5. Kết cấu khóa luận
2.3. Thực trạng hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam
2.3.3. Kênh thanh toán xanh
Nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi sự phát triển trên nền tảng công nghệ số ngày càng nhiều. Do đó, ngân hàng cũng đưa ra Ngân hàng điện tử để bắt kịp xu hướng của thời đại – công nghệ 4.0. Ngân hàng điện tử (hay còn gọi là e-Banking) được đưa ra để phục vụ, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch tài chính trên các cơng cụ có kết nối Internet hoặc mạng viễn thông mà không cần phải giao dịch trực tiếp tại các ngân hàng hay sử dụng thẻ tại các cây ATM. Ngân hàng điện tử bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1980 tại Mỹ và Châu Âu. Mãi cho đến đầu những năm 2000, ngân hàng điện tử mới bắt đầu được biết đến tại Việt Nam và thực sự bắt đầu phát triển mạnh tại đầu những năm 2010 do tác động của cuộc cách mạng 4.0. Một số các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến đó là Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking và Phone Banking. Đặc biệt, đại dịch Covid -19 vừa qua cũng đã thúc đẩy sự phát triển của kênh thanh toán xanh tại các ngân hàng, thay đổi phần nào nhận thức của khách hàng trong các hoạt động giao dịch, dịch vụ của ngân hàng.
Các hoạt động triển khai các kênh thanh toán được thực hiện tại từ khá sớm. Ngày 29/12/2006, “Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp đó, “Đề án phát triển thanh tốn khơng tiền mặt giai đoạn 2016 -2020” (Quyết định số 2545/QQD-TTg) tiếp tục được phê duyệt. Mới đây, ngày 28/10/2021 vừa qua, Thủ tường Chính phủ đã quyết định phê duyệt “Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025”. NHNN mới đây cũng đã ban hành Thông tư 17/2021/TT-NHNN cho phép các TCTD phát hành thẻ bằng phương thức điện tử. Ngoài ra, NHNN cũng chỉ đạo tồn bộ ngành ngân hàng tích cực triển khai nhiều giải pháp, đặc biệt là đẩy mạnh triển khai kết nối, tích hợp thanh toán trên Cổng dịch vụ cơng quốc gia – NAPAS. Bên cạnh đó, các ngân hàng
45
đã ứng dụng công nghệ đột phá, phát triển được nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại, thân thiện và tiện lợi cho khách hàng như eKYC, QR code, thanh tốn khơng tiếp xúc; xây dựng hạ tầng số tích hợp như hệ sinh thái mobile banking kết hợp kết nối các dịch vụ cơng, tài chính, viễn thơng, điện lực… Theo Vụ Thanh tốn (NHNN), theo bảng số liệu 2.4, tính đến hết quý III/2021, cả nước có 20.058 ATM, 297.995 POS với số tiền giao dịch là 513.657 tỷ đồng, số lượng các ATM và các POS tăng nhưng giá trị giao dịch qua các quý đều giảm dần do việc sử dụng thanh toán điện tử ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, theo thống kê, đến cuối năm 2021, có 80 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet Banking), 44 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động (Mobile Banking). Trong 10 tháng đầu năm 2021, giao dịch thanh toán qua Internet tăng 49,39% về số lượng và tăng 29,14% về giá trị giao dịch (tỷ đồng); đối với dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động cũng tăng 72,76% về số lượng giao dịch và tăng 85,09% về giá trị giao dịch so với cùng thời điểm năm 2020.
Số lượng thiết bị Giá trị giao dịch (Tỷ đồng)
Quý III/201 9 Quý III/202 0 Quý III/202 1 Quý III/201 9 Quý III/202 0 Quý III/202 1 ATM 18.939 19.509 20.058 705.09 1 695.96 4 513.65 7 POS/EFTPOS/ED C 275.66 0 280.41 8 297.99 5 158.48 3 158.74 1 139.12 6 Bảng 2.4: Số liệu về số lượng và giá trị giao dịch của ATM/
POS/EFTPOS/EDC
46
Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đang chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử - một trong những hoạt động làm xanh hóa hoạt động ngân hàng. Theo Vụ Thanh toán, tại thời điểm tháng 04/2021, có khoảng 78 ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ internet banking, 49 ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ mobile banking và nhiều tổ chức trung gian cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán điện tử chẳng hạn như ví điện tử, dịch vụ chuyển tiền điện tử,…
Sacombank: hiện nay không chỉ thực hiện dịch vụ thánh toán điện tử, mà mới đây, Sacombank cũng trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam dừng cung cấp mã PIN bằng giấy để tiết kiệm chi phí, thời gian mà cịn góp phần bảo vệ mơi trường. Ngồi ra, ngân hàng còn phát hành ứng dụng mCard sau đó được nâng cấp lên thành SacombankPay để giúp khách hàng có thể quản lý thẻ một cách dễ dàng, an tồn tiện lợi trong thanh tốn hóa đơn dịch vụ, tiết kiệm thời gian cho khách hàng hơn.
