thành thị là 10,63%; khu vực nông thôn là 5,45%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,51%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,68%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,93%.
Về sự phát triển của công nghệ: Việt Nam đã và đang triển khai nhanh chóng và mạnh mẽ về chuyển đổi số. Theo ơng Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn FPT, Việt Nam là một thị trường tiềm năng để phát triển cơng nghệ số, có một lợi thế lớn về nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và truyền thông với số lượng hơn 1 triệu nhân sự và còn gia tăng thêm hàng năm. Hơn nữa, Việt Nam có số lượng người sử dụng Internet cao chiếm 70%. Ngồi ra, Việt Nam cịn đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu di động và đứng thứ sáu thế giới về dịch vụ phần mềm với mức tăng trưởng 25%/năm. Ngành ngân hàng cũng đã năng động triển khai nghiên cứu và ứng dụng cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 vào các hoạt động của mình như đổi mới cách thức quản trị ngân hàng, hiện đại hóa các phương thức thanh tốn thực hiện giao dịch,…Theo kết quả nghiên cứu vào tháng 05/2017 của Viện
30
Chiến lược ngân hàng, 92% người tham gia khảo sát đang có những chuẩn bị về đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng qua công nghệ số, 76% đã chuẩn bị để thu hút nguồn lao động về lĩnh vực công nghệ thông tin và kỹ thuật – công nghệ cao và 96% các ngân hàng đang xây dựng các chiến lược phát triển công nghệ cao.
Về sự ổn định của mơi trường chính trị, pháp luật: sự ổn định về chính trị là một yếu tố quan trọng để chính phủ duy trì các chính sách pháp luật, kinh tế và xã hội. Hệ thống pháp luật cần ồn định để duy trì được một mơi trường đầu tư cơng bằng, an tồn, bình đẳng. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mơi trường chính trị ổn định so với các nước trong khu vực, sự ổn định này giúp Việt Nam trở thành một trong những thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Năm 2018, Việt Nam lần đầu tiên vào nhóm 20 nước thu hút FDI hàng đầu thế giới. Năm 2021 vừa qua, mặc dù ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19, vốn FDI vào Việt Nam vẫn đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020.
Về mức độ hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam: việc hội nhập nền kinh tế đang là một xu hướng toàn cầu, nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước, thúc đẩy phát triển kinh tế. Việt Nam đã gia nhập vào các tổ chức quốc tế như WTO, ASEAN, APEC; có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Việt Nam đã ký 16 FTA, trong đó có những đối tác quan trọng như Anh, Canada, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Úc; đang tiếp tục đàm phán 2 FTA với Israel và khối EFTA.
Nhóm nhu cầu thị trường:
Nhu cầu đầu tư vào công nghệ xanh: công nghệ xanh được cho là một lĩnh vực tiềm năng thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam, là một trong những giải pháp hàng đầu trong cơng cuộc chống biến đổi khí hậu và tràn đầy triển vọng trong tương lai.
Nhu cầu đầu tư vào các dự án sản xuất xanh, năng lượng sạch, sử dụng ngun liệu sạch: Việt Nam có địa hình và nguồn tài ngun có tiềm năng lớn để phát triển các nguồn năng lượn xanh. Về năng lượng gió, Việt Nam có địa lý hẹp dài với hơn 3.000km đường bờ biển, nhiều đồi núi. Về năng lượng mặt trời, theo thống kê, Việt Nam có tổng số giờ nắng lên cao tới 2.500 giờ/năm do nằm gần khu vực xích đạo. Với các tiềm năng lớn như vậy, Việt Nam dẫn
31
thu hút được nhiều đầu tư từ nước ngồi (ví dụ như nước Anh) và các doanh nghiệp trong nước đối với các dự án xanh.
