Cơ sở lí thuyết về E-book

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng e book hỗ trợ tự học phần hóa học hữu cơ cho sinh viên trường cao đẳng y tế ninh bình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học (Trang 33)

1.5.1. Khái niệm về E-book

E-book (electronic book, viết tắt là E-book) là tài liệu số hướng dẫn học một mơn học có bài tập, thí nghiệm mơ phỏng, tự kiểm tra đánh giá và thường được ghi trên đĩa CD chuyển cho học sinh mang về sử dụng trên máy tính cá nhân hoặc đưa lên mạng Internet để học sinh có thể truy cập tự học ở mọi nơi, mọi lúc tùy theo nhu cầu và điều kiện cụ thể của mỗi người [10], [11], [13], [14], [15], [22]. GV ở các trung tâm địa phương của các tổ chức đào tạo cũng có thể sử dụng học liệu đó trong các buổi phụ đạo, hướng dẫn cho sinh viên.

1.5.2. Ưu và nhược điểm của E-book

1.5.2.1. Ưu điểm của E-book

E-book có những lợi thế mà sách giáo khoa thơng thường khơng thể có được như:

- Gọn nhẹ, dễ dàng mang theo người, sử dụng dễ dàng, chỉ cần một máy tính với cấu hình vừa phải.

- Có thể tinh chỉnh về cỡ chữ, màu sắc, và các thao tác cá nhân hóa tùy theo sở thích của người đọc.

- Có khả năng lưu trữ hệ thống thơng tin đồ sộ. Ví dụ: một đĩa CD- ROM có thể lưu trữ đến 2000 cuốn sách số hóa.

- Chuyển tải được thông tin, kiến thức bằng đầy đủ các media: văn bản, hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, hình ảnh động.

- Tạo được giao tiếp hai chiều (người học- máy).

- Tính tái sử dụng rất cao

1.5.2.2. Nhược điểm của E-book

- Sử dụng E-book, người học tự học ở nhà nên thiểu hẳn các tương tác quan trọng như:

+ Tương tác Thầy- Trò.

+ Tương tác Trò- Bạn đồng học.

+ Tương tác Trị - Mơi trường học tập.

- So với lớp học truyền thống, học tập bằng E-book thiếu hẳn hoạt động thường xuyên thảo luận, động viên khuyến khích lẫn nhau.

1.5.3. Các yêu cầu của việc thiết kế E-book

1.5.3.1. Yêu cầu về nội dung

Nội dung của E-book phải đầy đủ, chi tiết, ít nhất là như giáo trình ấn phẩm. Mở đầu giáo trình có phần giới thiệu chương trình mơn học, nêu mục đích, u cầu mơn học và hướng dẫn về phương pháp học tập cho học sinh.

Đầu mỗi chương cần có hướng dẫn của GV, cuối chương có tóm tắt và nhấn mạnh những nội dung chủ yếu cần nắm vững trong chương và nêu cách làm các loại bài tập, bài thực hành trong chương.

1.5.3.2. Yêu cầu về trình bày

Cần có sự phối hợp văn bản với các dạng media: âm thanh, video, mô phỏng bằng phần mềm giúp người học cảm nhận và tiếp thu gần như được trực tiếp dự buổi thuyết giảng của Thầy nhưng lại có thể trở lại nhiều lần đối với những phần khó mà HS chưa nắm vững được. Nếu sử dụng cơng cụ lập trình web để xây dựng thì việc liên kết, tìm kiếm tra cứu trên giáo trình rất thuận tiện, giao diện thân thiện khơng địi hỏi trình độ hiểu biết nhiều về tin học của người sử dụng.

1.5.3.3. Yêu cầu về bài tập

Các bài tập, bài kiểm tra, bài trắc nghiệm nên bố trí theo từng chương, từng chủ đề hoặc bài tổng hợp, theo độ khó khác nhau. Cần sử dụng nhiều cách lựa chọn ngẫu nhiên tạo đề bài tập từ một ngân hàng đề để gây hứng thú

cho SV, tránh nhàm chán khi học đi học lại nhiều lần. Bố trí nhiều bài kiểm tra có chấm điểm tự động và sử dụng kĩ xảo để tạo ra những nhận xét, động viên khích lệ SV khi xuất hiện kết quả chấm bài. Đây chính là việc thực hiện giao tiếp hai chiều người- máy làm cho học sinh hứng thú học tập, xóa bỏ tâm lí cơ đơn, buồn chán trong điều kiện phải tự học một mình.

