Nội dung ancol – phenol (chương 8 – Hóa Học 11)
Bài Tiết Nội dung
40 56, 57 Ancol
41 58 Phenol
42 59 Luyện tập: Ancol, Phenol
43 60 Bài thực hành số 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol 61 Kiểm tra 1 tiết
2.2. Nguyên tắc lựa chọn nội dung dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trƣờng THPT
Nguyên tắc 1: Nội dung chủ đề tích hợp phải phù hợp với mục tiêu DHTH
Mục tiêu cao nhất của DHTH là làm cho quá trình học tập gần với cuộc sống, phục vụ cuộc sống đồng thời phát triển được năng lực HS, đặc biệt là năng lực GQVĐ trong các tình huống thực tiễn. Vì vậy, các chủ đề tích hợp được chọn phải là các chủ đề gắn bó với thực tiễn và ảnh hưởng nhiều đến đời sống con người.
Nguyên tắc 2: Nội dung chủ đề tích hợp phải đáp ứng được yêu cầu của xã hội, mang tính thiết thực và có ý nghĩa với người học
Việc lựa chọn nội dung/ chủ đề tích hợp cần tinh giảm kiến thức hàn lâm lựa chọn những tri thức thiết thực, có ý nghĩa và gắn bó với cuộc sống của người học, đáp ứng được những thay đổi của xã hội trong giai đoạn tồn cầu hóa, tạo điều kiện cho người học vừa thích ứng được với cuộc sống đầy biến động vừa có khả năng nhạy bén thu nhận kiến thức và học tập suốt đời trên cơ sở nền tảng của giáo dục phổ thông.
Nguyên tắc 3: Nội dung DHTH đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật, đồng thời phải vừa sức với học sinh
Xã hội hiện đại là một xã hội đầy biến động, phát triển rất nhanh chóng, ln ln thay đổi. Việc xây dựng các bài học/ chủ đề tích hợp vừa đòi hỏi phải đảm bảo tính khoa học, vừa tiếp cận được những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật nhưng lại phải vừa sức với khả năng nhận thức của HS cũng như kế hoạch dạy học.
Nội dung DHTH được yêu cầu phải thiết kế phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và tạo hứng thú cho người học. Các nội dung và hoạt động học tập làm cho
người học cảm thấy thú vị vì có khả năng giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Sự đam mê hứng thú này giúp các em học tập hiệu quả hơn.
Nguyên tắc 4: Nội dung chủ đề tích hợp phải tăng tính hành dụng, tính thực
tiễn, quan tâm đến những vấn đề mang tính xã hội của địa phương
Mọi khoa học đều là kết quả nhận thức của con người trong quá trình thực tiễn. Vì thế, những nội dung DHTH cần tăng cường tính thực tiễn rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng tri thức vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, góp phần đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống.
Nguyên tắc 5: Việc xây dựng các nội dung/ chủ đề tích hợp dựa trên chương
trình hiện hành
Các bài học/ chủ đề tích hợp được xác định dựa vào những nội dung giao nhau của các môn học hiện hành và những vấn đề giáo dục mang tính quốc tế, quốc gia và có ý nghĩa với học sinh [6, 21].
2.3. Một số biện pháp hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua DHTH ở trƣờng THPT
2.3.1. Định hướng xác định các biện pháp
Một số định hướng để PTNL GQVĐ cho HS HPT như sau: [19]
- Tạo tình huống có vấn đề qua các ví dụ, bài tốn thực tiễn (hố học, liên mơn, khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật, đời sống thực tiễn,…) dẫn tới vấn đề cần phát hiện.
- Tổ chức cho HS tập dượt liên tưởng, huy động kiến thức cần thiết để khai thác tình huống, tiếp cận, nhận biết và giới hạn phạm vi trong quá trình tìm cách GQVĐ.
- Coi trọng và sử dụng một cách hợp lí, có mục đính các phương tiện trực quan (đồ dùng dạy học, hình vẽ, tranh ảnh, các bài tốn có nội dung thực tiễn) giúp HS thuận lợi trong việc phát hiện, nắm bắt và GQVĐ.
- Tập dượt cho HS tổ chức tri thức (bổ sung, nhóm lại, kết hợp) thơng qua hoạt động so sánh, tương tự, đặc biệt hoá, khái quát hoá, trừu tượng hoá, để dự đoán bản chất của VĐ, GQVĐ.
- Tổ chức cho HS phân tích, lựa chọn, tách biệt ra nhóm dấu hiệu đặc trưng cho VĐ, xác định được mối quan hệ bản chất và những biểu hiện bên ngoài của VĐ.
- Tập luyện cho HS sử dụng ngơn ngữ, kí hiệu HH để diễn đạt các nội dung HH; diễn đạt lại VĐ theo những cách khác nhưng vẫn đảm bảo đúng nghĩa, từ đó biết cách diễn đạt theo hướng có lợi nhất tạo thuận lợi cho việc GQVĐ.
- Xây dựng các tình huống thực tiễn (trực tiếp hoặc gián tiếp) thông qua hệ thống các câu hỏi, ví dụ, phản ví dụ, các sai lầm thường gặp, các bài tốn có phân bậc để luyện tập cho HS phát hiện, thể hiện, vận dụng vốn hiểu biết ở các độ khác nhau. Đồng thời rèn luyện cho HS năng lực vận dụng các kiến thức HH để giải các bài toán thực tiễn.
2.3.2 Nguyên tắc lựa chọn các biện pháp
Một số nguyên tắc lựa chọn [6]:
- Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho người học.
- Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa với người học.
- Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật, đồng thời vừa sức với học sinh.
- Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục phát triển sự bền vững.
- Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn, quan tâm đến những vấn đề mang tính thực tiễn của địa phương.
- Việc xây dựng các bài học/chủ đề tích hợp phải dựa trên chương trình hiện hành.
2.3.3. Các biện pháp sử dụng trong bài dạy
Từ các vấn đề đã trình bày ở Chương 1, đã lựa chọn dạy học theo dự án và WebQuest là 2 phương pháp/hình thức dạy học chính khi dạy các chủ đề tích hợp phần ancol – phenol.
2.4. Thiết kế một số kế hoạch bài dạy học trong nội dung ancol - phenol có sử dụng phƣơng pháp dạy học tích cực theo hƣớng tích hợp để phát triển năng lực dụng phƣơng pháp dạy học tích cực theo hƣớng tích hợp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trƣờng THPT
Trên cơ sở phân tích nội dung Ancol – Phenol trong chương trình Hóa học 11 và các mơn học khác trong chương trình THPT, trong luận văn này chúng tơi xây dựng 2 chủ đề sử dụng phương pháp dạy học tích hợp để phát triển năng lực GQVĐ sau:
- Chủ đề 1: “Ancol và vấn đề sức khỏe, đời sống con người”. - Chủ đề 2: “Phenol và vấn đề ơ nhiễm mơi trường”.
2.4.1. Chương trình các môn học khác liên quan đến chủ đề được thiết kế
Nội dung các môn học liên quan đến chủ đề 1: “Ancol và vấn đề sức khỏe, đời sống con người”.