Định hướng của Chính phủ trong việc triển khai hoạt động Ngân

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển phát triển ngân hàng xanh tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30)

5. Kết cấu khóa luận

2.1. Định hướng của Chính phủ trong việc triển khai hoạt động Ngân

Việt Nam đã luôn xác định mục tiêu chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế đó là phát triển bền vững từ năm 1992, tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững. Bên cạnh đó, theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2014, trong giai đoạn 2011-2014, lượng khí thải có xu hướng tăng mạnh và dự tính có thể lên tới 800 triệu tấn CO2 tính đến năm 2030. Ngoài ra, theo bảng xếp hạng chỉ số EPI (Enviroment Performance Index) vào năm 2014, Việt Nam đứng thứ 136/178 quốc gia về hiệu quả môi trường. Tất cả những kết quả này cho thấy tình trạng ơ nhiễm môi trường tại Việt Nam càng ngày càng đáng lo ngại. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành các Chiến lược và Kế hoạch về phát triển tăng trưởng xanh nhằm tăng trưởng kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường, xã hội.

2.1.1. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020

Ngày 25 tháng 9 năm 2012,Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050” với mục tiêu chung là tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Chiến lược được đề ra với 3 mục tiêu cụ thể, 3 nhiệm vụ chiến lược và 17 giải pháp được đưa ra để thực hiện hiệu quả chiến lược.

Ba mục tiêu cụ thể bao gồm:

Mục tiêu 1: Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao.

Mục tiêu 2: Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

22

Mục tiêu 3: Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.

Ba nhiệm vụ chiến lược gồm có:

Nhiệm vụ 1: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Nhiệm vụ 2: Xanh hóa sản xuất. Cụ thể là thực hiện một chiến lược “cơng nghiệp hóa sạch” thơng qua rà sốt, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển cơng nghiệp xanh, nơng nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ơ nhiễm.

Nhiệm vụ 3: Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững bằng cách kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tiện nghi, chất lượng cao mang đậm bản sắc dân tộc cho xã hội Việt Nam hiện đại. Thực hiện đơ thị hóa nhanh, bền vững, duy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nơng thơn và tạo lập thói quen tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới toàn cầu.

17 giải pháp được đề ra bao gồm:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện. - Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại.

- Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và thương mại.

- Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia.

- Giảm phát thải khí nhà kính thơng qua phát triển nơng nghiệp hữu cơ bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nơng nghiệp.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các ngành sản xuất, dần hạn chế những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới.

- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên.

- Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để tạo thêm việc làm, nâng thu nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên.

23

- Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: Hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các cơng trình xây dựng đơ thị.

- Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn.

- Đơ thị hóa bền vững: bao gồm quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch; xây dựng hạ tầng kỹ thuật; xây dựng đô thị xanh, đơ thị sinh thái, cơng trình xanh; giao thơng đơ thị và xanh hóa cảnh quan đơ thị.

- Xây dựng nông thôn mới với lối sống hịa hợp với mơi trường. - Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh. - Huy động nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, ban hành hệ thống tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và thông tin dữ liệu về tăng trưởng xanh.

- Hợp tác quốc tế.

Để thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh đã đề ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình và được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020 (Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014), gọi tắt là Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh. Kế hoạch bao gồm 12 nhóm hoạt động với 66 nhiệm vụ hành động cụ thể theo 04 chủ đề chính:

Chủ đề 1: Xây dựng thể chế quốc gia và kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương với 08 hoạt động theo 02 nhóm là xây dựng thể chế và kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương.

Chủ đề 2: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo với 20 hoạt động theo 04 nhóm là sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giảm cường độ phát thải nhà kính trong những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng; trong giao thông vận tải; đổi mới kỹ thuật canh tác và hoàn thiện quản lý để giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong nơng lâm nghiệp, thủy sản và phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Chủ đề 3: Thực hiện xanh hóa sản xuất với 25 hoạt động theo 04 nhóm là rà sốt, kiến nghị điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và xây dựng đề án tái cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh; sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn lực tự nhiên và phát triển khu vực kinh tế xanh; phát triển kết cấu hạ tầng bền vững; thúc đẩy phong trào “doanh nghiệp

24

phát triển bền vững”, nâng cao năng lực và thị trường dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và quản lý phục vụ tăng trưởng xanh.

Chủ đề 4: Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững với 13 hoạt động theo 02 nhóm là phát triển đơ thị xanh và bền vững; thúc đẩy thực hiện lối sống xanh.

Để đạt được kết quả tốt trước những mục tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra; Kế hoạch đã nêu rõ các giải pháp cần được thực hiện như sau:

Những hoạt động thuộc Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cần được triển khai đồng bộ và phù hợp các nội dung về: Nâng cao nhận thức; hoàn thiện thể chế; thay đổi cơ cấu kinh tế ngành, địa phương và doanh nghiệp và đổi mới công nghệ.

