Nguyên nhân, thực trạng của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 53 - 77)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.3. Nguyên nhân, thực trạng của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc

đặc biệt ở địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT tỉnh Nam Định

1.2.3.1. Thực trạng dạy học lịch sử có sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt của địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT trên toàn quốc hiện nay

Nhận thức vai trị, ý nghĩa của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng của dân tộc và quê hương, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở GD&ĐT, các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thái Bình, Hà Nội v.v.. đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc dạy học lịch sử có sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt của địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT với nội dung khoa học và hình thức tổ chức dạy học phong phú, sinh động. Trong đó, Hà

Nội trở thành điển hình xuất sắc khi dạy học gắn với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tham quan thực tế, ngoại khố lịch sử, đóng vai, sân khấu hố lịch sử, dạ hội lịch sử… Các bậc phụ huynh và các cấp quản lí cũng khá quan tâm đến các hoạt động nhằm phát triển toàn diện học sinh

1.2.3.2. Thực trạng lịch sử có sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt của địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT tỉnh Nam Định

Ưu điểm:

Về phía giáo viên: GV nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng

của dạy học lịch sử có sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong việc bồi dưỡng nhận thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức, đặc biệt là lòng yêu quê hương đất nước và phát triển năng lực học sinh.

Về phía học sinh: Đặc điểm của học sinh THPT tỉnh Nam Định: Nam

Định là một vùng đất có truyền thống hiếu học từ lâu đời, là vùng “đất học, đất văn” với những vị Trạng Nguyên nổi tiếng. Học sinh Nam Định cần cù, chịu khó vươn lên trong học tập, ham học, ham hiểu biết, hứng thú học lịch sử có sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương và say mê khám phá, tìm hiểu về lịch sử vùng đất quê hương mình. Trong nhiều năm qua, Nam Định luôn đứng ở tốp đầu của cả nước về kết quả giáo dục, đào tạo. Mặt bằng nhận thức của học sinh Nam Định tuơng đối tốt, bằng chứng là kì thi THPT vừa qua Nam Định là tỉnh có điểm bình quân dẫn đầu cả nước….Đây là điều kiện thuận lợi để áp dụng các biện pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử của địa phương.

Về phía các cơ quan quản lí: Gần đây, cùng với việc đổi mới mạnh mẽ

về giáo dục, đặc biệt từ khi khu di tích lịch sử đền Trần-chùa Phổ Minh được cơng nhận là di tích quốc gia đặc biệt, các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm nhiều hơn đến việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý văn hoá với cơ quan quản lý giáo dục trong việc sử dụng di tích này trong dạy học

học lịch sử địa phương thống nhất từ bậc Tiểu học đến THCS và THPT. Một bộ phận không nhỏ GV bỏ qua việc dạy bài lịch sử địa phương, biến các tiết LSĐP thành các tiết ôn tập hoặc kiểm tra. Một bộ phận GV dựa vào cuốn

“Lịch sử Đảng bộ Nam Định” để biên soạn nội dung cho các bài dạy LSĐP.

Tuy nhiên, nội dung bài LSĐP mà GV tự biên soạn mang tính áp đặt, chủ quan, khơng tn thủ những nguyên tắc phương pháp luận sử học và lí luận dạy học. Thêm vào đó, phương pháp dạy học theo lối “truyền thống”- thầy đọc, trò chép, đã làm cho giờ học khơ khan, nặng nề, nhàm chán. Vì thế, dạy học lịch sử địa phương trở thành khâu yếu nhất của GV lịch sử ở trường THPT. Việc khai thác các di tích nói chung và các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vào giảng dạy lịch sử địa phương hoặc dạy bài học lịch sử dân tộc cũng chưa được chú trọng. Học sinh khơng có tài liệu học tập, tài liệu tham khảo LSĐP. Kiến thức lịch sử địa phương không liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Kết quả tất yếu là HS không hứng thú học tập lịch sử địa phương. Vì thế, nhiều em thiếu hiểu biết về lịch sử của vùng đất quê hương mình. Điều này dẫn tới một thực tế là, đa số học sinh khi rời ghế nhà trường phổ thông vào đại học, không muốn trở lại xây dựng quê hương, mà đi tìm cuộc sống mới ở thành phố. Đây là một điều cần phải thay đổi.

Thực trạng đó đã đặt ra một yêu cầu cấp bách, đó là cần nghiên cứu, biên soạn và thực hiện đồng bộ nội dung chương trình LSĐP ở trường THPT tỉnh Nam Định, đồng thời đổi mới phương pháp dạy học lịch sử một cách sâu rộng, nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lcịh sử Việt Nam cho học sinh THPT tỉnh Nam Định.

