Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 86 - 94)

2.5. Thực nghiệm sư phạm

2.5.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Nội dung bài thực nghiệm: chúng tôi chọn chủ đề dạy học lịch sử địa

phương theo dự án: Thiết kế một chương trình truyền hình mang tên: “Thiên

Trường xưa - Nam Định nay”.

Phương pháp thực nghiệm: Để đảm bảo cho kết quả thực nghiệm được

chính xác, khách quan, chúng tơi tiến hành theo cách: Soạn giáo án bài thực nghiệm bằng phương pháp dạy học dự án có sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tỉnh Nam Định trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT tỉnh Nam Định. Giáo án cho lớp đối chứng do GV thực nghiệm chuẩn bị, chủ yếu soạn theo phương pháp truyền thống, sử dụng PPDH truyền thống.

Quá trình dạy thực nghiệm được tiến hành ở Trường THPT Nguyễn Khuyến - TP Nam Định với tổng số 40 em. Lớp thực nghiệm 11 A7, lớp đối chứng 11A5, cũng có 40 học sinh.

Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành dự giờ, theo dõi tình hình học tập bộ mơn lịch sử của HS, tìm hiểu phương pháp giảng dạy của GV, cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học... để hiểu rõ thực tế của việc

Vận dụng thiết kế một dự án cho nội dung lịch sử địa phương tỉnh Nam Định như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu của dự án

Kiến thức: Học sinh nêu được nội dung di tích lịch sử quốc gia đặc biệt

đền Trần-chùa Phổ Minh; kể tên được các vị vua nhà Trần; nêu được giá trị lịch sử, nghệ thuật, tín ngưỡng tâm linh của cơng trình này; giải thích được tại sao Phật giáo phát triển mạnh dưới thời Lý-Trần; phân tích được những bài học nhà Trần đã để lại cho lịch sử dân tộc.

Thái độ: Nhằm giáo dục tư tưởng khâm phục những đóng góp của cha

ơng, lịng u lao động, u cái đẹp, ý thức bảo vệ di sản, mong muốn xây dựng quê hương giàu đẹp…

Kĩ năng: Kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái qt hóa…Qua đó

hình thành năng lực tư duy, năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tái hiện kiến thức lịch sử, năng lực thuyết trình…

Bước 2: Xác định chủ đề: Trên cơ sở xác định mục tiêu dạy học, dự án

được thiết kế cho học sinh đóng các vai khác nhau của cuộc sống thực, giải quyết nhiệm vụ học tập có tính thực tiễn cao. Sáng kiến dự án: “Tổ chức một

chương trình truyền hình mang tên: Thiên trường xưa-Nam Định nay” nhằm

mục đích giúp học sinh có những hiểu biết về di tích lịch sử quốc gia đặc biệt duy nhất của tỉnh Nam Định và ôn tập lại những kiến thức về nhà Trần với những đóng góp lớn lao cho lịch sử dân tộc, qua đó giúp các em hình thành được các năng lực cần thiết. Học sinh sẽ trong vai người tổ chức trò chơi, vai hướng dẫn viên du lịch và vai nhà sử học nhỏ tuổi để thiết kế và tổ chức chương trình này.

Bước 3: Xác định các chủ đề nhỏ: Gồm 03 tiểu chủ đề cho 03 nhóm. Tiểu chủ đề 01: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của đền Trần. Tiểu chủ đề 02: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của chùa tháp Phổ Minh. Tiểu chủ đề 03: Đền Trần - chùa Phổ Minh và giá trị tín ngưỡng, tâm linh.

Bước 4: GV xây dựng kế hoạch cho dự án: GV chia cả lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm thực hiện một tiểu chủ đề. Dự kiến sản phẩm của HS gồm: Power point, poster, video. Sản phẩm 1: HS trong vai hướng dẫn viên du lịch quảng cáo về Đền Trần thông qua tự làm Poster quảng cáo về đền Trần. Sản

phẩm 2: Đóng vai MC truyền hình tổ chức chương trình trị chơi lịch sử trên

phần mềm Power Point với các câu hỏi về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của chùa Phổ Minh. Sản phẩm 3: Học sinh trong vai một biên tập viên của

báo phỏng vấn và làm một Clip phỏng vấn các chuyên gia về giá trị tín ngưỡng, tâm linh của đền Trần - chùa Tháp. Trong kế hoạch thực hiện xác định rõ cơng việc cần làm, địa điểm, đối tượng tìm hiểu, thời gian, kinh phí, phương pháp tiến hành, phân cơng nhiệm vụ trong nhóm…GV hướng dẫn HS xây dựng đề cương cũng như xác định kế hoạch làm việc cho dự án được triển khai:

