5. Kết cấu khóa luận
2.3. Thực trạng hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam
2.3.2. Tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tư
Tín dụng xanh, hiểu đơn giản đó là các khoản tín dụng được ngân hàng cấp cho các dự án sản xuất kinh doanh “xanh” không gây rủi ro cho mơi trường, ứng phó với những thách thức về mơi trường và xã hội. Tại Việt Nam, tín dụng xanh đã được triển khai trong những năm gần đây nằm trong khuôn khổ chung về trách nhiệm đối với môi trường và xã hội mang tính tồn cầu.
Theo kết quả khảo sát của Viện Chiến lược ngân hàng, có khoảng 88% các ngân hàng thương mại coi tín dụng xanh là một mảng kinh doanh tiềm năng, trong đó 68% có kế hoạch sẽ mở rộng dịch vụ tín dụng xanh trong ngắn và trung hạn. Môi trường, khoa học kỹ thuật, bảo hiểm... được các ngân hàng đánh giá là mảng kinh doanh nhiều triển vọng để cấp các khoản cho vay tín dụng xanh.
Số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Thương mại, cho thấy, nếu như năm 2017, dư nợ tín dụng xanh tại Việt Nam đạt khoảng 180 nghìn tỷ đồng, thì đến năm 2019 là trên 300 nghìn tỷ đồng, đến năm 2021 ước tính đạt khoảng trên 340 nghìn tỷ đồng. Tính đến q I/2021, theo số liệu của NHNN, có 67 tổ chức tín dụng đã triển khai tín dụng xanh, dư nợ tín dụng xanh chiếm 3,6% trong tổng dư nợ tín dụng của tồn nền kinh tế, tăng 0,46% so với năm 2020 và tăng gấp 2 lần so với giai đoạn trước – 2015. Có thể thấy, dựa theo tổng thể, tín dụng xanh vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ, do việc triển khai tín dụng xanh cịn khá mới mẻ nên tốc độ phát triển có hơi chậm, chưa thể đáp ứng được yêu cầu về tín dụng xanh đã đề ra. Nhiều ngân hàng cũng chưa xây dựng quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội hay triển khai đánh giá quản lý rủi ro mơi trường trong cấp tín dụng một cách chuyên nghiệp, có hệ thống, chưa áp dụng các tiêu chuẩn của môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay, đồng thời thành lập đơn vị chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường từ chi nhánh đến toàn hệ thống, giám sát hoạt động tín dụng xanh và việc triển khai ngân hàng xanh tại các NHTM...
40
Hình 2.1: Tình hình dư nợ TDX tại Việt Nam giai đoạn 2016 -2020
Nguồn: Vụ tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước
Từ năm 2017, NHNN đã phối hợp với IFC đưa ra Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng cho 10 ngành kinh tế, cụ thể ở đây bao gồm: nơng nghiệp, hóa chất, xây dựng và cơ sở hạ tầng, chế biến thực phẩm, năng lượng, dệt may, dầu khí, xử lý chất thải, khai thác Mỏ và các sản phẩm từ chất khống phi kim loại. Ngồi ra, ngân hàng cung cấp nhiều khoản tín dụng xanh cho các dự án đầu tư tại nhiều lĩnh vực như thủy điện; nông nghiệp nông thôn; lâm nghiệp; kinh tế hộ gia đình; du lịch; năng lượng hiệu quả và tiếp tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ cao; … Các hoạt động này đã góp phần làm xanh hóa nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi và tăng trưởng xanh kinh tế, phát triển bền vững tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ở góc độ nội tại ngân hàng, thì chi phí cho vay các khoản tín dụng xanh lớn và đầu tư dài hạn, lợi nhuận thấp, chưa có qui trình đánh giá chuẩn trong thẩm định; qui mơ các khoản tín dụng xanh và mức độ rủi ro rất lớn vượt quá cả khả năng tài chính cũng như năng lực quản lý của các ngân hàng thương mại.