1.2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Nam Định

Nguyên nhân chủ quan: Một bộ phận không nhỏ GV ở trường THPT

tỉnh Nam Định chưa nhận thức đầy đủ và tồn diện vai trị của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương đối với việc dạy học lịch sử Việt Nam cho học sinh THPT tỉnh Nam Định. Đội ngũ GV lịch sử ở trường THPT chưa được

trang bị đầy đủ kiến thức và phương pháp sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương đối với việc dạy học lịch sử Việt Nam cho học sinh THPT tỉnh Nam Định. Trong sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương đối với việc dạy học lịch sử Việt Nam cho học sinh THPT tỉnh Nam Định, giáo viên thiếu nguồn tài liệu chính thống mang tính pháp lý và hướng dẫn dạy học. Những khó khăn trong đời sống của GV, tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo v.v.., đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương đối với việc dạy học lịch sử Việt Nam cho học sinh THPT tỉnh Nam Định.

Nguyên nhân khách quan: Sự thay đổi về đơn vị hành chính: Việc tách,

nhập tỉnh, huyện, cũng làm cho việc xây dựng kế hoạch, thống nhất chương trình, biên soạn nội dung bài học lịch sử có sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương đối với việc dạy học lịch sử Việt Nam cho học sinh THPT tỉnh Nam Định gặp nhiều khó khăn. Sự quan tâm của cơ quan quản lý, của các cấp, các ngành liên quan còn hạn chế. Mặt khác, do yêu cầu của thi cử thì phần lịch sử địa phương khơng có trong nội dung giới hạn thi THPT quốc gia nên đơi khi giáo viên và học sinh cịn xem nhẹ.

Xuất phát từ thực trạng trên, cộng với các nguyên nhân tìm hiểu được về việc dạy và học lịch sử có sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT, giáo viên cần có những hình thức và biện pháp hợp lý để làm cho di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương ngày càng có vai trị quan trọng trong việc dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo.

Như vậy, việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam theo hưóng phát triển năng lực cho học sinh THPT có vai trị rất quan trọng. Vấn đề này đã được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn đã cho thấy sự

cần thiết trong việc đề xuất những hình thức, biện pháp hợp lí trong việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử cho học sinh THPT tỉnh Nam Định nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

CHƢƠNG II

HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT Ở ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM

THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰCCHO HỌC SINH THPT TỈNH NAM ĐỊNH

2.1. Ví trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chƣơng trình Lịch sử Việt Nam ở trƣờng THPT

2.1.1. Vị trí.

Chương trình Lịch sử ở trường THPT được chia thành 2 phần: Lịch sử Việt Nam và Lịch sử Thế giới. Phần Lịch sử Việt Nam khái quát lại tiến trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc cho đến khi thành lập các quốc gia cổ đại; trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc; bước vào thời kì phong kiến độc lập với trải qua các triều đại từ Đinh - Tiền Lê - Lí - Trần - Hồ - Lê Sơ - Tây Sơn - Nguyễn; cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, giành lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc; sau đó cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Trong đó, phần Lịch sử Việt Nam chiếm khối lượng lớn hơn cả về nội dung kiến thức và thời lượng chương trình. Sử dụng di tích Lịch sử quốc gia đặc biệt tỉnh Nam Định trong dạy học Lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT tỉnh Nam Định liên quan đến kiến thức thuộc phần Lịch sử Việt Nam, chương trình Lịch sử lớp 10, chủ yếu nằm ở Chương II: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, qua các bài: Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến từ thế kỉ X đến thế kỉ XV; Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV; Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV; Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV. Ngồi ra có thể sử dụng để dạy các tiết học lịch sử địa phương Nam Định với các chủ đề như: Di tích lịch sử - văn hóa Nam Định, lễ hội truyền thống Nam Định…

