Một số giải pháp, kiến nghị:

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển phát triển ngân hàng xanh tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 68)

5. Kết cấu khóa luận

3.2. Một số giải pháp, kiến nghị:

3.2.1. Về phía Chính phủ:

Thứ nhất, cần đưa ra khung pháp lý chặt chẽ về trách nhiệm môi trường và xã hội của hệ thống ngân hàng trong việc cấp phát tín dụng xanh. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng và ban hành thêm các văn bản pháp luật xác định rõ tầm quan trọng của ngân hàng xanh, nêu rõ tính chất bắt buộc thực hiện ngân hàng xanh mà vẫn đảm bảo kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh doanh và lợi ích cho cộng đồng, xã hội, bảo vệ mơi trường. Ngồi ra, cần có thêm một số chính sách thuế ưu đãi đối với các khoản cho vay tín dụng xanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính… Các chính sách, quy định cần có sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan, tránh sự chồng chéo về nội dung.

Thứ hai, đưa ra các chính sách ưu đãi đối với các NHTM thực hiện tín dụng xanh như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với phần nguồn vốn huy động để ngân hàng cho vay dự án; đưa ra một số các ưu đãi tái cấp vốn, tái chiết khấu cho mục đích tín dụng xanh phù hợp với mục tiêu.

Thứ ba, cần rà sốt, hồn thiện, bổ sung khung chính sách tài chính xanh nhằm phát triển thị trường vốn xanh và các sản phẩm tài chính xanh. Ban hành các quy định, điều kiện khi niêm yết cổ phiếu (niêm yết xanh); huy động vốn đầu tư phục vụ tăng trưởng xanh thông qua thị trường vốn cho các doanh nghiệp, dự án đã niêm yết; phát hành cổ phiếu xanh, phát hành trái phiếu… Đồng thời, cần thực hiện triển khai xây dựng một số chỉ số xanh điển hình như chỉ số GDP xanh để có thể dễ dàng kiểm sốt và nắm bắt được tình hình phát triển xanh tại Việt Nam. Ngồi ra, Chính phủ cần tạo điều kiện cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng tiếp cận được tới “Nguồn vốn xanh quốc tế”.

Thứ tư, do Việt Nam khơng có ngân hàng xanh cụ thể riêng biệt nào nên Chính phủ cần tạo các cơ chế pháp lỹ, quy tắc, môi trường cho các ngân

54

hàng, nhằm tạo sự ràng buộc hệ thống ngân hàng đối với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Cân nhắc thành lập định chế ngân hàng xanh chuyên biệt nhằm chun mơn hóa việc cung cấp vốn liên quan tới tăng trưởng xanh vì mục tiêu lâu dài.

Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho các ngành kinh tế; tập trung nguồn lực ưu tiên các dự án thân thiện với môi trường và tăng cường các biện pháp để thu hút thêm sự đóng góp cho các hoạt động bền vững môi trường của ngành ngân hàng.

3.2.2. Về phía các NHNN:

Thứ nhất, phối hợp với các bộ ban ngành liên quan để đưa ra được các lĩnh vực, ngành nghề nên ưu tiên đầu tư hỗ trợ cũng như bị hạn chế trong chiến lược phát triển xanh để các NHTM lấy làm căn cứ để thực hiện việc cấp phát tín dụng xanh. Hơn nữa, NHNN cần đưa ra các chế tài, quy định xử phạt đối với các NHTM nào hỗ trợ các dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Tiến hành xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp, xây dựng mơ hình và đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá Ngân hàng xanh nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng có cơ sở đánh giá và xây dựng mơ hình ngân hàng xanh phù hợp với ngân hàng mình.

Thứ hai, cần làm rõ vai trò của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc cung cấp các khoản tín dụng xanh cho đầu tư phát triển.

Thứ ba, đưa ra các chính sách khuyến khích NTHM cấp các tín dụng ưu đãi như về lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp, giảm dự trữ bắt buộc tương ứng với mức độ cho vay xanh, tăng tổng dư nợ cho các ngân hàng có dư nợ tín dụng cao,…tạo động lực cho các NTHM tham gia nhiều hơn vào phát triển ngân hàng xanh, thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào các dự án xanh.

3.2.3. Về phía các ngân hàng thương mại:

Thứ nhất, các ngân hàng cấp tín dụng nên điều chỉnh các khoản đầu tư, ưu tiên nhiều hơn vào các dự án xanh giúp điều chỉnh nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”.

Thứ hai, cần chú trọng đa dạng hóa các nguồn huy động vốn cho các dự án xanh. Các nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ tín dụng xanh từ các định chế tài chính như WB, IFC… cũng góp phần hỗ trợ các ngân hàng tập trung nguồn lực đối với các dự án xanh.

55

Thứ ba, các NHTM cần xây dựng thêm một số các chính sách riêng cho hoạt động tín dụng xanh, gắn với các mục tiêu xanh (bao gồm năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng,…) phù hợp với các văn bản, chính sách và quy định của NHNN đã đề ra để hoạt động hiệu quả tín dụng xanh. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm tín dụng xanh, sử dụng hợp lý các nguồn vốn từ các ngân hàng hay từ các chương trình dự án của Nhà nước đối với các dự án xanh để tránh các tác động tiêu cực đối với môi trường, xã hội.

Thứ tư, các NHTM cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức thậm chí là cả các cán bộ công nhân viên làm việc tại ngân hàng về các lợi ích của ngân hàng xanh. Tăng cường rèn luyện, đào tạo cán bộ công nhân viên về thẩm định, đánh giá và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong các dự án được xét đầu tư.