1.5.3.4. Yêu cầu về hướng dẫn sử dụng

Cần phải có hướng dẫn cách sử dụng E-book một cách chi tiết kèm theo những phần mềm hỗ trợ đọc chương trình nếu cần thiết.

1.5.4. Quy trình xây dựng E-book

Analysis: Phân tích tình huống để đề ra chiến lược phù hợp.

- Hiểu rõ mục tiêu.

- Các tài nguyên có thể có. - Đối tượng sử dụng.

Design: Thiết kế nội dung cơ bản

- Các chiến lược dạy học.

- Siêu văn bản (hypertext) và siêu môi trường (hypermedia). - Hướng đối tượng, kết nối và phương tiện điều hướng.

Development: Phát triển quá trình

- Thiết kế đồ họa.Phát triển phương tiện 3D và đa môi trường( multimedia).

- Hình thức và nội dung các trang. - Phương tiện thực tế ảo.

Implementation: Triển khai thực hiện

Cần tích hợp với chương trình cơng nghệ thơng tin của trường học

- Căn cứ thực tế các phịng máy tính và tốc độ đường truyền mạng để lập kế hoạch triển khai phù hợp.

- Phối hợp cụ thể với giáo viên bộ mơn.Triển khai trên tồn bộ hệ thống( người dạy, người học, người quản lí).

Evaluation: Lượng giá

Đánh giá kết quả huấn luyện, thường sử dụng mơ hình bốn bậc do Donald Kirkpatrick phát triển (1994). Theo mơ hình này, q trình lượng giá ln được tiến hành theo thứ tự vì thơng tin của bậc trước sẽ làm nền cho việc lượng giá ở bậc kế tiếp.

- Bậc 1: Suy nghĩ hay cảm nhận của người học về chương trình(Reactions of student)

- Bậc 2: Hiệu quả học tập thể hiện ở sự mở rộng hiểu biết và tăng năng lực ( Learnings)

- Bậc 3: Áp dụng (Behavior) - Bậc 4: Kết quả thực tế ( Results)

1.6. Vấn đề sử dụng E-book trong việc dạy học Hóa học ở Trƣờng CĐ Y tế

1.6.1. Đặc điểm của sinh viên trường Cao đẳng Y tế

Sinh viên trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình chun ngành Điều dưỡng có đặc điểm chung là điểm đầu vào ngành cao hơn hệ trung cấp, nên tư duy nhận thức tương đối tốt, tuy nhiên phần lớn sinh viên vẫn còn thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức, vẫn quen cách tiếp nhận kiến thức theo cách truyền thống: thầy giảng, trò nghe mà chưa biết cách tự đọc, tự nghiên cứu tài liệu do đó lượng kiến thức thu được cịn hạn chế và bó hẹp.

1.6.2. Thực trạng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học hóa học ở trường CĐ Y tế

Trong dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng ở trường ĐH-CĐ nói chung và trường CĐ Y tế nói riêng , việc ứng dụng CNTT-TT là một nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT-TT chưa đảm bảo nguyên tắc tích hợp với phương pháp dạy học bộ mơn hóa học. CNTT-TT là phương tiện hỗ trợ mạnh mẽ dạy học hiệu qủa. Vẫn lạm dụng công nghệ và kỹ thuật, làm phiền người học bằng những màu sắc loè loẹt, hiệu ứng rắc rối. Khi sử dụng mạng Internet chưa lưu ý SV tính mục đích, hiệu qủa, tránh sa đà mất nhiều thời gian lướt Web, chat, game online…

Chúng tôi đã gửi 27 phiếu thăm dò điều tra về tình hình ứng dụng CNTT và TT trong dạy học Hóa học. Các phiếu này được đưa đến GV Hóa học của hai trường CĐ thực nghiệm và các GV hiện đang học cao học Lí luận và phương pháp dạy học mơn Hóa học khóa K7 tại Đại học Giáo Dục. Chúng tôi đã thu về 27 phiếu trả lời.