Các Bộ, ngành, địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan có liên quan được giao chủ trì thực hiện các hoạt động thuộc Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh chịu trách nhiệm đưa ra các giải pháp triển khai thực hiện theo kế hoạch cho giai đoạn 2014 - 2020.

Về nguồn vốn thực hiện các hoạt động: Về nguồn vốn, bao gồm: Từ ngân sách nhà nước trong Chương trình hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu; từ nguồn lực của các doanh nghiệp; từ cộng đồng và từ nguồn viện trợ của quốc tế. Các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được phân cơng có trách nhiệm huy động, quản lý nguồn lực từ ngân sách nhà nước, (bao gồm cả Trung ương và địa phương), nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Nhà nước ưu tiên và dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh, đặc biệt cho nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo. Nhà nước tạo cơ sở pháp lý khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp đầu tư nguồn lực để thực hiện các hoạt động của Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh.

2.1.2. Những kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020

Theo Bộ Công Thương, sau khi thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 đã đạt được một số kết quả nổi bật như:

25

Về giảm cường độ phát thải khí nhà kính: Hệ số đàn hồi điện/GDP giai đoạn 5 năm đã giảm từ mức 2,0 giai đoạn 2001-2010 xuống mức 1,9 giai đoạn 2011-2015 và xuống mức 1,43 giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó, qua việc tích cực mạnh mẽ đầu tư và cải tạo lưới điện, tỷ lệ tổn thất truyền tải và phân phối điện liên tục giảm, từ 10,15% năm 2010 xuống 6,5% năm 2020.

Về nhận thức xã hội: qua việc nỗ lực thực hiện giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện; trên 85% người dân Việt Nam biết, hiểu về vấn đề tiết kiệm năng lượng thông qua truyền thông cộng đồng; 100% các loại hình truyền thơng gồm truyền hình, phát thanh, báo in, báo điện tử, ấn bản phẩm... có tham gia tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng; 100% các Đài phát thanh truyền hình của 63 tỉnh thành có các hoạt động tuyên truyền về lĩnh vực tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, các nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng đã được đưa vào hệ thống giáo dục quốc gia.

Về cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng ở các ngành sử dụng nhiều năng lượng: Tỷ lệ năng lượng tiết kiệm của Việt Nam đạt 5,65%, tương đương với tổng năng lượng tiết kiệm được gần 11,3 triệu tấn dầu quy đổi (TOE) trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó, cường độ năng lượng của các ngành sản xuất công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng đều giảm dần: ngành thép giảm 8,09%, xi-măng giảm 6,33%, dệt sợi giảm 7,32%.

Về phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo: theo thống kê, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đến năm 2020 đã có 113 dự án điện mặt trời, điện gió với tổng cơng suất trên 5.700MW được giải tỏa hết công suất. Trong giai đoạn này, trên cả nước, 102 dự án điện mặt trời đã được đưa vào vận hành với tổng công suất là 6.314MWp (tương đương 5.245MWac)

Về xanh hóa sản xuất: thơng qua việc triển khai Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 07/09/2009), đã cho thấy 90% các cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; 90% các Sở Cơng thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp vào năm 2020 – sau khi kết thúc Chiến lược.

26

Về xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững: Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được ban hành đã đem lại nhiều tích cực cho thị trường hàng hóa và hệ thống phân phối trên cả nước. Các mặt hàng sản phẩm xanh đang ngày càng được quảng bá, phổ biến rộng rãi hơn, nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.

Tổng quát lại, việc thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 đã đạt được những thành công nhất định, đặc biệt là về phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, cũng đã nâng cao được nhận thức của người dân về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

2.1.3. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 nhìn 2050

Với mục tiêu chung là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hịa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ tồn cầu; ngày 01/01/2021, Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Chiến lược được đề ra với 4 mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, giảm cường độ phát thải nhà kính trên GDP:

Mục tiêu đến năm 2030: cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014. Đến năm 2050: giảm ít nhất 30% so với năm 2014.

Thứ hai, xanh hóa các ngành kinh tế: chuyển đổi mơ hình tăng trưởng

theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mơ hình kinh tế tuần hồn thơng qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Mục tiêu đến năm 2030: Tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP bình quân giai đoạn 2021-2030 giảm từ 1,0 – 1,5%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 15 – 20%; kinh tế số đạt 30%

27

GDP; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%; ít nhất 30% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Đến năm 2050: Tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP bình quân mỗi giai đoạn (10 năm) giảm từ 1,0%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 25 - 30%; phấn đấu kinh tế số đạt 50% GDP; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42 - 43%; ít nhất 60% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Thứ ba, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững: xây dựng lối

sống xanh kết hợp với nếp sống đẹp truyền thống để tạo nên đời sống chất lượng cao hào hợp thiên nhiên. Thực hiện đơ thị hóa, xây dựng nơng thơn mới đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững; tạo lập văn hóa tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới.

Thứ tư, xanh hóa q trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao

trùm, nâng cao năng lực chống chịu: nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, đảm bảo bình đẳng về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau trong q trình chuyển đổi xanh.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển phát triển ngân hàng xanh tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)