Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ ở

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ tại công ty cổ phần kinh doanh quốc tế fingroup (Trang 67 - 70)

5. Kết cấu của đề tài

3.1 Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ ở

Việt Nam

3.1.1 Cơ hội

Tính tới thời điểm hiện tại, vận tải đường bộ là phương thức chiếm tỉ trọng lớn nhất trong ngành vận tải, Chính phủ Việt Nam đã từng nếu rõ quan điểm “Giao thông đường bộ được xem là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng của nên Kinh tế - Xã hội”. Với những đặc điểm như có tính cơ động, có thể hoạt động linh hoạt trên khắp cả nước, chi phí đầu tư thấp, cước phí vận chuyển rẻ, trong tương lai vận tải hàng hóa đường bộ vẫn là phương thức vận tải chủ đạo. Vận tải đường bộ đóng vai trị quan trọng trong các hoạt động lưu thơng giao nhận hàng hóa khơng chỉ trong nước mà đối với các quốc gia khác có đường biên giới tiếp giáp Việt Nam như Lào, Campuchia, Thái Lan và đặc biệt là Trung Quốc – quốc gia nhập siêu lớn nhất của Việt Nam.

Theo số liệu vừa cập nhật từ Tổng cục hải quan cho thấy năm vừa qua, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tăng 25,77 tỉ USD, tương đương tăng 30,5% so với cùng kì. Trung quốc chiếm hơn 33% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các nhóm hàng chính là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, các sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử, điều này cho thấy trong tương lai gần, Việt Nam vẫn nhập khẩu nhiều các mặt hàng từ Trung Quốc, điều này thúc đẩy sự phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Về vấn đề các hiệp định thương mại, Việt Nam ngày càng tích cực tham gia đàm phán kí kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP),các hiệp định này giúp Việt Nam hưởng lợi, đặc biệt trong vấn đề giảm thuế quan. Giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng kí kết hiệp định thương mại như ACFTA, xét một cách tổng thể, ACFTA tạo thuận lợi cho việc giao dịch thương mại hàng hóa, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước. Đặc biệt đối với các ngành hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đều được giảm thuế nhập khẩu nếu có giấy chứng nhận xuất xứ.

Việt Nam đang trên đà ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, việc thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới địi hỏi phải có những quy định pháp luật phù hợp, tạo điều kiện tốt cho ngành dịch vụ logistics phát triển. Cơng

58

tác hồn thiện quy định pháp luật thời gian vừa qua đã được Chính phủ quan tâm, có thể kể đến một số quyết định, nghị định Chính phủ đã ban hành như Quyết định số 200/QĐ – TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025 với nhiều giải pháp tồn diện nhằm đưa ngành vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Hay vào năm 2018 Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 21/CT – TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông, đây là điểm sáng và cơ hội phát triển cho ngành khi Chính phủ đã thể hiện rõ cam kết hỗ trợ, kiến tạo môi trường thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển các loại dịch vụ logistics, trong đó có dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Trong thời gian sắp tới, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đánh giá về triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới sẽ tạo động lực cho sự phát triển ngành logistics nói chung và dịch vụ giao nhận hàng hóa nói riêng dựa trên hai yếu tố, đầu tiên là sau đại dịch kinh tế thế giới và Việt Nam có sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ khi được hỗ trợ bằng các chính sách kích thích tăng trưởng. Thứ hai là nghị quyết 128/NQ – CP về “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID 19” đang là động lực cho nền kinh tế khôi phục trở lại. Để tận dụng cơ hội phục hồi và phát triển, các doanh nghiệp công ty logistics, kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận cần chủ động gắn kết phối hợp hiệu quả, năng động trong việc lựa chọn hướng đi và phương án phục hồi phát triển phù hợp, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường liên kết hợp tác để có thể thích ứng linh hoạt, tận dụng được các cơ hội và lợi thế để phát triển.

Đặc biệt, trong thời đại với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, hoạt động logistics nói chung và hoạt động giao nhận nói riêng đã có ít nhiều ứng dụng khoa học công nghệ, tại một số nước phát triển đang thực hiện E – logistics, ứng dụng cơng nghệ điện tốn đám mây, cơng nghệ blockchain hay trí tuệ nhân tạo vào thực hiện một số dịch vụ như dịch vụ đóng dỡ hàng khỏi container, xếp dỡ hàng hóa kho bãi. Trong tương lai, nếu nhiều doanh nghiệp chuyển đổi và ứng dụng khoa học công nghệ vào vận tải đường bộ và giao nhận hàng hóa đường bộ với mục đích tối ưu hóa phương tiện, lịch trình, thời gian, trở thành những doanh nghiệp đi đầu trong việc ứng dụng phát triển cơng nghệ vào dịch vụ giao nhận hàng hóa thì những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao và thu được nguồn lợi nhuận lớn.

