Đánh giá kết quả xuất khẩu tại Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại công ty kho vận và cảng cẩm phả vinacomin (Trang 69)

2.5.1. Những thành tựu đạt được

Công ty đã và đang không ngừng cố gắng phấn đấu xây dựng một hình ảnh tốt trong mắt khách hàng và các đối tác bằng uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty. Bằng những phương pháp quản lý hiệu quả, những chiến lược kinh doanh đúng đắn và sự đoàn kết của toàn bộ nhân viên, Công ty đang ngày càng trưởng thành hơn, đạt được một số thành tựu nhất định.

Trong những năm gần đây xuất khẩu của Công ty đã không ngừng phát triển và tạo được uy tín đối với bạn hàng, với những đối tác nước ngồi. Khơng ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo đầu ra ổn định cho hoạt động kinh doanh của Công ty và danh mục hàng hóa xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn. Điển hình là trong năm 2020, 2021 nước ta gặp nhiều khó khăn thử thách khi cơn bão Covid - 19 liên tục hoành hành ở nhiều địa phương trong cả nước, gây ra rất nhiều thiệt hại về kinh tế và con người và hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thế nhưng lãnh đạo Công ty đã chủ động xây dựng nhiều phương án ứng phó, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu kép khiến cho doanh thu Công ty không những giảm mà cịn tăng so với cùng kì năm 2019, từ 68.489 tỷ VND tăng lên 78.495 tỷ VND, cùng với đó là kim ngạch xuất khẩu cũng đang trên đà hồi phục và dự báo con số sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng vào năm 2022.

Về cơ cấu thị trường, hiện nay cơng ty đã có một lượng lớn thị trường truyền thống như các tỉnh xung quanh và thị trường quốc tế, Công ty cũng đang từng bước kiếm thị trường mới, mở rộng hướng xuất khẩu sang thị trường quốc tế mạnh mẽ hơn nữa. Cơng ty có đối tác chính là các cơng ty, nhà máy sản xuất vật liệu. Bên cạnh đó, cơng ty cịn mở rộng kho bãi, ký hợp đồng th kho với cơng ty. Ngồi các

hộ sắt thép, than Anthracite của Công ty đã được cung cấp vào Nhật Bản cho nhiều ngành công nghiệp khác như: Xi măng, điện lực và các ngành công nghiệp khác với chất lượng than tốt, chủng loại phong phú. Đồng hành với đó là đối tác và hộ tiêu thụ truyền thống như Tập đoàn thép JFE, Nippon Steel và các nhà máy sản xuất hoá chất, điện cực, than đóng bánh.. và các công ty thương mại như Sanko Progress Mabis, Sojitz JECT, Meiwa, TOTAS…

Trong hành trình xây dựng và phát triển, Cơng ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đã không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng các giải pháp khoa học trong điều hành quản lý, đẩy mạnh tin học hóa, tự động hóa trong sản xuất. Song song với đó là một loạt các dự án lớn nhằm hiện đại hóa hệ thống kho bãi, vận tải, quản lý tuyến luồng đảm bảo môi trường trong hoạt động vận tải, kinh doanh than như hệ thống băng tải G9 - Nhà máy nhiệt điện MD, Hệ thống băng tải và Kho than Lép Mỹ - Cụm cảng Km6 (2017), Bến cập tàu đảo Soi Đèn (2018), Nhà điều hành và trung tâm điều khiển tập trung khu vực Văn phịng Cơng ty (2019)... Từ năm 2010 đến nay, tổng vốn đầu tư cho các dự án của Công ty đạt 1.740 tỷ đồng. Tất cả các dự án, cơng trình đều được thực hiện và đưa vào sử dụng kịp thời, đem lại hiệu quả thiết thực. Nhờ đó, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều năm sau cao hơn năm trước.

Về hiệu quả kinh doanh, mặc dù nguồn vốn của cơng ty cịn nhiều hạn chế xong công ty đã tăng được nguồn vốn lên đáng kể trong vòng 3 năm qua. Trong giai đoạn 2019-2021, vốn kinh doanh của công ty năm 2019 là 664 tỷ VNĐ nhưng Công Ty đã đưa doanh thu lên đến 68.489 tỷ VNĐ , gấp 103 lần số vốn bỏ ra. Thêm vào đó lợi nhuận qua các năm tăng dần từ 2.154 tỷ VNĐ năm 2019 đến 2.537 tỷ VNĐ năm 2020 và đến 3.177 tỷ VNĐ năm 2021 và đời sống nhân viên cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân tăng.

