Thực trạng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học hóa học ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng e book hỗ trợ tự học phần hóa học hữu cơ cho sinh viên trường cao đẳng y tế ninh bình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học (Trang 36 - 41)

1.6. Vấn đề sử dụng E-book trong việc dạy học Hóa học ở Trường CĐ Y

1.6.2. Thực trạng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học hóa học ở

Trong dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng ở trường ĐH-CĐ nói chung và trường CĐ Y tế nói riêng , việc ứng dụng CNTT-TT là một nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT-TT chưa đảm bảo nguyên tắc tích hợp với phương pháp dạy học bộ mơn hóa học. CNTT-TT là phương tiện hỗ trợ mạnh mẽ dạy học hiệu qủa. Vẫn lạm dụng công nghệ và kỹ thuật, làm phiền người học bằng những màu sắc loè loẹt, hiệu ứng rắc rối. Khi sử dụng mạng Internet chưa lưu ý SV tính mục đích, hiệu qủa, tránh sa đà mất nhiều thời gian lướt Web, chat, game online…

Chúng tôi đã gửi 27 phiếu thăm dò điều tra về tình hình ứng dụng CNTT và TT trong dạy học Hóa học. Các phiếu này được đưa đến GV Hóa học của hai trường CĐ thực nghiệm và các GV hiện đang học cao học Lí luận và phương pháp dạy học mơn Hóa học khóa K7 tại Đại học Giáo Dục. Chúng tôi đã thu về 27 phiếu trả lời.

Qua thống kê, chúng tôi thấy rằng: Hầu hết các GV đều cho rằng ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy học hóa học là cần thiết (90%) và việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin góp phần làm cho giờ học sinh động hơn, SV tiếp thu bài nhanh hơn, chất lượng bài dạy nâng cao hơn. Cũng theo những điều tra trên, chúng tơi nhận thấy trình độ tin học của GV hiện nay so với các năm trước có được cải thiện, số GV biết khai thác và sử dụng internet chủ yếu là các GV trẻ có độ tuổi từ 35 trở xuống, mặc dù BGD và ĐT đã tổ chức các buổi học bồi dưỡng tin học cho GV. Số lượng GV sử dụng máy tính và các thiết bị dạy học hiện đại có tăng lên so với các năm trước nhưng chưa nhiều khoảng : 25% sử dụng thường xuyên; 60% sử dụng tần suất ít hơn khơng thường xun như trên (mức độ bình thường) và 10% thì sử dụng 2 đến 4 lần trong một tháng (cho những buổi dạy có dự giờ, thao giảng hoặc thi giáo viên giỏi), phần cịn lại hầu như khơng bao giờ sử dụng mà thường dạy chay. Các GV cũng cho rằng để triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Hóa học thì cần nâng cao trình độ tin học cho GV hơn nữa đồng thời ngành giáo dục cần phải trang bị thêm : máy tính, máy chiếu, mạng internet băng thơng rộng…

3% 7%

90%

Khơng cần thiết Bình thường

Cần thiết và rất cần thiết

Biểu đồ 1.1. Kết quả điều tra : sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Hóa học

25% 60% 10% 5% Thường xuyên Thỉnh thoảng Từ 2 đến 4 lần/ tháng Không sử dụng

Biểu đồ 1.2. Kết quả điều tra : % số GV ứng dụng công nghệ thơng tin vào dạy học Hóa học trên lớp

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 chúng tơi đã trình bày những nội dung sau :

* Khái quát lịch sử của vấn đề nghiên cứu, những xu hướng đổi mới PPDH ở Việt nam cũng như trên TG, đây là xu hướng chung của toàn thể nhân loại nhằm đáp ứng được yêu cầu về con người trong thời kì mới. Đặc trưng và xu hướng phát triển của nền giáo dục Đại học - Cao đẳng hiện đại. Các tiếp cận làm cơ sở cho sự đổi mới phương pháp dạy học Hóa học bao gồm: Thuyết hành vi, thuyết nhận thức, thuyết kiến tạo, dạy học phát huy tính tích cực chủ động của người học. Đổi mới phương pháp dạy học Đại học - Cao đẳng: Thực trạng sử dụng PPDH của các trường ĐH, CĐ hiện nay, phương hướng đổi mới - tổ chức dạy học, phương pháp - đặc điểm của phương pháp dạy học Đại học - Cao đẳng.