3.1.2 Thách thức

Dù có nhiều cơ hội, tuy nhiên song song với đó việc phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa đường bộ tại Việt Nam vẫn còn đối mặt với rất nhiều thách thức.

59

Đầu tiên là về vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân chính gây đứt gãy chuỗi logistics

toàn cầu trong 2 năm vừa qua, và dịch vụ giao nhận cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ nó mà trong tương lai phải mất một thời gian dài để phục hồi. Trong giai đoạn dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội Vận tải và Hiệp hội Logistics phản ánh đã mất thêm nhiều chi phí trong q trình vận chuyển hàng hóa khi phải đi đường vịng để tránh vùng dịch, tình hình biên mậu khơng ổn định khiến lượng hàng hóa vận chuyển giảm mạnh. Hơn nữa trong thời gian diễn ra dịch bệnh hàng hóa đường bộ bị dồn ứ tại cửa khẩu khiến các loại chi phí lưu kho, lưu xe, kiểm tra hàng hóa bị dồn lên gây lao đao cho doanh nghiệp giao nhận. Sau covid, doanh nghiệp giao nhận phải mất một thời gian dài để phục hồi.

Thứ hai là vấn đề trong cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, của

nhiều doanh nghiệp giao nhận tại Việt Nam cịn yếu kém, mọi thứ tuy có sự đồng bộ dẫn đến dịch vụ vận tải đa phương thức nhưng sự đồng bộ này khơng nhiều, chưa có tính kết nói cao giữa các loại hình vận tải để phát triển linh hoạt và trơn tru. Hệ thống kho bãi, đường xá chưa phát triển hồn thiện, đặc biệt khi vận chuyển hàng hóa nội địa, kho bãi chưa đủ đáp ứng nhu cầu nội địa, thiếu các khu kho vận tập trung có vị trí chiến lược đồng bộ với các hệ thống cảng, sân bay. Về đường bộ còn nhiều trạm thu phí, điều này gây bất cập cho hoạt động giao nhận được bộ, chi phí vận chuyển bị độn lên khiến cước vận chuyển cao.

Thứ ba là vấn đề chi phí trong logistics nhìn chung khá cao, chi phí gồm lưu trữ

hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, ln chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan… Theo tính tốn của Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) năm 2021 chi phí logistics chiếm khoảng 16,8% gái trị hàng hóa Việt Nam trong khi mức chi phí này ở trên thế giới chỉ là 10,6%. Chi phí cao khiến các doanh nghiệp giao nhận tốn nhiều chi phí hơn để đưa hàng hóa từ kho nhà cung cấp tới kho khách hàng.

Thứ tư là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cịn nhiều bất cập và thủ tục hành

chính cịn phức tạp, liên quan đến khung khổ pháp lý đối với ngành logistics, hiện có nhiều văn bản, chính sách cụ thể, song việc thực tế hóa các chủ trương ấy vẫn chưa được thực hiện hay thực hiện cịn chồng chéo, điều này dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics hay hoạt động giao nhận.

Thứ năm là hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận còn

nhiều hạn chế về quy mô, hoạt động, vốn và nguồn nhân lực. Hầu hết các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics manh mún, thiếu kinh nghiệm và thiếu chuyên nghiệp, cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ nhưng khơng có sự kết nối. Các doanh nghiệp chỉ cạnh tranh về giá là chủ yếu mà ít tạo ra giá trị gia tăng, thường đóng vai trị là đại lý cho các cơng ty lớn của ngước ngoài.

60

Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận nội địa cũng thấp so với các doanh nghiệp nước ngồi. Nguồn nhân lực cịn chưa qua đào tạo bài bản, thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu các nhân sự giỏi có năng lực, chuyên môn thực sự cứng. Trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, có tới 93% - 95% người lao động chưa được đào tạo bài bản, theo Khảo sát của Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM về chất lượng nhân lực cho thấy 53,5% doanh nghiệp thiếu đội ngủ nhân viên có trình độ và kiến thức chắc, 30% phải đào tạo lại chuyên môn của nhân viên. Đây cũng là vấn đề cần phải khắc phục sớm nếu muốn phát triển chất lượng dịch vụ giao nhận của các doanh nghiệp.

Thứ sáu là thách thức về vấn đề ứng dụng thành thục công nghệ thông tin trong

hoạt động giao nhận, hiện tại năng lực các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giao nhận vận tải trình độ thấp, quản lý theo kiểu thủ công, đơn giản, chủ yếu là sử dụng các phầm mềm như khai hải quan điện tử, công nghệ định vị xe, email và internet cơ bản, hơn nữa tại Việt nam các nhà cung cấp giải pháp cơng nghệ logistics chun nghiệp hiện cịn ít, do đó doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ tại công ty cổ phần kinh doanh quốc tế fingroup (Trang 67 - 70)