Ngồi ra Cơng ty đã và đang tiến hành khai báo hải quan trên phần mềm ECUS5 VNACCS do công ty Thái Sơn cung cấp, hình thức này giúp Công ty đỡ tốn rất nhiều thời gian cũng như chi phí đi lại so với khai báo hải quan trực tiếp. Cơng ty có thể chủ động được trong việc khai báo hải quan ở ngay tại trụ sở làm việc của mình tại bất cứ thời điểm nào trong ngày, dữ liệu sẽ được đẩy lên hệ thống xử lý. Cơng ty đã thực hiện chuẩn hóa quy trình xuất khẩu theo các tiêu chuẩn cũng như quy định và luật của Nhà nước Việt Nam. Qua mỗi lơ hàng xuất khẩu, Cơng ty

tìm ra những điểm bất hợp lý hoặc những vấn đề phát sinh lặp lại trong mỗi khâu của quy trình để liên tục cải tiến quy trình sao cho vừa phù hợp với cơ cấu tổ chức của Công ty, vừa thống nhất, hiệu quả và đơn giản. Hơn thế nữa, trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, Công ty tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Incoterms 2000 và các quy định về các phương thức thanh toán quốc tế. Điều này giúp Công ty tiết kiệm thời gian và giảm thiểu các chi phí phát sinh đáng kể.

2.5.2. Han chế

Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả là đơn vị đóng “mắt xích” quan trọng trong dây chuyền sản xuất, tiêu thụ than của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Đây là đơn vị được giao sản lượng tiêu thụ than lớn nhất trong Tập đoàn. Ngay từ thời điểm đầu năm, cùng với việc thực hiện thích ứng an tồn, linh hoạt và kiểm soát dịch hiệu quả, các phân xưởng thuộc Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đã đẩy mạnh sản xuất, thi đua hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Bên cạnh nỗ lực và những thành tựu đạt được, Cơng ty vẫn cịn nhiều khuyết điểm và cần phải có những biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng trên nhằm hồn thiện và mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn nữa. Cụ thể một số mặt hạn chế trong công tác xuất khẩu của Công ty như sau:

Thứ nhất, Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của nước ta nói chung và của ngay chính Cơng ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả cịn yếu về khả năng nghiên cứu thị trưởng, đàm phán ký kết hợp đồng, quảng cáo chào hàng, cũng như quan hệ với các bạn hàng ngoài nước. Điều này một phần là do thực tế xuất khẩu của doanh nghiệp còn nhỏ bé, khả năng trên thị trường thế giới cịn hạn chế. Thêm vào đó là tình trạng thiếu thơng tin và kinh nghiệm xử lý thông tin. Trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế, vấn đề nắm bắt kịp thời, đầy đủ và chính xác các thơng tin về thị trường, giá cả, hàng hoá, các đối thủ cạnh tranh... có vai trị cực kỳ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa làm tốt được việc này nên chưa nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như đưa ra các biện pháp hữu hiệu để giảm bớt khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng, do đó hiệu quả xuất khẩu chưa cao.

Thứ hai, công tác kiểm tra, chuẩn bị bộ chứng từ đơi khi cịn gặp đơi chút khó khăn vì bộ chứng từ có rất nhiều loại giấy tờ, đặc biệt là đối với những đơn hàng lớn: hợp đồng, hóa đơn thương mại, tờ khai thơng quan, phiếu đóng gói, chứng

nhận xuất xứ,... hoặc chứng từ bị sai lệch, không hợp lệ, mâu thuẫn với hàng hóa,... nên đơi khi dẫn đến trình trạng trì trệ trong hồn thành thủ tục kiểm tra chứng từ để tiến hành các hoạt động sau đó. Tuy ứng dụng được khoa học công nghệ trong nhiều thủ tục giao nhận, cụ thể là tờ khai hải quan điện tử, nhưng nghiệp vụ này vẫn còn tương đối đơn giản, đôi khi gặp phải nhiều sai sót về mã số thuế, số liệu tờ khai,... đối với nhân viên kinh nghiệm làm việc lâu năm. Đối với những lô hàng lớn, cũng yêu cầu thủ tục kê khai tương đối dài và phức tạp, điều này cũng dễ gây nên sai sót trong q trình nhập tờ khai.

Thứ ba, Công ty không chú trọng vào việc marketing trên các nền tảng số khi sở hữu trang web riêng nhưng lại không quá trau chuốt vào việc xây dựng chi tiết hình ảnh và các bài đăng trên trang web cũng như trên các nền tảng xã hội. Gây ra hạn chế trong việc tìm kiếm khách hàng mới, tiềm năng trên khắp cả nước cũng như quốc tế.