Qua thống kê, chúng tôi thấy rằng: Hầu hết các GV đều cho rằng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học hóa học là cần thiết (90%) và việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin góp phần làm cho giờ học sinh động hơn, SV tiếp thu bài nhanh hơn, chất lượng bài dạy nâng cao hơn. Cũng theo những điều tra trên, chúng tơi nhận thấy trình độ tin học của GV hiện nay so với các năm trước có được cải thiện, số GV biết khai thác và sử dụng internet chủ yếu là các GV trẻ có độ tuổi từ 35 trở xuống, mặc dù BGD và ĐT đã tổ chức các buổi học bồi dưỡng tin học cho GV. Số lượng GV sử dụng máy tính và các thiết bị dạy học hiện đại có tăng lên so với các năm trước nhưng chưa nhiều khoảng : 25% sử dụng thường xuyên; 60% sử dụng tần suất ít hơn khơng thường xun như trên (mức độ bình thường) và 10% thì sử dụng 2 đến 4 lần trong một tháng (cho những buổi dạy có dự giờ, thao giảng hoặc thi giáo viên giỏi), phần cịn lại hầu như khơng bao giờ sử dụng mà thường dạy chay. Các GV cũng cho rằng để triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Hóa học thì cần nâng cao trình độ tin học cho GV hơn nữa đồng thời ngành giáo dục cần phải trang bị thêm : máy tính, máy chiếu, mạng internet băng thơng rộng…

3% 7%

90%

Khơng cần thiết Bình thường

Cần thiết và rất cần thiết

Biểu đồ 1.1. Kết quả điều tra : sự cần thiết của việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học Hóa học

25% 60% 10% 5% Thường xuyên Thỉnh thoảng Từ 2 đến 4 lần/ tháng Không sử dụng

Biểu đồ 1.2. Kết quả điều tra : % số GV ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Hóa học trên lớp

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 chúng tơi đã trình bày những nội dung sau :

* Khái quát lịch sử của vấn đề nghiên cứu, những xu hướng đổi mới PPDH ở Việt nam cũng như trên TG, đây là xu hướng chung của toàn thể nhân loại nhằm đáp ứng được yêu cầu về con người trong thời kì mới. Đặc trưng và xu hướng phát triển của nền giáo dục Đại học - Cao đẳng hiện đại. Các tiếp cận làm cơ sở cho sự đổi mới phương pháp dạy học Hóa học bao gồm: Thuyết hành vi, thuyết nhận thức, thuyết kiến tạo, dạy học phát huy tính tích cực chủ động của người học. Đổi mới phương pháp dạy học Đại học - Cao đẳng: Thực trạng sử dụng PPDH của các trường ĐH, CĐ hiện nay, phương hướng đổi mới - tổ chức dạy học, phương pháp - đặc điểm của phương pháp dạy học Đại học - Cao đẳng.

* Tầm quan trọng và tính tất yếu của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Hóa học. Thực trạng ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy học Hóa học ở nước ta hiện nay; Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông; Lịch sử vấn đề nghiên cứu ứng dụng CNTT&TT trong dạy học Hóa học. * Hệ thống hóa quy trình xây dựng và thiết kế giáo án điện tử, E-book: Ưu - nhược điểm và cách sử dụng hiệu quả. Việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học nếu khơng hợp lý có thể làm phân tán chú ý, mất thời gian của người học, không nâng cao chất lượng dạy học.

* Vấn đề sử dụng E-book trong việc dạy học hóa học ở CĐ Y tế: Nắm bắt thực trạng ứng dụng bài giảng e-book của giảng viên và sử dụng E-book trong tự học, tự nghiên cứu của sinh viên ngành điều dưỡng trường CĐ Y tế Ninh Bình.

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG E-BOOK HỖ TRỢ TỰ HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

NINH BÌNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC

2.1. Phân tích về chƣơng trình hóa học hữu cơ ở trƣờng cao đẳng Y tế Ninh Bình

2.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình Hóa học trường cao đẳng [10], [11]

Chương trình mơn Hóa học hữu cơ được xây dựng theo những quan điểm sau:

* Đảm bảo thực hiện mục tiêu mơn Hố học trường chun nghiệp. * Đảm bảo tính nâng cao, tính khoa học, tính thực tiễn, tính hiện đại, tính khả thi.

* Đảm bảo tính đặc thù của mơn Hố học:

- Tăng cường thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm chứng minh và thực hành hoá học.

- Chú ý đến PP nghiên cứu, hình thành các khái niệm, phân loại và danh pháp và việc hình thành kiến thức về các chất cụ thể.

- Tăng cường các giờ chữa bài tập.

