0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

CÁC NGHIỆP VỤ CẦN LƯ UÝ

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 2 (Trang 186 -188 )

1. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng hoặc rút tiền gửi ngân

hàng về nhập quỹ

hàng về nhập quỹ

Trường hợp xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng hoặc rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ sẽ liên quan tới cả nghiệp vụ kế toán quỹ và kế toán ngân hàng

nhưng chỉ cần một bút tốn định khoản. Vì vậy để tránh sự trùng lặp khi cả

kế toán quỹ và kế toán ngân hàng cùng thực hiện ghi sổ ở phân hệ Quỹ và phân hệ Ngân hàng, NSD nên thống nhất việc định khoản nghiệp vụ kế toán này sẽ được thực hiện duy nhất trên phân hệ Quỹ hay Ngân hàng.

2. Bán hàng

Trường hợp bán hàng thu tiền ngay bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng có

liên quan đến kế tốn bán hàng, kế tốn quỹ, kế toán ngân hàng. MISA SME. NET 2010 cho phép lập chứng từ thu tiền ngay trên phân hệ Bán hàng khi lập chừng từ bán hàng. Do đó kế tốn quỹ, kế tốn ngân hàng khơng phải lập

chứng từ thu tiền (Phiếu thu, Nộp tiền vào tài khoản) trên phân hệ Quỹ, phân hệ Ngân hàng.

Trường hợp doanh nghiệp lập hóa đơn bán hàng đồng thời lập phiếu xuất kho

thì khi lập chứng từ bán hàng (hóa đơn), MISA SME.NET 2010 cho phép lập luôn phiếu xuất kho cho hàng bán trên phân hệ Bán hàng. Do đó, kế tốn kho không phải lập phiếu xuất kho trên phân hệ Kho nữa. Nếu doanh nghiệp lập phiếu xuất kho trước và lập hóa đơn bán hàng sau thì việc lập phiếu xuất kho hàng bán sẽ được kế toán kho thực hiện trên phân hệ Kho cịn kế tốn bán hàng sẽ lập hóa đơn bán hàng trên phân hệ Bán hàng và thực hiện thao tác chọn phiếu xuất kho.

3. Mua hàng

Trường hợp mua hàng chưa thanh toán, thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc

bằng tiền gửi ngân hàng có liên quan đến kế toán kho, kế toán mua hàng, kế

toán quỹ, kế toán ngân hàng. Khi lập chứng từ mua hàng, chương trình cho phép lập phiếu nhập, hóa đơn mua hàng, chứng từ thanh tốn ngay trên màn

hình nhập liệu Mua hàng của phân hệ Mua hàng. Do đó, kế tốn kho khơng

phải lập phiếu nhập cho hàng mua trên phân hệ kho, kế toán quỹ và kế toán ngân hàng không phải lập chứng từ thanh toán (Phiếu chi, Séc, Ủy nhiệm

chi…) trên phân hệ Quỹ và phân hệ Ngân hàng nữa.

Trường hợp mua hàng, hàng về nhập kho nhưng chưa nhận được hóa đơn,

chương trình cũng cho phép lập chứng từ mua hàng khơng kèm hóa đơn ngay

trên phân hệ Mua hàng, việc nhận hóa đơn cho hàng mua cũng được thực

hiện trên phân hệ Mua hàng (xem hướng dẫn chi tiết trang 88).

4. Thu tiền khách hàng

Trường hợp thu tiền khách hàng bằng tiền mặt hoặc tiền gửi có liên quan đến

kế tốn bán hàng, kế toán quỹ, kế tốn ngân hàng. Do đó, để thống nhất,

tránh trùng lặp khi kế toán quỹ và kế toán bán hàng hoặc kế toán ngân hàng và kế toán bán hàng cùng thực hiện một bút toán ghi sổ, NSD nên quy định thống nhất nghiệp vụ thu tiền khách hàng sẽ thực hiện trên phân hệ nào. Để

thuận tiện cho cơng tác ghi sổ kế tốn, NSD nên thực hiện nghiệp vụ thu tiền khách hàng trên phân hệ Bán hàng (xem hướng dẫn chi tiết trang 100).

5. Trả tiền nhà cung cấp

Trường hợp trả tiền nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc tiền gửi có liên quan đến kế toán mua hàng, kế toán quỹ, kế toán ngân hàng. Do đó, để thống nhất,

tránh trùng lặp khi kế toán quỹ và kế toán mua hàng hoặc kế toán ngân hàng và kế toán mua hàng cùng thực hiện một bút toán ghi sổ, NSD nên quy định thống nhất nghiệp vụ trả tiền nhà cung cấp sẽ thực hiện trên phân hệ nào. Để thuận tiện cho công tác ghi sổ kế toán, NSD nên thực hiện nghiệp vụ trả tiền nhà cung cấp trên phân hệ Mua hàng (xem hướng dẫn chi tiết trang 90).

6. Mua tài sản cố định

Trường hợp mua TSCĐ thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc gửi, khi lập

chứng từ Mua TSCĐ và ghi tăng, chương trình cho phép lập chứng từ ghi

tăng TSCĐ đồng thời cho phép lập chứng từ thanh toán, chứng từ mua TSCĐ (hóa đơn) ngay trên màn hình nhập liệu Mua TSCĐ và ghi tăng của phân hệ

TSCĐ. Do đó, kế tốn quỹ, kế tốn ngân hàng khơng phải lập chứng từ thanh

toán (Phiếu chi, Séc, Ủy nhiệm chi) trên phân hệ Quỹ, phân hệ Ngân hàng nữa.

7. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ, việc ghi giảm TSCĐ được thực

hiện trên phân hệ TSCĐ, nhưng việc lập chứng từ thu tiền từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (Phiếu thu, Nộp tiền vào tài khoản) sẽ được kế toán quỹ,

kế toán ngân hàng thực hiện trên phân hệ Quỹ, phân hệ Ngân hàng.

8. Tính khấu hao tài sản cố định

Việc tính khấu hao TSCĐ chỉ được thực hiện một lần vào cuối tháng, do đó nếu doanh nghiệp đã thực hiện tính khấu hao rồi nhưng có sai sót và muốn thực hiện tính khấu hao lại thì trước khi thực hiện tính khấu hao cần phải bỏ ghi và xóa chứng từ đã tính khấu hao, sau đó sửa các thơng tin sai liên quan

đến TSCĐ và thực hiện tính khấu hao lại.

9. Kết chuyển lãi lỗ

Việc lập chứng từ kết chuyển lãi lỗ được thực hiện vào cuối kỳ, nhưng trước khi thực hiện kết chuyển lãi lỗ cần thực hiện các bút tốn cuối kỳ như tính giá xuất kho, khấu trừ thuế, tính khấu hao TSCĐ… Để đảm bảo cho việc xác

đinh kết quả kinh doanh được chính xác, nếu doanh nghiệp đã lập chứng từ

kết chuyển lãi lỗ mà quên không thực hiện một trong các bút toán cuối kỳ trên, hoặc muốn chỉnh sửa các chứng từ phát sinh trên các phân hệ thì cần phải bỏ ghi và xóa chứng từ kết chuyển lãi lỗ đã lập, sau đó thực hiện các bút tốn cuối kỳ chưa được thực hiện hoặc chỉnh sửa các chứng từ đã phát sinh trên các phân hệ rồi mới thực hiện lại việc kết chuyển lãi lỗ.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 2 (Trang 186 -188 )

×