Tình hình hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ tạ

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ tại công ty cổ phần kinh doanh quốc tế fingroup (Trang 42 - 51)

5. Kết cấu của đề tài

2.2 Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ tại Công

2.2.1 Tình hình hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ tạ

33

Giá cước dịch vụ giao nhận

Cước phí vận chuyển là yếu tố quan trọng, mang tính khác biệt giữa các công ty vận chuyển. Cùng một khách hàng, cùng một lô hàng, cùng một địa chỉ nhận hàng, cùng một loại hàng và tính chất của hàng hóa nhưng mỗi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận lại có giá cước khác nhau phụ thuộc vào chính sách riêng của mỗi cơng ty chuyển phát. FIN luôn cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao nhận với chi phí hợp lý, tối ưu nhất có thể đi kèm với dịch vụ chất lượng tốt. Giá dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khối lượng hàng hóa mà khách đang đi, tính chất hàng hóa và nhu cầu của khách hàng. Tùy với từng trường hợp FIN tư vấn cho khách hàng lựa chọn dịch vụ vận chuyển đường bộ phù hợp.

Nhìn chung, giá cước dịch vụ vận chuyển đường bộ của FIN được chia làm 3 loại:

Giá cước gom hàng lẻ: Giá cước gom hàng lẻ của FIN có sự khác biệt với các

cơng ty khác, khơng có bảng giá chung mà phụ thuộc vào từng loại sản phẩm. Giá sẽ được kiểm tra thông qua trang web https://fin.nguonhangaz.com/ và thông báo cho khách. Thông thường giá sẽ rơi vào khoảng từ 10.000 đồng – 25.000 đồng/kg đối với hàng nặng và 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng đối với hàng nhẹ tính khối. Một số mặt hàng dễ vỡ như gương, hàng thuế nhập khẩu cao thì giá cước sẽ hơn 25.000 đồng/kg. Đặc biệt trong hàng gom lẻ, giá cước thông báo cho khách hàng đã bao gồm thuế VAT nhập khẩu cho hàng hóa cùng các loại thuế, phí kiểm tra chất lượng khác (nếu có). Trong thời gian cao điểm của xuất nhập khẩu hay khi cửa khẩu biến động (tắc biên), giá cước cũng thay đổi chứ không cố định như thời điểm ban đầu thông báo cho khách hàng. Giá cước hàng gom lẻ được nhận xét là phù hợp với mặt bằng chung của thị trường.

Hình 2.3: Tạo đơn kiểm tra giá hàng gom lẻ

34

Giá cước gom hàng lô: Khác với hàng gom lẻ, hàng gom lơ sẽ có biểu phí chung

cho tất cả các loại hàng hóa:

Bảng 2.3: Bảng giá cước hàng gom lô

Lượng hàng

<5 khối 5 khối 10 khối 20 khối >20 khối

Đơn giá/m3

Liên hệ 1.600.000 1.300.000 1.100.000 Liên hệ

Hàng nặng: Quy đổi 1 khối = 250kg

Nguồn: CTCP Kinh doanh quốc tế Fingroup

FIN là đơn vị vận chuyển chính ngạch, do đó khi nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam, ngồi cước vận chuyển khách hàng phải đóng thêm một số loại phí khác bắt buộc như:

 Thuế nhập khẩu hàng hóa. Thuế nhập khẩu hàng hóa thơng thường sẽ dao động

từ 8% - 10% (đã bao gồm CO form E), ngoại trừ các loại hàng hóa khơng được giảm thuế. Thuế nhập khẩu hàng hóa = Tiền khai hải quan x thuế nhập khẩu của hàng hóa đó.

 Thuế VAT: Là thuế giá trị gia tăng của hàng hóa. Thuế VAT được tính bằng

nhập khẩu + tiền khai hải quan nhân với thuế VAT của hàng hóa đó theo quy định của nhà nước.

 Phí tham vấn giá: Tham vấn giá là việc cán bộ Hải quan muốn xác định lại giá

của một hay nhiều mặt hàng nhập/ xuất khẩu của doanh nghiệp nhằm đánh giá việc tuân thủ pháp luật trong khai báo và xác định trị giá hải quan của người khai hải quan để đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan thu đúng thu đủ thuế cho ngân sách nhà nước. Thông thường khi nhập khẩu mặt hàng dễ bị tham vấn giá, FIN sẽ thu thêm phí này của khách hàng. Phí tham vấn giá = Tiền khai hải quan x thuế VAT x 50% - theo quy định của FIN.

