1.3.1 .Khái niệm hạt điều
3.3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hạt điều của công ty HAPRO vào thị trường EU
3.3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
3.3.3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo mơi trường vĩ mô thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách kinh tế, thương mại cần thực hiện đồng bộ và thường xuyên. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, các cơ quan quản lý Nhà nước cần hồn thiện cơ chế, chính sách, tạo mơi trường vĩ mô thuận lợi.
Trước tiên các cơ quan quản lý Nhà nước cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách xuất khẩu hiện hành để làm rõ những nội dung không phù hợp với quy định quốc tế và cam kết trong các FTA, từ đó, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp quy cho phù hợp. Kiện toàn các tổ chức pháp chế của ngành, địa phương và doanh nghiệp, củng cố hệ thống tịa án kinh tế, lao động, hành chính và các tổ chức trọng tài. Tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thơng thống và minh bạch.
Chủ động, tích cực tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); tích cực bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam trong các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế.
Xây dựng thể chế kinh tế thị trường Việt Nam hiện đại, bảo đảm tính hệ thống, cơng khai, minh bạch và ổn định; bảo đảm thuận lợi cho hoạt động XKHH và kiểm soát tốt, hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chế biến sâu, có hàm lượng cơng nghệ cao và khuyến khích nhập khẩu cơng nghệ nguồn, máy móc, cơng nghệ hiện đại.
3.3.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, một số kiến nghị của tôi đối với cơ quan quản lý Nhà nước như:
Thứ nhất, cần có những sự đổi mới về mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu, chất
lượng, cấu trúc lại ngành, doanh nghiệp để giúp cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa được phát triển theo hướng bền vững hơn.
Thứ hai, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có khả năng kết nối
cao. Bởi đây đều là những nhân tố đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng đồng bộ phát triển, hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho
69
quá trình vận chuyển hàng hóa được nhanh chóng, dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu bởi đặc thù của mặt hàng này là cần vận chuyển nhanh để bảo đảm về mặt chất lượng.
Thứ ba, xây dựng các trung tâm logistics vùng, quốc gia để tham gia vào mạng
lưới logistics khu vực và quốc tế.
Thứ tư, điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm,
ngành hàng, dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa phương.
Thứ năm, phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân thực sự trở thành một trong
những động lực chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Phát triển mạnh các liên kết kinh tế, tích tụ các nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất hàng hóa theo chiều sâu.
Thứ sáu, đầu tư phát triển các thương hiệu quốc gia và Nhà nước hỗ trợ doanh
nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên thị trường quốc tế.
Thứ bảy, khuyến khích hình thành các vùng sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực
tập trung, tạo nguồn hàng xuất khẩu quy mô lớn và có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
3.3.3.3. Tăng cường hỗ trợ các hoạt động sản xuất và chế biến mặt hàng hạt điều
Hoạt động sản xuất và chế biến các mặt hàng nơng sản nói chung và mặt hàng hạt điều nói riêng chính là khâu tạo ra hàng cho xuất khẩu. Hoạt động này có ảnh hưởng đến quy mơ và cơ cấu và chất lượng hàng xuất khẩu. Trong thời gian qua, nhà nước đã có sự quan tâm đến hoạt động sản xuất và chế biến hàng nông sản tuy nhiên vẫn chưa nhiều. Chính vì vậy chất lượng hàng nơng sản xuất khẩu nói chung và mặt hàng hạt điều xuất khẩu nói riêng vẫn chưa đáp ứng được u cầu cao của những thị trường khó tính nhưng có khả năng chi trả lớn. Do vậy hiệu quả từ hoạt động xuất khẩu hàng nông sản vẫn chưa cao. Vì vậy trong thời gian tới, nhà nước cần tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất và chế hàng nơng sản để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng giá trị cao, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Các biện pháp tiến hành bao gồm:
− Nhà nước nên tập trung nghiên cứu ra các loại giống điều tốt cho năng suất cao: Điều này có vai trị quan trọng giúp sản phẩm sản xuất ra có năng suất
cao và chất lượng đồng bộ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
− Nhà nước nên đầu tư vào công tác chế biến: Đầu tư cho công tác chế biến hạt
điều đôi khi là quá sức đối với doanh nghiệp bởi cơng việc này địi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tương đối lớn để nhập khẩu các loại trang thiết bị, máy móc hiện đại về. Chính vì vậy nhà nước nên đầu tư xây dựng các cơ
70
sở chế biến hạt điều hiện đại áp dụng những công nghệ tiên tiến hiện nay. Ngồi ra nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp thơng qua hoạt động đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ chế biến vào trong mẫu mã, đóng gói bao bì mặt hàng điều nhập khẩu để tạo ra sản phẩm có hàm lượng giá trị kỹ thuật cao nhằm nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu.