Nhóm 1: Học sinh tham khảo hình thức của ấn phẩm trên mạng. Ấn

phẩm có thể dưới dạng quyển hoặc 1 Pa nơ, Áp Phích quảng cáo về Đền Trần. Học sinh thiết kế trên Word rồi in ra. Giáo viên gợi ý học sinh làm Poster quảng cáo, cụ thể: Hình ảnh 1: Bìa của Ấn phẩm: Sẽ là ảnh Cổng chính của đền Trần kèm theo tên của Ấn phẩm mang tính chất quảng cáo. Hình ảnh 2: Đền Cố trạch và nội dung giới thiệu ngắn gọn, bên cạnh là 1 số hình ảnh, hiện vật trong đền Cố trạch. Hình ảnh 3: Đền Thiên Trường và hiện vật bên trong đền: bài vị 14 vị vua Trần. Hình ảnh 4: Đền Trùng Hoa và một số hiện vật: 14 pho tượng các vị vua Trần…

Nhóm 2: Thiết kế các hình thức câu hỏi (ơ chữ, câu hỏi có sử dụng hình

ảnh, thơ văn, video, đuổi hình bắt chữ…) liên quan đến nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của chùa Phổ Minh. Giáo viên gợi ý một số câu hỏi như: Chùa Phổ Minh được xây dựng vào thời gian nào? Trong tháp Phổ Minh đặt xá lị của ai? Tháp Phổ Minh cao bao nhiêu tầng? Tượng phật Trần Nhân Tông nhập niết bàn quay đầu về hướng nào? Chùa Phổ Minh là cơng trình tiêu biểu của tơn giáo nào?...Một số hình ảnh sử dụng để soạn câu đố như: Ảnh tháp

Phổ Minh, ảnh vạc đồng Phổ Minh, ảnh chùa Phổ Minh, ảnh Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Từ khóa của phần đố ơ chữ là Nhà Trần.

Nhóm 3: Học sinh trong vai nhà sử học nhỏ tuổi để sưu tầm các đoạn

Clip hay, đặc biệt, sẵn có trên, kết hợp với việc đến tận nơi để làm Clip, đồng thời quay lại những cuộc phỏng vấn thủ từ tại đền, Giám đốc bảo tàng Nam Định, cán bộ sở Văn hố Nam Định, thầy cơ giáo giỏi về bộ môn Lịch sử của trường…để hồn thành Clip mang tính chất nghiên cứu của mình. Bác/thầy/ cô/…/ cho biết nghĩa của chữ trên Ấn Trần được dùng trong lễ hội khai Ấn đền Trần? Nguồn gốc thật sự của Lễ hội khai ấn đền Trần? Lễ hội Khai Ấn đền Trần diễn ra như thế nào? Lí do tại sao Lễ hội này hiện nay thu hút được sự quan tâm đông đảo của người dân trên khắp mọi miền đất nước mặc dù có một số nơi khác cũng tổ chức khai Ấn? Ngoài lễ hội Khai Ấn, ở đền Trần - chùa Phổ Minh hàng năm cịn có những lễ hội nào khác, nó có gắn liền với các sinh hoạt văn hóa dân gian không? Trong tương lai, hướng phát triển của ban quản lí khu di tích đền Trần-chùa Phổ Minh là gì? đền Trần-chùa Phổ Minh có dự định được cải tạo, xây dựng mới thêm các dịch vụ giải trí kết hợp du lịch tâm linh không?

Giáo viên hướng dẫn chi tiết về địa điểm đến tìm hiểu: Tài liệu tham khảo: Tại thực địa đền Trần - chùa Phổ Minh, bảo tàng Nam Định, sưu tầm tài liệu qua sách báo, mạng internet, tài liệu tham khảo…; về đối tượng nghiên cứu: Đền Trần-chùa Phổ Minh và các hiện vật của cơng trình được trưng bày tại bảo tàng; về thời gian thực hiện: Các nhóm thực hiện dự án trong vịng hai tuần. Ngày 18/9/2016 các nhóm nộp lại sản phẩm cho cơ giáo, sau đó cơ giáo góp ý để chỉnh sửa trước khi in ấn hoàn thiện sản phẩm để chuẩn bị buổi thuyết trình trước lớp vào ngày tháng 28/9. Về phương pháp thực hiện: Điền dã: Đến tại thực địa để chụp ảnh, quay phim, phỏng vấn, ghi chép…; tra cứu trên mạng, sách báo…Phương tiện cần chuẩn bị: Giấy, bút, máy quay, máy chụp ảnh, ghi âm, hoặc đơn giản là điện thoại với các chức năng trên.