Ở góc độ quản lý, thì cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý cho tín dụng xanh cũng như liên quan đến tín dụng xanh, bảo vệ mơi trường, phát triển bền vững cịn chưa đồng bộ. Trong đó, chính sách về nghiệp vụ cho vay tín dụng xanh được hầu hết các ngân hàng thương mại cho rằng vẫn là rào cản lớn
41
nhất, tiếp đến vấn đề bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản đảm bảo, chính sách về đầu tư, nghiệp vụ tài trợ thương mại (bảo lãnh và chiết khấu)…
Từ khi ngân hàng xanh bắt đầu triển khai, nhiều ngân hàng như VietinBank, BIDV, Agribank, VPBank hay HDBank cũng đã nhanh chóng thực hiện thúc đẩy triển khai hoạt động tín dụng xanh theo các chính sách, định hướng phù hợp với ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng tham gia vào các dự án tài chính xanh cùng với các tổ chức thế giới. Qua đó, đóng góp một phần lợi ích cho phát triển nền kinh tế xanh tại Việt Nam
Ngân hàng VietinBank:
Để thực hiện theo chỉ thị về phát triển tín dụng xanh của chính phủ, từ năm 2015, VietinBank đã xúc tiến các hoạt động tìm kiếm nguồn vốn ưu đãi toàn cầu để tài trợ cho các lĩnh vực xanh. Đặc biệt là sau khi ký kết thỏa thuận hợp tác giữa VietinBank và IFC, VietinBank đã xác định sẽ ưu tiên cấp tín dụng xanh cho các dự án thúc đẩy giảm thiểu khí CO2 và các dự án tiết kiệm năng lượng.
Bên cạnh đó, nhằm luân chuyển nguồn vốn tín dụng xanh đến tận tay khách hàng, VietinBank cũng nhanh chóng triển khai các chương trình theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước như cho vay nông nghiệp - nông thôn theo Nghị định 55/2015/NÐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn, cho vay nông nghiệp sạch công nghệ cao, cho vay công nghiệp hỗ trợ...
Tính đến hết quý III/2019, VietinBank đã ký kết trên 600.000 hợp đồng cấp tín dụng xanh với tổng dư nợ hơn 16.000 tỷ đồng tại tất cả các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tái chế, tái sử dụng các nguồn tài nguyên, xử lý chất thải và phịng chống ơ nhiễm, quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nơng thơn…
Dư nợ tín dụng xanh của ngân hàng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tài trợ cho năng lựợng tái tạo - một trong năm chủ điểm xanh theo định hướng của Chính phủ (chiếm 64%), lĩnh vực xử lý chất thải (chiếm 17%) và quản lý nước sạch (chiếm 18%). Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thùy Dương – đại diện Trung tâm Giải pháp Tài chính VietinBank, ngân hàng ln đưa ra các chương trình ưu đãi đối với các dự án về năng lượng tái tạo; luôn ưu tiên các dự án về phát triển bền vững, bảo vệ mơi trường;…
42
Tính tới q III/2020, VietinBank có dư nợ tín dụng xanh là 22.700 tỷ đồng cho gần 278 dự án, trong đó tỷ trọng tập trung chủ yếu là dư nợ thuộc ngành năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (chiếm 71% dư nợ tín dụng xanh). VietinBank đã và đang tài trợ 400 dự án năng lượng tái tạo, nhiều dự án có quy mơ và cơng suất lớn hơn 100 MW, gồm các nguồn năng lượng tái tạo đa dạng. Nhiều dự án điện đã tài trợ có hiệu quả như: Dự án điện mặt trời Trung Nam (Trà Vinh), Điện gió Hướng Tân (Hịa Bình), Thủy điện Thuận Hịa (Hà Giang)...
Ngân hàng BIDV:
BIDV luôn chú trọng và chun nghiệp hóa cơng tác quản lý rủi ro môi trường và xã hội bằng quy trình cấp tín dụng. Các rủi ro môi trường được BIDV đánh giá kỹ lưỡng trong quá trình thẩm định dự án, đồng thời, BIDV luôn thường xuyên giám sát, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quá trình thực hiện dự án, đảm bảo hạn chế mức ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường các dự án được ngân hàng tài trợ xuống mức thấp nhất trong khả năng.