Nhu cầu đầu tư xây dựng trụ sở xanh: việc xây dựng các cơng trình xanh đem lại rất nhiều lợi ích về lâu dài như tiết kiệm chi phí, cải thiện sức khỏe, nâng cao năng suất lao động, tạo được lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, việc thực hiện các cơng trình xanh địi hỏi mức chi phí đầu tư cao, do đó hiện nay Việt Nam vẫn chưa có nhiều các cơng trình xanh. Tính đến năm 2018, Việt Nam mới có khoảng 61 cơng trình được các tổ chức uy tín trong và ngồi nước chứng nhận là cơng trình xanh.
Thực hiện trách nhiệm xã hội về môi trường của doanh nghiệp: Việt Nam đã có giải thưởng “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” từ năm 2005. Các doanh nghiệp, ngân hàng vẫn luôn nỗ lực trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ mơi trường của mình đối với xã hội bằng việc thực hiện nhiều các chính sách an sinh – xã hội, sử dụng tiết kiệm năng lượng – giảm chi phí,…
2.2.1.2. Các nhân tố bên trong
Năng lực tài chính của ngân hàng: bao gồm
Quy mô và tốc độ tăng tổng tài sản: theo thống kê của NHNN, tính đến thời điểm 30/11/2020, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại đạt con số hơn 13,4 tỷ đồng; tăng 6,74% so với cùng thời điểm năm 2019.
Vốn chủ sở hữu: tính đến cuối năm 2020, tổng hợp từ 26 ngân hàng trong toàn bộ hệ thống, tổng số vốn chủ sở hữu đạt mức 704.879 tỷ đồng, tăng 16,95% so với cuối năm 2019.
Khả năng sinh lời (ROE): Theo thống kê từ báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 của 28 ngân hàng, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của phần lớn ngân hàng đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể là ROE trung bình đạt 12,1%; tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ có 3 ngân hàng trong nhóm ghi nhận ROE giảm.
Đảm bảo mức độ an toàn vốn tăng: Việt Nam đặt ra mục tiêu tỷ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM trong giai đoạn 2021 – 2025 đạt 11 – 12%, đến năm 2030 duy trì tối thiểu mức 12% theo Quyết định số 412/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/3/2022 phê duyệt Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Trong năm 2022, hầu hết các ngân
32
hàng đều dự kiến tăng vốn điều lệ từ 15 – 35% thơng qua hình thức chia cổ tức/chia thưởng bằng cổ phiếu.
Đảm bảo khả năng thanh khoản: Nhìn chung, về khả năng thanh khoản của NHTM đáp ứng được những nhu cầu tức thời về tiền của NHTM như rút tiền gửi, giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết hay một số những nhu cầu cần thanh toán bằng tiền khác.
Năng lực của cán bộ, công nhân viên:
Việc đánh giá, quản lý rủi ro có ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư dự án của ngân hàng có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường hay không. Sự thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức của các cán bộ nhân viên tại ngân hàng ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả thẩm định dự án. Hiện nay, đa phần năng lực đánh giá của cán bộ nhân viên còn hạn chế, chủ yếu thẩm định qua các hồ sơ xin vay vốn, một số sẽ kiểm tra công nghệ xả thải và kế hoạch di dân (nếu có) của các cơng trình/dự án; chưa đảm bảo được tính chính xác và hiệu quả thẩm định.
Nhận thức của lãnh đạo ngân hàng về ngân hàng xanh:
Lãnh đạo ngân hàng sẽ là người hướng dẫn, chỉ đường cho ngân hàng thực hiện các hoạt động ngân hàng xanh dựa trên các Hướng dẫn, Đề án phát triển ngân hàng xanh,… mà NHTW đưa ra. Khi các nhà lãnh đạo thay đổi nhận thức của mình, hướng đến việc phát triển ngân hàng nhiều hơn, sẽ tạo được nhiều chuyển biến tích cực cho tín dụng xanh nhờ tiếp cận được các dong vốn giá rẻ từ các định chế tài chính quốc tế, góp phần làm hấp dẫn thêm các dự án xanh.