Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại công ty kho vận và cảng cẩm phả vinacomin (Trang 33 - 37)

1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả xuất khẩu

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu

* Chỉ tiêu định lượng

a. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

Đây là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá cơ bản về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu được các doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm nhất. Lợi nhuận xuất khẩu được hiểu là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu và tổng chi phí phải bỏ ra để thực hiện hoạt động xuất khẩu đó.

LN=DT - CP ⑴ Trong đó:

LN: Lợi nhuận xuất khẩu

DT: Tổng doanh thu xuất khẩu, được xác định bằng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thu được, quy đổi ra đồng nội tệ

CP: Tổng chi phí xuất khẩu bao gồm tồn bộ các chi phí có liên quan đến hoạt động xuất khẩu như chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm, chi phí xin giấy phép. giám định kiểm tra hàng hóa, chi phí làm thủ tục mở L/C, fax, thủ tục hải quan (nếu có), thuế, trả lãi vay..

b. Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu

- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu xuất khẩu P’ = 𝐿𝑁

𝐷𝑇 ∗ 100% (2) Trong đó:

P: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu xuất khẩu

LN: Tổng lợi nhuận xuất khẩu rừng đạt được trong kỳ DT: Tổng doanh thu xuất khẩu trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu xuất khẩu cho doanh nghiệp biết một đồng doanh thu xuất khẩu sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phi kinh doanh P’ = 𝐿𝑁

𝐶𝑃 ∗ 100% (3) Trong đó:

CP : Chi phi kinh doanh cho hoạt động xuất khẩu

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phi kinh doanh cho doanh nghiệp biết một đồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh P = 𝐿𝑁

𝑉𝐾𝐷 ∗ 100% (4) Trong đó:

VKD: Vốn kinh doanh cho hoạt động xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định Tỷ lệ lợi nhuận theo vốn kinh doanh cho doanh nghiệp biết một đồng vốn mà doanh nghiệp loại bỏ đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận.

c. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thì vốn lưu động có vị trí đặc biệt quan trọng.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh - Hiệu suất sinh lợi của vốn

Hiệu suất vốn kinh doanh = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

𝑉ố𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ (5)

Vốn kinh doanh xuất khẩu bao gồm: các khoản tiền mặt dùng cho xuất hàng, các khoản vay, các khoản tạm ứng, các chi phí trả trước,… cho hoạt động xuất khẩu.

Về mặt ý nghĩa, chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư cho hoạt động xuất khẩu đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sử dụng vốn kinh doanh cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp càng hiệu quả.

Để tính hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta thường xem xét tốc độ quay của vốn lưu động hoặc thời gian để thực hiện một vòng quay của vốn

- Tốc độ quay vòng vốn kinh doanh xuất khẩu

Số vòng quay vốn lưu động = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay càng nhiều càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại.

- Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động

Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động = 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑣ố𝑛 (7)

(Số ngày trong kỳ : nếu tính 1 năm là 360 ngày)

Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động là số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng quay trong kỳ. Thời gian một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn.

- Thời hạn thu hồi vốn xuất khẩu

Là một chỉ tiêu bộ phận, phản ánh khoảng thời gian mà vốn đầu tư dần dần được thu hồi sau mỗi kỳ kinh doanh.

Công thức:

Tv = 𝑉ố𝑛 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑘ℎẩ𝑢

𝑃 (8) Trong đó: Tv : thời hạn thu hồi vốn xuất khẩu

P : lợi nhuận xuất khẩu

Chỉ tiêu này phản ánh để thu hồi vốn đầu tư cho hoạt động xuất khẩu cần bao nhiêu kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này càng nhỏ có nghĩa số vốn đầu tư có thể sớm được thu hồi, điều đó cũng thể hiện việc sử dụng vốn xuất khẩu đạt hiệu quả tốt.

- Hiệu quả sử dụng lao động

+ Năng suất lao động hay doanh thu bình quân

Năng suất lao động hay doanh thu bình quân phản ánh kết quả làm việc của người lao động.

Công thức:

WLĐ = 𝐷𝑛

𝑆ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 (9)

Trong đó:

Wlđ: Năng suất lao động hay doanh thu bình qn, được tính bằng các đơn vị: triệu đồng/người, tỷ đồng/người, triệu USD/người,…

Dn: Doanh thu xuất khẩu

Về mặt ý nghĩa, chỉ tiêu này cho biết năng suất lao động bình quân của một lao động trong cơng ty. Nói cách khác, nó phản ánh một lao động mang lại bao

nhiêu đồng doanh thu cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện chất lượng nguồn nhân lực của cơng ty. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của mình.

* Chỉ tiêu định tính

a. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên việc khai thác và sử dụng các thế mạnh, lợi thế bên trong và bên ngoài để tạo ra sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng nhằm tồn tại, phát triển và thu lợi nhuận, gia tăng và nâng cao vị thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chun mơn hóa của các yếu tố đầu vào; dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh; yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ; vị thế của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua thị phần, năng suất lao động, tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp.

b. Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường

Thâm nhập thị trường là cách để Cơng ty đánh giá tồn bộ ngành, từ đó xác định tiềm năng và vị thế của Cơng ty trong ngành, có thể tăng doanh thu hoặc giành thị phần thông qua chiến lược kinh doanh, bằng cách bán được hàng hay không. Nếu thị trường được coi là bão hịa, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp mới sẽ khơng cịn dư địa để tăng trưởng doanh thu vì các doanh nghiệp hiện tại đã nắm giữ phần lớn thị phần.

Quá trình tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại thông qua các nỗ lực tiếp thị của Công ty. Thông qua việc tổng hợp các cách thức, biện pháp, phương hướng, phương hướng mà doanh nghiệp áp dụng nhằm đưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường đạt mức tối đa. Những kết quả này chính là lợi thế mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quá trình doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương.

Chương 2. XUẤT KHẨU HÀNG HĨA TẠI CƠNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ - VINACOMIN

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại công ty kho vận và cảng cẩm phả vinacomin (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)