Ngoài ra, BIDV cịn huy động thành cơng nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho dự án Năng lượng tái tạo (REDP), dự án Hiệu quả tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam (VEEIE)…Và trong tháng 05/2021 vừa qua, BIDV đã được AFD tài trợ 100 triệu USD hạn mức tín dụng xanh SUNREF khơng qua bảo lãnh của Chính phủ.
Một số các lĩnh vực cho vay được BIDV ưu tiên đối với các dự án xanh được thể hiện trong bảng dưới đây:
ĐVT: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 Tăng trưởng 1 Cho vay tài trợ xuất khẩu 55.838 54.482 2,49% 2 Cho vay doanh nghiệp vừa
và nhỏ
281.358 283.539 -0,77%
3 Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn
316.276 298.670 5,89%
4 Cho vay Công nghiệp hỗ trợ 66.876 61.401 8,92% 5 Cho vay DN ứng dụng công
nghệ cao
10.435 8.321 25,41%
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu cho vay của BIDV với các dự án xanh
43 ĐVT: tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Dư nợ tín dụng xanh 38.534 45.470 54.564 65.077 70.186 Tổng dư nợ 723.697 866.885 988.738 1.116.997 1.214.296 Tỷ trọng dư nợ TDX/Tổng dư nợ 5,32% 5,24% 5,52% 5,83% 5,78%
Bảng 2.3: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ TDX của BIDV từ năm 2016-2020
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV
Theo như bảng số liệu 2.3 dư nợ tín dụng xanh của BIDV trong giai đoạn 2016-2020 đều có xu hướng tăng lên qua các năm. Đây cũng là một sự nỗ lực của ngân hàng trong phát triển tín dụng xanh giai đoạn đầu. Tốc độ tăng trưởng về dư nợ tín dụng của ngân hàng qua các năm đạt khoảng 20%/năm. Tỷ trọng dư nợ TDX so với tổng dư nợ đạt trung bình 5,54% trong giai đoạn 2016-2020. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng dư nợ TDX của ngân hàng vẫn đang ở mức thấp, tuy nhiên vẫn cao hơn mặt bằng chung về tỷ trọng dư nợ TDX so với cả nước.
Bên cạnh việc thực hiện các hoạt động ngân hàng xanh thơng qua trực tiếp cung cấp các khoản tín dụng thông thường cho khách hàng theo chỉ đạo của ngành, BIDV cịn là định chế tài chính (ĐCTC) duy nhất trong hệ thống các TCTD tại Việt Nam đang triển khai thực hiện chức năng “Ngân hàng bán buôn” với một số các dự án tiêu biểu như hợp tác với Công ty VWS thông qua tài trợ vốn 90 triệu USD cho dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước Thành phố Hồ Chí Minh; dự án chuyển đổi nơng nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) có tổng vốn đầu tư là 301 triệu USD; được WB chọn lựa tin tưởng làm 1 trong 2 ngân hàng cho vay lại Dự án tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam (VEEIEs) trị giá 100 triệu USD vào năm 2017.
Ngân hàng SacomBank:
Năm 2020, theo Báo cáo thường niên, Sacombank triển khai nguồn vốn 15.000 tỷ đồng với lãi suất từ 5%/năm dành cho doanh nghiệp mới và hiện hữu có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xanh hoặc có quy trình hoạt động khơng gây ảnh hưởng, bảo vệ tài nguyên, môi trường…
44
cùng một số lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên khác. Đối với các cá nhân và hộ gia đình, Sacombank cũng triển khai nguồn vốn 500 tỷ đồng cho vay mua thiết bị năng lượng mặt trời với lãi suất ưu đãi, tặng kèm thêm sản phẩm bảo hiểm nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên thay cho điện năng.