BIDV: mới đây, ngân hàng đã đưa ra ứng dụng BIDV Smart Banking thế hệ mới – là ngân hàng số thế hệ mới của BIDV, là sự kết hợp giữa Internet Banking và Mobile Banking. Smartbanking đã được ngân hàng triển khai nâng cấp 5 lần với nhiều tính năng nổi bật như: Khách hàng giới thiệu khách hàng, Quản lý tài chính cá nhận, Chứng khốn,…Cùng với đó là dịch vụ eKYC (định danh điện tử khách hàng) được ra mắt trong phiên bản Smartbanking mới, tính đến thời điểm 31/12/2021 cũng đã thu hút hơn 341,6 nghìn khách hàng đăng ký thành cơng. 0 200000 400000 600000 800000 Quý III/2019 Quý III/2020 Quý III/2021
Biểu đồ 2.2: Giá trị giao dịch tại ATM/POS/EFTPOS/EDC ATM POS/EFTPOS/EDC 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000
Quý III/2019 Quý III/2020 Quý III/2021
Biểu đồ 2.1: Số lượng ATM/POS/EFTPOS/EDC
47
Agribank: phát hành thẻ chip nội địa từ năm 2020, mang lại một tiện ích mới cho khách khi mua vé tuyến xe buýt điện do Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Sinh thái VinBus thuộc Tập đồn Vingroup vận hành. Với giải pháp thanh tốn chạm, khách hàng thanh toán nhanh chóng, đơn giản chỉ bằng thao tác đưa thẻ chạm nhẹ lên thiết bị chấp nhận thẻ lắp đặt trên xe buýt để nhận vé.
HSBC Việt Nam trở thành ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam chuyển đổi từ thẻ nhựa sang thẻ nhựa tái chế. Cụ thể là đổi thẻ tín dụng Premier MasterCard, thẻ ghi nợ Premier và thẻ ghi nợ Visa Chuẩn sẽ được thay bằng chất liệu nhựa tái chế với 85% nhựa tái chế có nguồn gốc từ chất thải cơng nghiệp. Việc chuyển sang phát hành thẻ nhựa tái chế sẽ giúp ngân hàng giảm phát thải nửa tấn các-bon và tiết kiệm 0,2 tấn nhựa mỗi năm.
Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cũng ra mắt dòng thẻ tín dụng và ghi nợ làm từ vật liệu các-bon trung tính tại thị trường Việt Nam. Ngồi ra, Standard Chartered Việt Nam cung cấp tín dụng tài trợ thương mại liên kết bền vững cho Công ty TNHH Sản phẩm giấy Leo (Việt Nam) trị giá 13,5 triệu USD nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn lưu động.
HDBank đẩy mạnh tài trợ các gói tín dụng xanh với trị giá lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đồng thời phát hành thẻ tín dụng cho các khách hàng là cá nhân và hộ gia đình lắp điện mặt trời áp mái với nhiều ưu đãi. HDBank với vai trò là ngân hàng tiên phong trong tài trợ xanh, đã dành riêng 10.000 tỷ đồng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch với mong muốn thúc đẩy phát triển lĩnh vực nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, phát huy giá trị công nghệ 4.0. Ngoài ra, HDBank và Proparco dành 50 triệu USD phát triển các dự án xanh tại Việt Nam. HDBank là ngân hàng thành viên đầu tiên của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận giải "Green Deal Award" cho những thành tích nổi bật trong tài trợ thương mại xanh khi tham gia Chương trình tài trợ thương mại của ADB (Trade Finance Program - TFP).