Cơ sở xuất phát của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 28 - 32)

địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam Định

Mục tiêu giáo dục đào tạo và mục tiêu, nhiệm vụ của bộ mơn Lịch sử

Luật giáo dục nước Cộng Hồ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2005 đã nêu: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, mục tiêu của cấp THPT đựơc xác định như sau: “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [65,75].

Nói một cách cụ thể, mục tiêu của môn lịch sử trường THPT phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

Kiến thức: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, bao gồm:

Sự kiện lịch sử cơ bản, các khái niệm, thuật ngữ, tên người, tên đất, niên đại, những hiểu biết về quan điểm lí luận sơ giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu và học tập, phù hợp với yêu cầu và trình độ học sinh.

Thái độ:Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa; lòng yêu quê

hương - một biểu hiện của lòng yêu nước, trong lao động sản xuất cũng như trong trong đấu tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc; tinh thần đồn kết quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hồ bình, dân chủ; niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và dân tộc; có ý thức làm nghĩa vụ công dân; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quốc tế; những phẩm chất cần thiết trong đời sống cộng đồng….

Về kỹ năng: Bồi dưỡng tư duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết phân tích, đánh giá, liên hệ; kĩ năng học tập và thực hành bộ môn, sử dụng SGK, các tài liệu tham khảo, khả năng trình bày nói và viết, làm và sử dụng một số đồ dùng trực quan quy ước, những hoạt động ngoại khố của mơn học; vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hiện nay.

Mục tiêu đào tạo của môn lịch sử nhằm đáp ứng mục tiêu chung của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tồn cầu, đào tạo thế hệ trẻ có 4 cột trụ của nền giáo dục: “học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”.

Yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay

Ngày 01 tháng 11 năm 2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết số 29/NQ-TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” nêu rõ: Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.

Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2015 đã nêu mục tiêu

của giáo dục là nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hồ về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời.

Đổi mới phương pháp dạy học hiện này nhấn mạnh quá trình chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Đó là việc khắc phục lối truyền

thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực, biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra.

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, bộ mơn Lịch sử cũng cần phải có sự đổi mới để đáp ứng những yêu cầu đó. Mà thực chất của đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay là chuyển từ dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm” sang dạy học dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, tức là phải phát huy hết vai trị tự giác, tích cực, độc lập của học sinh, giáo viên là người tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh.

Trước những yêu cầu thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay, việc sử dụng các di tích quốc gia đặc biệt ở địa phương để liên hệ trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT là rất cần thiết. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, các di tích quốc gia đặc biệt giúp cho quá trình học tập của HS trở nên hấp dẫn hơn, HS hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, phát triển năng lực cho HS góp phần hình thành một số năng lực cần thiết cho HS. Đồng thời, các di tích quốc gia đặc biệt cũng giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS.

Đặc điểm tâm lý học sinh THPT và đặc điểm của nhận thức lịch sử Đặc điểm nhận thức của học sinh THPT: Quá trình nhận thức của học

sinh cũng như quá trình nhận thức của các nhà khoa học, hay nhận thức tính chất xã hội của lịch sử loài người diễn ra theo quy luật : “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đuờng biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan”. [18,152-153]. Ở lứa tuổi này, hoạt động học tập địi hỏi tính tích cực, năng động cao, đòi hỏi sự phát triển mạnh của tư duy lý luận; hình thành hứng thú học tập liên quan đến xu hướng nghề nghiệp; hứng thú học tập được thúc đẩy, bồi dưỡng bởi động cơ mang ý nghĩa thực tiễn, sau đó mới đến ý nghĩa xã hội của mơn học. Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao, ghi nhớ có chủ định giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trị của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Quá trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sơi nổi, có tính đặc thù riêng, xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động, địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung

quanh buộc thanh niên phải ý thức được đặc điểm nhân cách của mình. Các em khơng chỉ nhận thức về cái tơi của mình trong hiện tại mà cịn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, tương lai; có khả năng đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt, biết đánh giá nhân cách của mình. Hoạt động lao động tập thể có vai trị lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách thanh niên mới lớn.

Do đó, giáo viên phải tơn trọng ý kiến của học sinh, biết lắng nghe ý kiến của các em, đồng thời có biện pháp để các em hình thành được một biểu tượng khách quan về nhân cách của mình. Giáo viên cần giúp đỡ các em một cách khéo léo, tế nhị để hoạt động của các em được phong phú, hấp dẫn và độc lập, không được quyết định thay, làm thay học sinh. Trong quá trình giáo dục, giáo viên cần phải xây dựng thế giới quan lành mạnh, đúng đắn cho các em. Giáo viên cần chú ý đến ảnh hưởng của nhóm, tổ chức hoạt động nhóm tích cực để học sinh phát huy hết năng lực cần thiết; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy học theo dự án, phương pháp đóng vai ….để các em nhận ra những năng lực của mình, qua đó góp phần khởi gợi đam mê, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Đặc điểm của nhận thức lịch sử

Kiến thức Lịch sử mà các em được lĩnh hội mang tính quá khứ rõ rệt, mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra một lần duy nhất, gắn với một khoảng thời gian, không gian và nhân vật cụ thể. Các em không thể “trực tiếp quan sát” được các sự kiện, hiện tượng, mà các em chỉ có thể nhận thức được một cách “gián tiếp” thông qua các tài liệu được lưu giữ lại, hoặc nhận thức thông qua bài giảng, hướng dẫn của GV. Tri thức lịch sử mà các em được lĩnh hội ở trường THPT cịn mang tính khơng lặp lại về cả không gian và thời gian. Bởi vậy, trong giảng dạy lịch sử, khi trình bày một sự kiện, hiện tượng nào đó GV phải xem xét tính cụ thể cả về thời gian và không gian làm nảy sinh sự kiện, hiện tượng ấy. Trên cơ sở đó, kiến thức lịch sử đã mang tính cụ

kiện riêng quy định. Đồng thời, nội dung lịch sử rất phong phú, đề cập đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều này đòi hỏi người GV, phải chú ý tới mối quan hệ ngang - dọc, trước - sau của các vấn đề lịch sử để cung cấp tri thức lịch sử cho HS có tính hệ thống. Hơn nữa, các sự kiện lịch sử xảy ra khơng phải ngẫu nhiên mà có một q trình hình thành, phát triển và kết thúc nhất định. Kiến thức lịch sử cịn mang tính thống nhất giữa “sử” và “luận”. HS nhận thức sự kiện, không chỉ dừng lại ở việc biết, mà cần phải giải thích sự kiện, so sánh, đánh giá, rút ra quy luật và bài học kinh nghiệm. Mọi giải thích, bình luận đều phải xuất phát từ sự kiện cụ thể, chính xác, đáng tin cậy.

Tóm lại, học tập lịch sử là quá trình nhận thức theo quy luật với những đặc trưng riêng biệt của bộ mơn. Vì vậy, trong DHLS địi hỏi GV cần có những PPDH phù hợp giúp HS khôi phục lại bức tranh quá khứ đúng như nó tồn tại. Quan trọng phải phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong học tập lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong bối cảnh đất nước - quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 28 - 32)