Học sinh nêu được các giai đoạn của lịch sử Việt Nam, trình bày được một số sự kiện cơ bản như sự kiện thành lập nhà Trần, 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên; biết được các nội dung của quần thể kiến trúc Đền Trần - chùa Phổ Minh với các giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, tín ngưỡng, tâm linh, những nội dung nào gắn liền với bài học lịch sử dân tộc, trình bày được một số nội dung tiêu biểu như trình bày kiến trúc đền Trần-chùa Tháp, lễ hội khai Ấn đền Trần, lễ hội Đền Trần... Học sinh kể tên được các nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử dân tộc, đặc biệt thời nhà Trần; nêu được một vài nét tiêu biểu của một số nhân vật trong lịch sử Việt Nam nói chung, thời Trần nói riêng: Ví dụ vua Trần Nhân Tơng, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn…; kể tên được các di tích lịch sử - văn hóa của Nam Định: Đền Trần-chùa Tháp, Phủ Giầy, chùa Lương, cầu Ngói, cột cờ Nam Định…

Học sinh giải thích, chứng minh, so sánh được một số sự kiện, nhân vật trong lịch sử dân tộc như: Tại sao thời Lý, Trần Phật giáo lại trở thành quốc giáo; so sánh hình tượng con Rồng thời Lý và con Rồng thời Trần; tại sao Phật giáo phát triển mạnh thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê lại không phát triển; so sánh hình tượng con Rồng thời Lý và thời Trần, con Rồng thời Lý- Trần và con Rồng thời Lê; nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên, tại sao nhân dân thời Trần sẵn sàng đồn kết với triều đình để đánh giặc giữ nước…

Học sinh phân tích, đánh giá, nhận xét, liên hệ, rút ra bài học, bình luận…được về một số sự kiện, nhân vật lịch sử: Ví dụ: Phân tích vai trị của vua Trần Nhân Tông, của Trần Hưng Đạo; nhận xét về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Trần; nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân thời Lý, Trần, Lê; vương triều Trần đã để lại những bài học gì cho lịch sử dân tộc?

Thái độ

Hình thành cho học sinh niềm u thích bộ mơn Lịch sử dân tộc và lòng yêu quê hương nơi mình sinh ra; tự hào về địa phương Nam Định, nơi từng là kinh đô thứ 2 của Đại Việt; có ý thức bảo vệ di sản; phấn đấu học tập

và rèn luyện, góp sức xây dựng quê hương, đất nước. Ví dụ: Học sinh sẽ thật sự khâm phục tài năng, đức độ của Vua Trần Nhân Tơng khi được giáo viên hướng dẫn tìm hiểu qua bức tượng Trần Nhân Tơng nhập niết bàn. Học sinh sẽ biết được cơng lao của Ơng đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mông – Nguyên; công lao trong việc một lòng với Phật pháp, xây dựng nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; những tư tưởng vĩ đại của Phật hoàng Trần Nhân Tông…Hay khi được nghe thuyết minh về những giá trị của di tích lịch sử đền Trần - chùa Phổ Minh, học sinh sẽ thấy tự hào về mảnh đất của quê hương Nam Định - kinh đô thứ hai của Đại Việt và mong muốn được góp phần vào bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt của quê hương.

Kĩ năng

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh các sự vật, hiện tượng, các sự kiện lịch sử…Qua đó giúp học sinh hình thành các năng lực: Năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo…Chẳng hạn như: Khi học Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV, Chương II: Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học-kĩ thuật; ở mục 3 (Nghệ thuật) khi dạy bài học lịch sử dân tộc trên lớp có sử dụng di tích lịch sử đặc biệt tỉnh Nam Định trong dạy học lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT, giáo viên yêu cầu 3 nhóm với 3 sản phẩm đã được giao về nhà từ 2 tuần trước lên trình bày trước lớp: Nhóm 1: Thiết kế trên phần mềm PowerPoint về nghệ thuật kiến trúc trong các thế kỉ X-XV, tập trung vào chùa Một Cột, đền Trần-chùa Tháp. Nhóm 2: Đóng vai một nhà sưu tầm cổ vật, giới thiệu bộ sưu tập tranh ảnh về các tác phẩm điêu khắc thế kỉ X-XV, tập trung vào các họa tiết hoa văn độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bông cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen…Nhóm 3: Nghệ thuật sân khấu, âm nhạc, ca múa với một đoạn Video Clip tự làm. Qua các hoạt động trên đã giúp các em hình thành năng lực tự học qua sưu tầm tài liệu; năng lực

công nghệ thông tin và truyền thông qua thiết kế Slide, làm Video; năng lực hợp tác qua việc tìm kiếm tranh ảnh và xây dựng Clip, Slide; kĩ năng thuyết trình qua việc trình bày trước lớp…

2.1.3. Những nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử Việt Nam ở trường THPT

Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam là một trong những khu vực được coi là cái nơi của lồi người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước. Trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Đơng Sơn, trước những địi hỏi của cơng cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 53 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)