Thứ năm, các ngân hàng cần tích cực xây dựng chiến lược, mục tiêu phát triển cụ thể hay cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tại ngân hàng của mình nhằm mục tiêu phát triển ‘Green Banking’.

56

KẾT LUẬN

Để phát triển nền kinh tế theo xu hướng bền vững, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã lựa chọn tăng trưởng xanh làm mục tiêu. Việt Nam đã bắt đầu thực hiện tăng trưởng xanh bằng các ban hành các Chiến lược và Kế hoạch liên quan đến tăng trưởng xanh, cụ thể là Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 – 2020, Kế hoạch quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020,… Ngân hàng đóng vai trị to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước, đứng trước sự thay đổi về phương hướng phát triển kinh tế xã hội, đã đưa ra Ngân hàng xanh – xu hướng phát triển mới cho ngành ngân hàng.

Dựa trên những kinh nghiệm đi trước của một số quốc gia trên thế giới về phát triển ngân hàng xanh, kết hợp với việc thực hiện các Chiến lược và Kế hoạch về tăng trưởng xanh mà Chính phủ Việt Nam đề ra, ngành Ngân hàng tại Việt Nam đã bước đầu thực hiện triển khai ngân hàng xanh, đạt được nhiều kết quả khả quan, đánh giá việc thực hiện ngân hàng xanh cụ thể qua 4 tiêu chí bao gồm Chiến lược và quản trị ngân hàng xanh; Tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tư; kênh thánh tốn xanh và Thực hiện mơi trường xanh trong hoạt động của ngân hàng. Các chính sách, khung pháp lý và quản lý rủi ro môi trường xã hội trong tín dụng xanh tại các ngân hàng dần được hoàn thiện. Kết quả là ngân hàng xanh ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn và hiện nay, Việt Nam có khoảng 19 tổ chức tín dụng xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường và xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, việc thực hiện ngân hàng xanh vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Các chính sách của nhà nước đưa ra vẫn chưa có những quy định rõ ràng cụ thể đối với các ngành nghề cần đầu tư tăng trưởng xanh; về phát hành cổ phiếu, trái phiếu xanh; thiếu các quy định pháp luật xử lý, truy cứu trách nhiệm của ngân hàng trong việc đầu tư, cấp vốn tới các dự án gây tổn hại nghiệm trọng tới mơi trường. Ngồi ra, nguồn vốn dành cho tăng trưởng xanh còn khá hạn hẹp, dẫn tới nhiều ngân hàng chưa có điều kiện, cơ hội thực hiện tốt các chiến lược ngân hàng xanh được đề ra. Do đó, để đảm bảo việc phát triển bền vững, tăng trưởng xanh đạt hiệu quả cao, Việt Nam cần có những hành động cụ thể nhằm giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Hồn thiện và đưa ra nhiều chính sách, định hướng cụ thể nhằm phát triển ngân hàng xanh;

57

kết hợp hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài vào các dự án xanh. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích tăng trưởng xanh; nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp về tăng trưởng xanh nói chung và ngân hàng xanh nói riêng.

Tóm lại, trong thời gian tới, để ngân hàng xanh được phát triển mạnh mẽ hơn, Chính phủ cần kết hợp với ngành ngân hàng, các tổ chức doanh nghiệp tiếp tục phát huy các điểm mạnh đang có và đưa ra nhiều phương án, kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết triệt để các hạn chế tồn đọng; nhằm đạt được kết quả tốt theo như mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 mà Chính phủ đã đề ra.

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anh Phương (2020), Thách thức phát triển ngân hàng xanh, Tạp chí tài chính: https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/thach-thuc-phat-trien-ngan- hang-xanh-330054.html

2. Bài viết “Những kết quả nổi bật của ngành Công Thương thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2020”, Bộ Công Thương Việt Nam, https://moit.gov.vn/phat-trien-ben- vung/nhung-ket-qua-noi-bat-cua-nganh-cong-thuong-thuc-hien-chien- luoc-quoc-gia-ve-tang-truong-xanh-giai-doan-2011-2020.html

3. Hồ Ngọc Tú, Nguyễn Mai Hảo (2016), Phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý, Cổng TTĐT Bộ Tài chính: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet- tin?dDocName=MOFUCM090346

4. PGS,TS. Trần Thị Thanh Tú, ThS. Trần Thị Hoàng Yến (2016), Đánh giá thực tiễn ngân hàng xanh ở Việt Nam theo thơng lệ quốc tế, Tạp chí ngân hàng

5. Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam).

6. Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”.

7. Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 về “Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020”.

8. Quyết định 1658/QĐ-TTg về “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”.

9. Thư viện số của Học viện Chính sách và Phát triển

10. Th.S Ngô Anh Phương (2020), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Ngân hàng xanh ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội

11. Th.S Ngô Anh Phương (2020), Thực trạng và giải pháp phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính

12. TS.Nguyễn Đình Đáp, 2022, Giải pháp thực hiện tăng trưởng xanh, Tạp chí Tài chính Ngân hàng

59

13. Trịnh Bích Nga, 2017, Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá ngân hàng xanh tại Việt Nam, Thư viện số APD

14. Website của Bộ Công Thương: https://moit.gov.vn

15. Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: https://www.sbv.gov.vn

16. Website của Tổng cục thống kê: https://gso.gov.vn

17. Website của các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Sacombank,

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển phát triển ngân hàng xanh tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)