* Đảm bảo tính định hướng đổi mới PPDH hố học theo hướng tích cực hoá :

- GV là người thiết kế, tổ chức các hoạt động; SV tự giác, tích cực hoạt động nhận thức và hình thành kĩ năng cho bản thân.

- Sử dụng các thí nghiệm hố học, cơng cụ dạy học có hiệu quả trong q trình nghiên cứu các loại hình bài học

* Đảm bảo việc thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập của SV : - Xác định mức độ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng học tập của SV ở các mức độ biết, hiểu và vận dụng.

- Khả năng giải các loại hình bài tập trắc nghiệm, tự luận (định tính và định lượng) và phong phú về nội dung.

- Đánh giá trình độ tư duy cũng như khả năng vận dụng kiến thức để phát hiện và giải quyết một vấn đề nào đó.

* Đảm bảo được tính kế thừa những thành tựu dạy học Hoá học trong nước và thế giới: Các kiến thức của chương trình được cấu trúc theo hệ thống xoắn ốc, trong đó kiến thức của cùng một phân mơn được lựa chọn, phân chia để dạy và học ở các lớp khác nhau nhưng đảm bảo khơng trùng lặp và ln có sự kế thừa, phát triển từ lớp dưới lên lớp trên, có sự phối hợp chặt chẽ với các mơn học khác

- Kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình hố học ở các trường Cao đẳng và Đại học chuyên nghiệp.

- Nghiên cứu và học tập có chọn lọc những kinh nghiệm tốt từ chương trình hố học của các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.

* Đảm bảo tính phân hố của chương trình hố học.

2.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình Hóa học Hữu cơ

2.1.2.1. Mục tiêu [17], [18]

Nội dung chương trình Hóa học hữu cơ của Cao đẳng dành cho đối tượng điều dưỡng cung cấp cho SV hệ thống kiến thức, kỹ năng cơ bản, chuyên sâu và hiện đại về các nội dung sau:

1. Phân loại và cách đo ̣c tên trong hóa học hữu cơ 2. Hiệu ứng điê ̣n tử (liên hợp &cảm ứng)

3. Một số nhóm chức (-OH, - CO, -COOH), hợp chất hữu cơ (Ancol-Phenol, Andehit-Xeton, Axit cacboxylic)quan trọng trong y ho ̣c

Nội dung chương trình Hóa học hữu cơ của Cao đẳng dành cho đối tượng điều dưỡng cung cấp cho SV học vấn tương đối tồn diện về hố học hữu cơ. Giúp SV phát triển năng lực nhận thức và tư duy khoa học, tạo điều kiện cho SV thể hiện năng lực về Hóa học và phát triển hứng thú học tập, đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hố học trong đời sống, sản xuất, góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho SV, mặt khác giúp SV say mê nghiên cứu Hóa học và các ngành khoa học khác có liên quan

2.1.1.2. Nhiệm vụ

Về kiến thức

Phát triển, nâng cao và mở rộng những kiến thức hoá học ở cấp THCS, THPT và Hóa học hữu cơ dành cho đối tượng cao đẳng điều dưỡng.

Tiếp tục cung cấp những kiến thức hoá học phổ thơng về:

- Hóa học phân tích: Phân biệt, chuẩn độ, hố học với vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.

- Hố học vơ cơ: bao gồm những vấn đề đại cương về kim loại, một số nhóm kim loại( IA, IIA, IIIA), một số kim loại quan trọng và những hợp chất của chúng( Crom, sắt, đồng).

- Hoá học hữu cơ: Lí thuyết chủ đạo nghiên cứu các hợp chất hữu cơ (đại cương hóa học hữu cơ: Danh pháp, cách gọi tên các hợp chất hữu cơ; Hiệu ứng điện tử). Vận dụng lí thuyết chủ đạo để nghiên cứu các nhóm chất hữu cơ cụ thể: Hiđrocacbon no; Hiđrocacbon không no; Hiđrocacbon thơm; Dẫn xuất halogen; Ancol- Phenol; Anđehit- Xeton; Axit cacboxylic.

Về kĩ năng

Phát triển các kĩ năng bộ mơn hố học, kĩ năng giải quyết vấn đề đã có ở SV để phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động như:

- Biết quan sát thí nghiệm, phân tích, dự đốn, mơ tả, kết luận và kiểm tra kết quả.

- Biết làm việc với SGK và tài liệu tham khảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng e book hỗ trợ tự học phần hóa học hữu cơ cho sinh viên trường cao đẳng y tế ninh bình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)