Việc phân cơng nhiệm vụ cụ thể trong nhóm: Nhóm 1: Thiết kế Poster quảng cáo về Đền Trần

Bảng 2.1. phân cơng nhiệm vụ thực hiện dự án của nhóm 1

Tên thành viên: 13 thành viên

Nhiệm vụ Phƣơng tiện Thời hạn hoàn thành Dự kiến sản phẩm Nhóm trưởng: Trịnh Thị Loan -Điều khiển, phân cơng nhiệm vụ. Máy tính, giấy, bút, máy chụp ảnh, quay phim 1 tuần Ấn phẩm Thư kí: Nguyễn Văn Huyên Ghi chép lại ý kiến, thông tin phản hồi của các thành viên. Máy ảnh, máy ghi âm, sổ, bút 1 tuần Sổ ghi chép 03 học sinh: Hiền, Tâm, Phong Tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh để thiết kế quảng cáo về đền Trần

Tài liệu tham khảo, máy tính nối mạng, máy ảnh 1 tuần Tranh ảnh, bài tìm hiểu - 04 học sinh: Bình, Hường, Lan Anh, Dũng - Thiết kế Poster quảng cáo về Đền Trần

- Tài liệu tham khảo, máy tính nối mạng. 6 ngày Tranh ảnh, bài tìm hiểu - 02 học sinh: Kiên, Định

- Đi in ấn - File Poster quảng cáo đã thiết kế 1 ngày Ấn phẩm 02 học sinh: Lan, Minh Trình bày trước lớp - Máy tính, bài trình bày

Nhóm 2: Power Point đố vui về chùa Phổ Minh

Bảng2.2. Phân cơng thực hiện nhiệm vụ dự án của nhóm 2 Tên thành viên: Tên thành viên:

14 thành viên

Nhiệm vụ Phương tiện Thời hạn hoàn thành

Dự kiến sản phẩm

máy chụp ảnh, quay phim point Thư kí: Trần Thị Mến Ghi chép lại ý kiến, thông tin phản hồi của các thành viên.

Máy ảnh, máy ghi âm, sổ, bút 1 tuần Sổ ghi chép - 06 học sinh: Thắng, Thức, Hiểu, Thịnh, Khoa, Đạt Tìm hiểu, sưu tầm câu hỏi về chùa Phổ Minh

Tài liệu tham khảo, máy tính nối mạng

1 tuần Câu hỏi

- 03 học sinh: Tùng, Thơ, Liên

Thiết kế câu hỏi trên phần mềm Power point

Tài liệu tham khảo, máy tính nối mạng

1 tuần Câu hỏi

- 03 học sinh: Bách, Tuấn, Khánh Trình bày trước lớp Máy tình, bài trình bày, các phần quà 1 tuần Bài trình bày Power Point

Nhóm 3: Video Clip về các giá trị tín ngưỡng tâm linh của đền Trần-chùa Tháp

Bảng2.3. Phân cơng thực hiện nhiệm vụ dựa ánh của nhóm 3 Tên thành viên:

13 thành viên

Nhiệm vụ Phương tiện Thời hạn hoàn thành

Dự kiến sản phẩm

Nhóm trưởng: Tạ Bích Thủy

Điều khiển, phân cơng nhiệm vụ. Máy tính, giấy, bút, máy chụp ảnh, quay phim 1 tuần Video Clip Thư kí: Vũ Minh Trang Ghi chép lại ý kiến, thông tin phản hồi của các thành viên. Máy ảnh, máy ghi âm, sổ, bút 1 tuần Sổ ghi chép - 06 học sinh: Chiểu, Trường, Hồng, Thuận, Linh, Vũ - Tìm hiểu, sưu tầm câu hỏi về giá trị tín ngưỡng tâm linh của đền Trần- chùa Phổ Minh

Tài liệu tham khảo, máy tính nối mạng

1 tuần Câu hỏi

- 03 học sinh: Liễu, Thuấn, Phải

- Thiết kế Video Clip

Tài liệu tham khảo, máy tính nối mạng 1 tuần Video Clip - 02 học sinh: Đức, Lực Trình bày trước lớp Máy tính, bài trình bày, các phần quà

Bước 5: Bước quan trọng tiếp theo của dự án, đó là học sinh thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện, giáo viên theo dõi và giúp đỡ kịp thời

những khó khăn của các em.