Giá cước hàng vận chuyển nguyên xe: Đối với hàng vận chuyển nguyên xe, giá

cước sẽ phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa cùng tính chất của hàng hóa. Sau khi khai thác thơng tin hàng hóa như số cân, số khối, tính chất hàng hóa, FIN sẽ chuyển thơng tin này cho bộ phận phụ trách kiểm tra giá và báo lại các mục phí, biểu phí cùng cước vận chuyển để bộ phận nhân viên kinh doanh thực hiện báo giá thông báo cho khách hàng.

35

Hình 2.4: Gửi mail kiểm tra cước hàng nguyên xe cùng các biểu phí khác

Nguồn: CTCP Kinh doanh quốc tế Fingroup

Quy trình nhập khẩu hàng nguyên xe rất phức tạp bao gồm nhiều biểu phí. Gồm 3 mục phí chính là chi phí đầu Trung Quốc, phí dịch vụ đầu Việt Nam, phí chi hộ tại cửa khẩu và phí kiểm tra chất lượng hàng hóa (nếu có).

Chi phí đầu Trung Quốc là loại phí khách hàng cần thanh tốn cho FIN trước khi chuyển hàng ra cửa khẩu. Hiện tại FIN vẫn chưa có dịch vụ ứng trước loại phí này cho khách hàng. Chi phí đầu Trung Quốc gồm có các mục phí như:

 Chi phí Bằng Tường: Phí báo quan (thơng báo theo từng lơ hàng cụ thể)

 Phí CO form E (nếu có): FIN quy định mục phí này là 600¥/ lơ hàng

 Phí lưu ca xe (nếu có): FIN quy định mục phí này là 700¥/ lơ hàng

Chi phí dịch vụ đầu Việt Nam bao gồm các mục phí như:

 Phí dịch vụ làm hàng: Báo theo từng lô hàng cụ thể

 Cước vận chuyển: Báo theo từng lô hàng cụ thể

 Phí hàng quá khổ (nếu có): Loại phí nếu hàng hóa của khách là hàng siêu

trường siêu trọng/ cồng kềnh hoặc hàng quá khổ. FIN quy định mục phí này là 1.500.000 đồng/ lơ hàng

 Phí luồng đỏ (nếu có): Loại phí nếu hàng hóa của khách thuộc hàng hóa luồng

đỏ (ví dụ hàng cần kiểm tra chất lượng). FIN quy định mục phí này là 2.000.000 đồng/ lơ hàng.

Phí chi hộ tại cửa khẩu bao gồm các mục phí:

 Phí cơng trình: FIN quy định mục phí này là 800.000 đồng/ lơ hàng

36

 Phí bến bãi, kiểm dịch: FIN quy định mục phí này là 500.000 đồng/ lơ hàng

 Phí th kho dự kiến (nếu có): FIN quy định mục phí này là 1.000.000 đồng/

lơ hàng

 Phí lưu xe (nếu có): FIN quy định mục phí này là 1.000.000 đồng/ lơ hàng

 Phí soi hàng (nếu có): FIN quy định mục phí này là 500.000 đồng/ lô hàng.

Đặc biệt, nếu hàng hóa của khách là hàng hóa luồng đỏ (theo quy định của Hải Quan) thì trong mục phí cịn thêm mục phí kiểm tra chất lượng.

Cơ cấu hàng hóa giao nhận đường bộ

Hàng hóa giao nhận đường bộ của FIN được chia làm 2 loại là hàng nguyên xe và hàng ghép xe.

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cấu hàng hóa giao nhận của hàng nguyên xe và hàng ghép xe

Đơn vị: %

tuy Nguồn: CTCP Kinh doanh quốc tế Fingroup

Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy thống kê về cơ cấu dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Dịch vụ vận chuyển hàng nguyên xe có xu hưởng tăng từ năm 2019 – 2020 từ 15% lên 26%, đây là tín hiệu tích cực vì vận chuyển hàng ngun xe mang lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty so với hàng ghép xe. Trong giai đoạn 2020 – 2021, tỉ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ hàng nguyên xe có sụt giảm, lý do là trong giai đoạn này, một số cơ sở hạ tầng của công ty tại cửa khẩu trong giai đoạn thay đổi mới và sửa chữa do đó bị ảnh hưởng. 15% 26% 23% 85% 74% 77% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2019 2020 2021

Biểu đồ cơ cấu hàng hóa giao nhận của hàng nguyên xe và hàng ghép xe

37

Với hàng ghép xe, rõ ràng đây vẫn là loại hình vận chuyển chính của cơng ty, đặc điểm của loại hàng này là số lượng ít, khách hàng dễ chốt. Nhóm khách hàng của loại hàng này thường là các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, nhu cầu nhập khẩu dựa theo thị trường.

