CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU
1.2. Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu
1.2.1. Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu
Thúc đẩy xuất khẩu là tập hợp các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp sử dụng nhằm làm gia tăng hoạt động xuất khẩu cả về kim ngạch xuất khẩu, giá trị xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu đó, dựa trên khả năng của doanh nghiệp (tài chính, cơ sở vật chất, trình độ cơng nghệ, trình độ lao động...).
Thúc đẩy xuất khẩu là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh xuất khẩu, nó giúp cho các doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận kinh doanh và mở rộng quy mơ hoạt động.
1.2.2. Vai trị của thúc đẩy xuất khẩu
Thúc đẩy xuất khẩu đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Bên cạnh tăng doanh số bán hàng, quảng bá thương hiệu, đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy xuất khẩu cịn giúp doanh nghiệp rút ra nhiều bài học quý giá từ thị trường quốc tế.
Thứ nhất, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số
bán hàng. Trong bối cảnh thị trường trong nước dần trở nên bão hòa, xuất khẩu đang trở thành giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng của mình khi mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế. Ngoài vấn đề ngoại tệ thu về, thúc đẩy xuất khẩu tạo động lực để cho các doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Thứ hai, thơng qua thúc đẩy xuất khẩu, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa thị
trường đầu ra của mình. Đa dạng hóa thị trường giúp doanh nghiệp tạo ra các nguồn thu nhằm ổn định luồng tiền thanh tốn cho các nhà cung cấp. Bên cạnh đó tiếp tục đa dạng hóa thị trường để tránh sự phụ thuộc vào một thị trường cụ thể nào đó.
Thứ ba, thúc đẩy xuất khẩu giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu rộng rãi.
Đó khơng chỉ là thương hiệu riêng của doanh nghiệp mà còn là thương hiệu của một quốc gia xét trên thị trường quốc tế.
Thứ tư, thúc đẩy xuất khẩu cũng mang lại một cơ hội rất lớn để doanh nghiệp
20
hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp xúc, trau dồi kinh nghiệm hoạt động, xây dựng chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế với mức chi phí và rủi ro thấp nhất.
Thứ năm, thúc đẩy xuất khẩu còn giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng
cạnh tranh của mình. Do phải chịu sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nên để đứng vững được trên thị trường quốc tế vốn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay thì địi hỏi doanh nghiệp phải khơng ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Bên cạnh đó cũng khơng ngừng đưa ra các chiến lược tiếp thị mới, hiệu quả và phù hợp hơn để tăng tỷ lệ mua hàng của người tiêu dùng.
1.2.3. Nội dung của thúc đẩy xuất khẩu
Tuỳ thuộc vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cũng như khả năng tài chính của mình mà mỗi doanh nghiệp có những mục tiêu riêng cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu. Mỗi một mục tiêu đó doanh nghiệp sẽ lập ra các phương án phù hợp. Nội dung của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm:
a) Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền sản xuất với lưu thơng hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và lưu thơng hàng hóa thì ở đó có thị trường. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng trong kinh doanh xuất khẩu. Nghiên cứu thị trường tốt sẽ tạo khả năng cho các nhà kinh doanh nhận ra được quy luật vận động của từng loại hàng hố cụ thể thơng qua sự biến đổi nhu cầu, cung ứng, giá cả trên thị trường, giúp cho họ giải quyết được các vấn đề của thực tiễn kinh doanh như: Nhu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của hàng hố... Những thơng tin này quyết định sự thành bại trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
b) Lập kế hoạch cho hoạt động xuất khẩu
Dựa vào kết quả của việc nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch xuất khẩu cụ thể. Đây là bước chuẩn bị trên giấy tờ, dự đoán về diễn biến của q trình xuất khẩu hàng hố cũng như mục tiêu sẽ đạt được khi thực hiện quá trình này. Kế hoạch kinh doanh là phương án hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu xác định trong kinh doanh. Nội dung của công việc xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu gồm:
− Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phác họa bức tranh tổng quát về hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn.
21
− Lựa chọn mặt hàng, thời cơ điều kiện và phương thức kinh doanh. Sự lựa chọn này phải mang tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan.
− Đề ra mục tiêu cụ thể như sẽ bán được bao nhiêu hàng, giá là bao nhiêu, thâm nhập vào thị trường nào.
− Đề ra biện pháp và công cụ thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu. Những biện pháp này gồm đầu tư vào sản xuất, cải tiến mẫu mã, ký hợp đồng kinh tế, tham gia hội chợ quốc tế, lập chi nhánh nước ngoài, tăng cường quan hệ với bạn hàng.
− Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của kế hoạch này thông qua các chỉ tiêu chủ yếu: tỷ suất ngoại tệ, thời gian hoà vốn, tỷ suất doanh lợi, điểm hoà vốn...
− Một kế hoạch xuất khẩu có khoa học dựa trên sự phân tích chuẩn xác và đúng đắn về thị trường, bạn hàng cũng như nội lực của doanh nghiệp sẽ quyết định nhiều đến thành công trong kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
c) Đàm phán và ký kết hợp đồng
Trong hoạt động thương mại quốc tế, doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức đàm phán giao dịch như đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp, đàm phán qua điện thoại, đàm phán qua thư tín... Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể có thể áp dụng những hình thức khác nhau hay có thể dùng kết hợp. Sau khi nhà xuất khẩu và nhập khẩu đàm phán với nhau, đưa ra các phương án có lợi nhất đối với 2 bên thì cả 2 sẽ tiến hành đi tới bước ký kết hợp đồng.