Bước 6: Các nhóm tiến hành trình bày kết quả: Mỗi nhóm lần lượt báo

tạo của mỗi nhóm: Nhóm 1 báo cáo xong, các thành viên trong nhóm bổ sung, các nhóm khác đưa câu hỏi xung quanh vấn đề của nhóm 1, sau đó GV đưa ra câu hỏi về tiểu chủ đề đã báo cáo.

Bước 7, GV và HS tiến hành đánh giá kết quả của các nhóm trong suốt

q trình thực hiện dự án. GV có thể cho HS đánh giá theo mẫu sau: PHIẾU ĐÁNH GIÁ

Nhóm:

Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá Ghi chú Thời gian trình bày (từ 5-

10 phút)

2 điểm

Nội dung: Đúng trọng tâm Khoa học, lô gic Mạch lạc, dễ hiểu 2 điểm 1 điểm 1 điểm Hình thức trình bày: Hấp dẫn Độc đáo, sáng tạo. 1 điểm 1 điểm Trả lời phản biện Nhanh ,chính xác 2 điểm Tổng điểm 10 điểm

Mẫu đánh giá kết quả trình bày của các nhóm

Phần thực nghiệm trên cho thấy việc sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT đã có tác dụng lớn về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Về kiến thức: Sau khi thực hiện xong dự án các em hiểu được lịch sử xây

dựng của đền Trần-chùa Phổ Minh, những nét độc đáo về kiến trúc và điêu khắc của cơng trình này phản ánh văn hố-nghệ thuật thời Trần; đằng sau nó là cả giá trị tín ngưỡng tâm linh. Cũng thơng qua việc tìm hiểu về cơng trình này đã giúp

học sinh nhớ lại được kiến thức lịch sử thời Trần về các mặt kinh tế, chính trị, văn hố-nghệ thuật.

Về kỹ năng: Qua PPDH dự án, HS được tìm hiểu con người thật, hình

ảnh thật, việc làm thật đã diễn ra được sử dụng để khai thác thơng tin. Vì vậy, rèn luyện cho các em kỹ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin, kỹ năng tổng hợp, đánh giá đặc biệt là kỹ năng phát hiện vấn đề. Đồng thời, còn giúp HS rèn luyện kỹ năng liên hệ kiến thức Lịch sử để giải thích cho hiện tại. Từ các kỹ năng sẽ phát triển cho HS những năng lực quan trọng như năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực GQVĐ.

Về thái độ: Thực hiện xong dự án, các em có tinh thần thái độ chủ động

trong học tập, chiếm lĩnh kiến thức, tự tin và thành công hơn trong cuộc sống; rèn luyện tinh thần trách nhiệm, thái độ tích cực và sự sáng tạo; có khả năng đương đầu giải quyết những vấn đề thực tế. Bên cạnh đó, lịng khâm phục và tự hào về những đóng góp của cha ơng ta sẽ giúp các em có gắng học tập góp phần xây dựng quê hương Nam Định giàu đẹp hơn và luôn giữ được những nét đẹp văn hoá của người Thành Nam.

Trong quá trình dạy thực nghiệm, chúng tơi nhận thấy tình hình chung ở hai lớp như sau:

Lớp thực nghiệm 11 A5, GV sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tỉnh Nam Định, áp dụng biện pháp dạy học dự án theo hướng phát triển năng lực cho HS mà luận văn đề xuất. HS học tập tích cực, sơi nổi, chủ động phát biểu ý kiến và có tính sáng tạo khi GQVĐ được giao.

Lớp đối chứng 11 A5, trong tiết học GV chủ yếu dạy theo phương pháp truyền thống, GV làm việc nhiều, khơng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. HS học một cách thụ động, không mấy hứng thú học tập mà chủ yếu ghi chép thụ động theo những gì GV đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 86 - 94)