Trong hàng ghép xe, chúng ta cịn hàng gom lơ và hàng gom lẻ. Trong giai đoạn 2019 – 2021, cơ cấu hàng hóa giao nhận của loại hàng này là:

Biểu đồ 2.3 Biểu đồ cơ cấu hàng hóa giao nhận của hàng gom lẻ và hàng gom lô

Đơn vị: %

Nguồn: CTCP Kinh doanh quốc tế Fingroup

Hai loại hình hàng hóa giao nhận chính của cơng ty vẫn là hàng gom lẻ và hàng gom lô. Trong giai đoạn 2019 – 2021, ta có thể thấy tỷ trọng của hàng gom lơ tăng dần, từ 39% - 48% - 57%, điều này cho thấy công ty đang nỗ lực để đẩy mạnh số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ gom hàng lô, so với hàng gom lẻ, hàng gom lô mang lại nhiều lợi ích hơn và khi kinh doanh mặt hàng này công ty không bị phụ thuộc vào bên thứ 3. Ngược lại tỉ trọng hàng gom lẻ của cơng ty đang có xu hướng giảm dần, thời gian đầu mới thành lập hàng gom lẻ là loại mặt hàng chiếm phần lớn của cơng ty, dễ chốt, dễ có doanh số, tuy nhiên về cơ sở hạ tầng không được chủ động mà phải phụ thuộc vào bên thứ ba, do đó khi có những trường hợp phát sinh việc xử lý tình huống khơng được nhanh và linh hoạt. Hơn nữa khách hàng đi hàng gom lẻ thường không phải khách hàng trung thành, dễ thay đổi đơn vị vận chuyển nên không mang lại được nguồn lợi nhuận ổn định cho công ty.

61% 52% 43% 39% 48% 57% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2019 2020 2021

Biểu đồ cơ cấu hàng hóa giao nhận của hàng gom lẻ và hàng gom lô

38

Cơ cấu khách hàng

Biểu đồ 2.4 Biểu đồ cơ cấu khách hàng của công ty

Đơn vị: %

Nguồn: CTCP Kinh doanh quốc tế Fingroup

Nhìn biểu đồ ta có thể thấy nhóm khách hàng chủ yếu của cơng ty là khách hàng cá nhân và các hộ kinh doanh gia đình chiếm tỷ trọng lớn lần lượt là 40% và 24%. Nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn chiếm tỉ trọng ít nhất chỉ 3%, giải thích cho điều này là do FIN còn là một cái tên khá mới trên thị trường giao nhận Trung – Việt, đang trong quá trình phát triển và khẳng định mình. Đặc điểm của các khách hàng doanh nghiệp lớn là có số lượng nhập khẩu hàng hóa lớn, giá trị đơn hàng mỗi lần nhập cao, tần suất nhập khẩu đều đặn, thường là hàng sản xuất và hàng dự án, mang lại lợi nhuận lớn cho cơng ty, tuy nhiên nhóm khách hàng này rất khó tiếp cận, cần thời gian dài và yêu cầu dịch vụ giao nhận của cơng ty phải có quy mơ và tương xứng.

Ta cũng nhận thấy nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỉ trọng khiêm tốn – 24%, nhóm khách hàng này mang lại lợi nhuận không nhiều bằng các khách hàng doanh nghiệp lớn song lợi nhuận khá ổn định. Trong tương lai, nếu FIN thu hút thêm nhóm khách hàng này sử dụng dịch vụ của cơng ty thì nguồn lợi nhuận của cơng ty sẽ tăng trưởng ổn định

Tuy nhóm khách hàng cá nhân và kinh doanh hộ gia đình mang lại ít lợi nhuận cho cơng ty hơn so với hai nhóm khách hàng cịn lại, tuy nhiên đây vẫn là nguồn khách hàng chính của cơng ty kể từ thời gian đầu thành lập.