3.3.3.4. Đổi mới dịch vụ kiểm nghiệm, giám định hàng hoá xuất nhập khẩu
Dưới góc độ xuất khẩu, ở đây ta chỉ đề cập đến dịch vụ kiểm nghiệm hàng hoá nhằm cấp giấy chứng nhận và xuất xứ hàng hố. So với trình độ chung của thế giới, trình độ kiểm nghiệm và giám định của Việt Nam còn rất kém do trang thiết bị kiểm định lạc hậu và mang tính chất thủ cơng. Trình độ của cán bộ kiểm nghiệm cũng cịn nhiều hạn chế, do vậy nhiều trường hợp kiểm nghiệm khơng chính xác khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam bị khiếu kiện, vừa làm mất uy tín của các tổ chức này, vừa làm mất uy tín của hàng Việt Nam. Để hoà nhập vào thị trường thế giới ngày càng có những yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng, chúng ta phải nhanh chóng nâng cao chất lượng công tác kiểm nghiệm và giám định cho phù hợp với yêu cầu của các nước bạn hàng, từ đó góp phần tạo nên hình ảnh hàng hố Việt Nam chất lượng cao trên thị trường quốc tế.
Chính vì thế Nhà Nước nên tiến hành đầu tư đổi mới trang thiết bị kiểm nghiệm, đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kiểm nghiệm và giám định hàng hoá… Nếu các dịch vụ này hoạt động hiệu quả sẽ góp phần giảm giá thành hàng xuất khẩu do chi phí kiểm nghiệm và giám định hàng hố giảm, nâng cao được uy tín cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó góp phần nâng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam lên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp.
3.3.3.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu
Hiện nay công tác quản lý xuất khẩu của nhà nước cịn nhiều bất cập. Theo đó thủ tục xuất khẩu còn khá rườm rà và phức tạp. Điều này gây lãng phí thời gian và cơng sức cho doanh nghiệp xuất khẩu. Và thậm chí nhiều khi cịn tỏ ra quan liêu cửa quyền gây khó dễ cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.
Chính vì vậy trong thời gian tới nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu cho phù hợp với tình hình mới. Theo đó nên đơn giản hố các thủ tục xuất khẩu để tránh gây rắc rối, lãng phí thời gian và cơng sức cho các doanh nghiệp. Ngồi ra thì một cơ chế quản lý xuất khẩu gọn nhẹ, thơng thống, minh bạch sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu được dễ dàng, thuận lợi. Từ đó giúp doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội kinh doanh, nâng cao hiệu quả của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu trong doanh nghiệp.
71
KẾT LUẬN
Thúc đẩy xuất khẩu là hoạt động đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của Tổng Cơng ty Thương mại Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới…
Hiệp định EVFTA có hiệu lực, được kỳ vọng sẽ là cú hích lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nơng sản cũng như sản phẩm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Đây được xem là một dấu mốc quan trọng và là cơ hội lớn cho doanh nghiệp điều Việt Nam nói chung và cơng ty HAPRO nói riêng.
Được đánh giá là thị trường khó tính với những quy định khắt khe về kiểm dịch thực vật, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, để chinh phục thị trường EU và được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA địi hỏi Cơng ty Hapro cần đáp ứng được các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hố, khơng ngững nâng cao chất lượng hạt điều xuất khẩu để tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh.
Trong bài khóa luận tốt nghiệp này, em đã nghiên cứu thực trạng thúc đẩu xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Việt Nam nói chung và Cơng ty Hapro nói riêng. Từ đó, tơi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy mặt hàng hạt điều của Công ty Hapro sang thị trường EU.
Mặc dù đã rất cố gắng trong q trình làm bài khóa luận tốt nghiệp, song so sự hạn chế về thời gian cũng như năng lực nên bài khóa luận này khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của q thầy cơ để đề tài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính Tổng cơng ty Thương mại Hà Nội (Hapro) 2019, 2020, 2021. 2. Bộ Công Thương (2021), Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU mặt hàng hạt
điều, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Hà Nội.
3. Đào Văn Hùng – Bùi Thúy Vân (Đồng chủ biên), Giáo trình kinh tế Quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Đặng Đình Đào (2017), Kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
5. PGS. TS. Nguyễn Thị Hường (2001), “Kinh doanh quốc tế” tập I, NXB thống kê, Hà Nội.
6. Quốc hội (2005), Luật thương mại.
7. TS. Đỗ Đức Bình (1997), “Kinh doanh quốc tế”, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 8. Việt Nga (2021), Ngành điều cần làm gì để duy trì vị trí số 1 tại thị trường EU, Vinacas, https://www.vinacas.com.vn/nganh-dieu-can-lam-gi-de-duy-tri-vi-tri-
so-1-tai-thi-truong-eu-bv2943.htm.
9. Vũ Khuê (2021), Doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam cần nhiều thông tin về thị trường bán lẻ của EU, Vinacas, https://www.vinacas.com.vn/doanh- nghiep-xuat-khau-dieu-viet-nam-can-nhieu-thong-tin-ve-thi-truong-ban-le- cua-eu-bv2950.htm, [10/06/2022].