* Tầm quan trọng và tính tất yếu của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Hóa học. Thực trạng ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy học Hóa học ở nước ta hiện nay; Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông; Lịch sử vấn đề nghiên cứu ứng dụng CNTT&TT trong dạy học Hóa học. * Hệ thống hóa quy trình xây dựng và thiết kế giáo án điện tử, E-book: Ưu - nhược điểm và cách sử dụng hiệu quả. Việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học nếu khơng hợp lý có thể làm phân tán chú ý, mất thời gian của người học, không nâng cao chất lượng dạy học.

* Vấn đề sử dụng E-book trong việc dạy học hóa học ở CĐ Y tế: Nắm bắt thực trạng ứng dụng bài giảng e-book của giảng viên và sử dụng E-book trong tự học, tự nghiên cứu của sinh viên ngành điều dưỡng trường CĐ Y tế Ninh Bình.

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG E-BOOK HỖ TRỢ TỰ HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

NINH BÌNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC

2.1. Phân tích về chƣơng trình hóa học hữu cơ ở trƣờng cao đẳng Y tế Ninh Bình

2.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình Hóa học trường cao đẳng [10], [11]

Chương trình mơn Hóa học hữu cơ được xây dựng theo những quan điểm sau:

* Đảm bảo thực hiện mục tiêu mơn Hố học trường chun nghiệp. * Đảm bảo tính nâng cao, tính khoa học, tính thực tiễn, tính hiện đại, tính khả thi.

* Đảm bảo tính đặc thù của mơn Hố học:

- Tăng cường thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm chứng minh và thực hành hoá học.

- Chú ý đến PP nghiên cứu, hình thành các khái niệm, phân loại và danh pháp và việc hình thành kiến thức về các chất cụ thể.

- Tăng cường các giờ chữa bài tập.

* Đảm bảo tính định hướng đổi mới PPDH hố học theo hướng tích cực hố :

- GV là người thiết kế, tổ chức các hoạt động; SV tự giác, tích cực hoạt động nhận thức và hình thành kĩ năng cho bản thân.

- Sử dụng các thí nghiệm hố học, cơng cụ dạy học có hiệu quả trong quá trình nghiên cứu các loại hình bài học

* Đảm bảo việc thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập của SV : - Xác định mức độ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng học tập của SV ở các mức độ biết, hiểu và vận dụng.

- Khả năng giải các loại hình bài tập trắc nghiệm, tự luận (định tính và định lượng) và phong phú về nội dung.

- Đánh giá trình độ tư duy cũng như khả năng vận dụng kiến thức để phát hiện và giải quyết một vấn đề nào đó.

* Đảm bảo được tính kế thừa những thành tựu dạy học Hoá học trong nước và thế giới: Các kiến thức của chương trình được cấu trúc theo hệ thống xoắn ốc, trong đó kiến thức của cùng một phân mơn được lựa chọn, phân chia để dạy và học ở các lớp khác nhau nhưng đảm bảo khơng trùng lặp và ln có sự kế thừa, phát triển từ lớp dưới lên lớp trên, có sự phối hợp chặt chẽ với các môn học khác

- Kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình hố học ở các trường Cao đẳng và Đại học chuyên nghiệp.

- Nghiên cứu và học tập có chọn lọc những kinh nghiệm tốt từ chương trình hố học của các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.

* Đảm bảo tính phân hố của chương trình hố học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng e book hỗ trợ tự học phần hóa học hữu cơ cho sinh viên trường cao đẳng y tế ninh bình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)