Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 32 - 35)

địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thơng tỉnh Nam Định

1.1.3.1. Vai trị

Các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt được coi là sản phẩm vật chất, tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các di tích quốc gia đặc biệt đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ, hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục lịch sử nói chung và giáo dục truyền thống văn hóa đạo đức học sinh trong tỉnh Nam Định nói riêng.

Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT phát động phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực nên việc khai thác các di tích quốc gia đặc biệt ở địa bàn gần nhà trường đóng vai trị như là nguồn tri thức, là phương

tiện dạy học, giáo dục để giáo dục tình yêu quê hương, giáo dục truyền thống văn hóa, giáo dục đạo đức học sinh. Sử dụng các di tích quốc gia đặc biệt trong dạy học giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Trước những yêu cầu thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay, việc sử dụng các di tích quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT tỉnh Nam Định là một biện pháp cần thiết.

1.1.3.2. Ý nghĩa của việc sử dụng di tích quốc gia đặc biệt ở địa phương đối với việc dạy học lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT tỉnh Nam Định

Kiến thức

Học sinh biết được Thiên Trường - Nam Định là nơi phát tích của Vương triều Trần (1225-1400), với hào khí Đơng A đã tạo nên nền văn minh Đại Việt rực rỡ đạt đến đỉnh cao về “võ công, văn trị” gắn liền với tên tuổi các Anh hùng dân tộc như Trần Nhân Tông, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật. Vương triều Trần là một trong những triều đại phong kiến vàng son, hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử dân tộc, kéo dài 175 năm với những võ công hiển hách như chiến thắng Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử. Trong 175 năm nhà Trần trị vì, Thiên Trường được xây dựng và được coi là kinh đô thứ hai sau Thăng Long, trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quan trọng của Đại Việt.

Học sinh nêu được những giá trị của cơng trình này về mặt lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh.

Học sinh so sánh được sự phát triển của triều Trần với các triều đại khác, giải thích được tại sao dưới thời Trần, Phật giáo phát triển rất mạnh; đánh giá được những đóng góp của vương triều này đối với lịch sử dân tộc.

Việc học tập Lịch sử có sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tỉnh Nam Định góp phần bồi dưỡng lịng tự hào dân tộc, u quê hương đất nước, tự hào về mảnh đất mà mình đã sinh ra và lớn lên; trân trọng những đóng góp của ơng cha và mong muốn góp sức dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp. Ngoài ra, những tư tưởng mà nhà Trần đã để lại cũng có tác dụng giáo dục rất lớn đối với thế hệ trẻ: Tư tưởng đoàn kết, tư tưởng thân dân. Chẳng hạn như thơng qua hình thức đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu cho du khách về khu di tích lịch sử đền Trần-chùa Phổ Minh, các em được hóa thân, giới thiệu và quảng bá về lịch sử, văn hóa thời Trần trên mảnh đất Nam Định, các em sẽ thêm yêu và tự hào hơn về mảnh đất này, biết ơn cha ông ta, từ đó thấy mình có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ di tích. Có thể từ đây cũng nảy sinh trong các em định hướng nghề nghiệp như: mong muốn được trở thành một hướng dẫn viên du lịch, một kiến trúc sư hoặc một nhà nghiên cứu lịch sử, nhà quản lý văn hóa…

Kĩ năng

Cụm di tích này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc dạy học lịch sử ở địa phương nhằm rèn luyện các kĩ năng, phát triển năng lực người học: năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, thể chất, năng lực tái hiện kiến thức lịch sử, năng lực thực hành bộ môn, năng lực vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống, năng lực tư duy lịch sử, năng lực giải quyết vấn đề… Ví dụ, khi học tiết lịch sử địa phương lớp 12

với chủ đề: Lễ hội truyền thống Nam Định, giáo viên sử dụng phương pháp

dạy học dự án, chia cho mỗi nhóm thực hiện tìm hiểu về một lễ hội trong số những lễ hội chính: Lễ hội Khai Ấn, lễ hội Đền Trần, lễ Hội Phủ Giầy, với các sản phẩm như: Bộ câu hỏi đố vui về lễ hội Phủ Giầy, Clip về lễ hội Khai Ấn, bộ sưu tập tranh ảnh, tư liệu về lễ hội Đền Trần. Qua hoạt động đó hình thành ở học sinh năng lực hợp tác, năng lực tư duy lịch sử, năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình cùng nhau thực hiện dự án và

trong quá trình trình bày sản phẩm đã hình thành năng lực tái hiện kiến thức lịch sử, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

Như vậy, việc học tập Lịch sử có sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tỉnh Nam Định có vai trị, ý nghĩa to lớn trong việc góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho HS; giúp HS phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức; Kích thích hứng thú nhận thức của HS; Phát triển trí tuệ; Giáo dục nhân cách HS; Góp phần phát triển một số kỹ năng, năng lực cho HS; Tạo điều kiện tổ chức quá trình họat động của GV và HS một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 32 - 35)