40%

33% 24%

3%

CƠ CẤU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY

39

Cơ cấu một số mặt hàng phổ biến trong hoạt động giao nhận vận tải đường bộ

Đối với dịch vụ gom hàng nguyên xe và hàng ghép xe, FIN sẽ có chính sách nhận nhập hàng riêng biệt, do đó mỗi loại dịch vụ sẽ có cơ cấu một số mặt hàng phổ biến khác nhau:

Hàng ghép xe: Đối với hàng ghép xe, hàng nhập sẽ có ít mã hàng hơn trong cùng một đơn hàng. Đối với gom hàng lẻ trong hàng ghép xe, FIN không nhận một những mặt hàng có phí kiểm tra chất lượng hay những mặt hàng khó, lý do là vì phí kiểm tra chất lượng so với cước vận chuyển những đơn hàng gom lẻ chênh lệch không tương xứng.

Bảng 2.4: Cơ cấu các mặt hàng nhập của hàng ghép xe

Đơn vị: % Hàng nhập 2019 2020 2021 Đồ gia dụng 32 35 38 Đồ nội thất 24 21 18 Đồ nhựa 15 22 22 Đồ chơi 7 7 10

Các loại linh kiện điện tử, đèn

5 3 2

Các mặt hàng khác

17 12 10

Nguồn: CTCP Kinh doanh quốc tế Fingroup

Theo dõi trong bảng, ta có thể nhận thấy trong giai đoạn 2019 – 2021, đồ gia dụng là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất, lý giải cho điều này là mặt hàng đồ gia dụng là mặt hàng được các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, các khách hàng cá nhân ưu tiên nhập khẩu từ Trung Quốc để kinh doanh vì nó mang lại lợi nhuận lớn, liên quan đến việc sử dụng hàng ngày. Một số hàng gia dụng điển hình như các loại đồ dùng phòng bếp, phòng tắm, đồ dùng dành cho phịng ngủ hay các vật trang trí nhà cửa. Trong giai đoạn 2019 – 2021, tỷ trọng đồ gia dụng tăng từ 32% - 38%.

Tiếp theo là các ngành hàng như đồ nội thất, trước đây xu hướng nhập khẩu đồ nội thất từ Trung Quốc vào Việt Nam rất lớn vì Trung Quốc được mệnh danh là cơng xưởng của thế giới, các nhà bán bn có thể dễ dàng tìm được nhiều mẫu mã hàng hóa giá thành rẻ của mặt hàng để nhập khẩu bán. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, nhiều

40

địa phương tại Việt Nam gia tăng sản xuất được những mặt hàng đồ nội thất đẹp và giá cả ưu đãi, do đó việc nhập khẩu mặt hàng này có chút giảm từ 24% - 21% - 18% qua các năm.

Ngoài ra, một số mặt hàng khác cũng phổ biến khi nhập khẩu vào Việt Nam là đồ nhựa, đồ chơi, các loại linh kiện, đèn.

Hàng nguyên xe: Đối với hàng nguyên xe, mặt hàng nhập khẩu FIN quy định được nhiều loại hàng hơn, bao gồm cả các loại hàng phải kiểm tra chất lượng, hàng hóa chất v..v..v

Bảng 2.5: Cơ cấu các mặt hàng nhập của hàng nguyên xe

Đơn vị: % Hàng nhập 2019 2020 2021 Đồ gia dụng 18 21 25 Thiết bị sản xuất 15 12 16 Máy móc 12 16 19 Đồ nội thất 23 25 28

Phụ kiện, linh kiện điện tử

12 14 7

Các mặt hàng khác

20 12 5

Nguồn: CTCP Kinh doanh quốc tế Fingroup

Đứng đầu vẫn là các loại hàng đồ gia dụng, như đã giải thích ở trên. Tuy nhiên trong hàng nguyên xe, tỉ trọng nhập khẩu đồ gia dụng thấp hơn so với tỉ trọng nhập khẩu đồ gia dụng của hàng nguyên xe, thay vào đó là các mặt hàng khác như thiết bị sản xuất hay máy móc. Hai mặt hàng thiết bị sản xuất và máy móc lần lượt tặng qua các năm từ 2019 – 2021. Phần lớn những khách hàng nhập khẩu hai mặt hàng này là các công ty doanh nghiệp lớn nhập khẩu để làm hàng dự án hoặc dùng trong sản xuất, mỗi lần nhập khẩu với số lượng lớn. Mặt hàng máy móc tăng tỷ trọng từ 12% - 16% - 19% qua các năm.

41

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ tại công ty cổ phần kinh doanh quốc tế fingroup (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)