Mục tiêu bài học, một số chú ý về PPDH và kỹ thuật dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng e book hỗ trợ tự học phần hóa học hữu cơ cho sinh viên trường cao đẳng y tế ninh bình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học (Trang 43 - 47)

2.2.1. Bài 1: Phân loại và cách đọc tên trong hóa học hữu cơ

2.2.1.1. Mục tiêu [10]

1. Về kiến thức

- Phân loại được các hợp chất hữu cơ theo nhóm chức hay mạch cacbon - Nêu được đặc điểm của 3 loại danh pháp sử dụng trong hóa học Hữu cơ. Đọc tên được các hợp chất hữu cơ theo danh pháp hệ thống, thông thường hay nửa hệ thống nửa thông thường

2. Về kỹ năng

- Phân loại được các công thức và ý nghĩa của mỗi loại

- Sử dụng được bảng ghép vần và quy ước về chọn mạch cacbon để gọi tên hợp chất hữu cơ.

- Vận dụng thuyết cấu tạo hố học viết cơng thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ.

- Phán đoán và phân tích được hợp chất hữu cơ thuộc loại nào để vận dụng trong học tập, nghiên cứu và cuộc sống.

3. Thái độ

u thích mơn Hóa học biết sử dụng hóa chất hợp lý và biết bảo vệ mơi trường.

2.2.1.2. Một số điểm cần chú ý về PPDH và sử dụng kỹ thuật dạy học

Tuỳ thuộc vào tính chất của các bài học trong chương, ta có thể phân thành các phương pháp hình thành kiến thức cho SV:

- Đối với loại bài học nhằm xây dựng, củng cố và hình thành khái niệm mới cho SV, phân loại và cách đọc tên thì PPDH nên thiết kế theo mơ hình sau:

- Trong bài học này GV có thể dùng kỹ thuật mảnh ghép theo sơ đồ:

Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp và kích thích sự tham gia tích cực của SV

Nâng cao vai trị của cá nhân trong q trình hợp tác (Khơng chỉ nhận thức hồn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hồn thành nhiệm vụ ở Vịng 2).

- Ngồi ra GV có thể dùng phim đèn chiếu, tranh ảnh hoặc mơ hình để SV quan sát và khẳng định vấn đề về cấu tạo phân tử của hợp chất hữu cơ.

2.2.2. Bài 2: Hiệu ứng điê ̣n tử (liên hợp &cảm ứng)

2.2.2.1.Mục tiêu [10]

1. Kiến thức

- Định nghĩa được hiệu ứng liên hợp và hiệu ứng cảm ứng - Phân biệt được được hiệu ứng liên hợp dương và hiệu ứng liên hợp âm.

- Phân biệt được được hiệu ứng cảm ứng dương và hiệu ứng cảm ứng âm.

2. Kỹ năng

So sánh và phân biệt được đâu là hiệu ứng cảm ứng là hiệu ứng liên hợp. Từ đó so sánh được độ mạnh yếu của các chất có tính chất tương tự nhau

3.Thái độ

Hiểu sâu hơn về công thức cấu tạo cũng như hiệu ứng của phân tử giúp cho SV u thích mơn hóa học hơn

2.2.2.2. Một số chú ý về PPDH

 Nêu nhiệm vụ qua hệ thống câu hỏi và bài tập để SV tích cực hoạt động tích cực và tự lực rút ra được những kiến thức cần nắm vững.

 Chú ý sử dụng nhiều sơ đồ, biểu bảng, hình vẽ trong giảng dạy.

 Chú ý cho SV vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng về sự mạnh yếu của một số hợp chất hữu cơ có nhóm chức.

2.2.3. Bài 3: Mợt sớ hợp chất hữu cơ có nhóm chức quan trọng trong y học

2.2.3.1. Mục tiêu [10]

1. Về kiến thức

Nêu được định nghĩa, phân loại và ứng dụng của các hợp chất dẫn xuất hidroxy của hidrocacbon. Trình bày được các phương pháp điều chế các loại hợp chất Ancol- Phenol, Andehit-Xeton, Axit cacboxylic. Trình bày được các tính chất của từng loại hợp chất Ancol- Phenol, Andehit-Xeton, Axit cacboxylic và ý nghĩa y học của chúng.

2. Về kỹ năng

Rèn luyện tư duy logic, vận dụng cấu tạo của hợp chất để suy luận ra tính chất.

3. Về thái độ

Thông qua việc nghiên cứu dẫn xuất halogen, Ancol- Phenol, Andehit- Xeton, Axit cacboxylic SV cảm nhận được một cách tự nhiên các mối quan hệ biện chứng giữa cấu tạo và tính chất, ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử. Cảm nhận này kết hợp với các tác động khác của xã hội giúp các em tự xác định được cách sống tốt trong cộng đồng. Mỗi chất là dẫn xuất halogen, Phenol, Andehit-Xeton hay Axit cacboxylic đều có lợi và có hại của nó đối với con người và mơi trường sống. Thông qua việc học các chất này, Sinh viên có kiến thức về chúng để sử dụng chúng phục vụ con người một cách phù hợp, an tồn, đồng thời bảo vệ mơi trường.

2.2.3.2. Một số lưu ý về PPDH

Đây là bài SV đã được học rất kỹ trong trường THPT về định nghĩa, phân loại, tính chất, ứng dụng và điều chế các hợp chất Phenol, Andehit- Xeton hay Axit cacboxylic đều có rất nhiều kiến thức liên quan đến Y học lĩnh vực mà SV đang quan tâm vì thế GV có thế giao bài tập nhóm (mỗi nhóm làm một photo story hoặc dùng powerpoit trình bày về các vấn đề liên quan đến các chất Phenol, Andehit-Xeton, Axit cacboxylic có đi sâu vào phần ứng dụng và ý nghĩa y học của các hợp chất) sau đó GV thu sản phẩm cho SV

trình chiếu tại lớp, sau mỗi 1 nhóm trình bày GV yêu cầu SV nhóm khác nhận xét và kết hợp lồng ghép kiến thức mà SV phải lĩnh hội được trong bài. Đây là phương pháp dạy học tích cực nó kích thích SV là đối tượng có thể tiếp thu CNTT nhanh ham mê tìm tịi và rèn luyện khả năng làm việc nhóm (đây là kỹ năng đang thiếu của SV nói riêng và người Việt Nam nói chung).

2.3. Thiết kế E-book

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng e book hỗ trợ tự học phần hóa học hữu cơ cho sinh viên trường cao đẳng y tế ninh bình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)