Thứ tư, nguồn vốn lưu động của Cơng ty hiện nay vẫn cịn ít nên việc thu mua, dự trữ hàng hóa cịn hạn chế. Hơn nữa, do khả năng xoay chuyển vốn lưu động còn thấp khiến cho Công ty phải thế chấp tài sản vay ngân hàng để có thể đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh. Vốn vay chủ yếu của Công ty là Ngân hàng nên làm gia tăng các khoản chi phí khác, gánh nặng trả nợ cao làm ảnh hưởng tới khả năng tự chủ của tài chính của Công ty khi nợ phải trả năm 2021 là 10.315 tỷ VND.

2.5.3. Nguyên nhân

Thứ nhất, những tồn tại trong việc nghiên cứu thị trường là do quy mô của Cơng ty cịn chưa lớn, nguồn tài chính và nhân lực cịn hạn hẹp. Trong khi đó, hoạt động nghiên cứu thị trường lại là một hoạt động khá tốn kém và phức tạp. Ngồi ra, thơng tin thị trường Việt Nam chưa phát triển, đặc biệt thông tin về thị trường nước ngồi cịn nhiều hạn chế, các dự báo chưa thực sự chính xác…. Do đó các doanh nghiệp khơng có thơng tin nhiều và mới cho hoạt động xuất khẩu. Điều này đã làm cho việc mua bán kém hiệu quả, là nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp bị bán hàng ở nước ngoài thấp hơn giá thực tế.

Thứ hai, những điểm yếu về nguồn nhân lực và cách sử dụng nguồn nhân lực trong hoạt động xuất khẩu. Trình độ nhân viên còn hạn chế là do việc tuyển chọn đầu vào còn chưa được quan tâm đúng mực, thiếu kế hoạch đào tạo bài bản. Đội ngũ CB, CNV cịn ít kinh nghiệm trong các nghiệp vụ xuất khẩu, dễ bị sơ hở trong đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng.

Thứ ba, hiện nay Cơng ty xuất khẩu chủ yếu là hình thức xuất khẩu trực tiếp nên chi phí xuất khẩu cao, rủi ro trong kinh doanh lớn và gây áp lực đối với vốn của Cơng ty và Vì tổ chức xuất khẩu nên doanh nghiệp phải đầu tư nguồn vốn mới để nghiên cứu thị trường và tìm bạn hàng. Đặc biệt là doanh nghiệp phải tự chủ về mặt tài chính.

Thứ tư, sự thiếu đồng bộ trong chính sách pháp luật, quy chế, quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như sự thiếu đồng bộ của các quy định Hải quan, thuế vụ, quản lý xuất nhập khẩu gây ra những khó khăn không nhỏ cho Cơng ty trong q trình xuất khẩu. Nhiều khi chính sách thuế quan, việc cấp hạn ngạch không đáp ứng đủ so với năng lực của Công ty, sự thay đổi quá nhiều và liên tục trong khoảng thời gian ngắn làm cho định hướng kinh doanh của Cơng ty gặp nhiều khó khăn.

Thứ năm, từ phía Ngân hàng: Lãi suất vay cơ bản tăng từ 9,15% năm 2019 lên 9,91% vào năm 2021, dự đoán tiếp tục tăng trong tương lai. Ngân hàng không mở rộng hạn mức cho vay cho các công ty, luồng tiền cho các dự án hạn chế, thiếu vốn khả dụng. Ngoài tăng lãi suất thì nhiều Ngân hàng cịn tăng phí ngân hàng như phí bảo lãnh hợp đồng, thanh tốn… Tình hình vay Ngân hàng khó khăn dẫn đến phải tăng chi phí giao dịch. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái, khan hiếm ngoại tệ, khơng có ngoại tệ để mua, thanh toán cho nhà cung cấp nước ngồi phải xếp hàng và phải trả chi phí chênh lệch.

Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG

HĨA TẠI CƠNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ - VINACOMIN 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả

3.1.1. Mục tiêu của Công ty

Mục tiêu của Công ty là không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh hiện có mà cịn có thể phát triển các hoạt động khác pháp luật khơng cấm, nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Ngồi ra, Cơng ty cũng cố gắng đào tạo chuyên môn cho CB, CNV, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tiếp tục thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, bền vững.

Mở rộng quy mô xuất khẩu là mục tiêu lâu dài của Cơng ty. Qua đó, Cơng ty có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, phát triển thị trường cũ và xúc tiến hoạt động ở thị trường mới. Định hướng thị trường mục tiêu giúp Công ty lựa chọn và quyết định tập trung nỗ lực marketing vào đó nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Phát huy mọi nguồn lực sẵn có, đồn kết nhất trí quyết tâm đưa Cơng ty phát triển một cách ổn định và bền vững, từng bước tạo dựng vị thế của Công ty trên thị trường mới. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tiêu thụ. Tăng cường các hoạt động quảng cáo, marketing, xúc tiến bán hàng ở trong nước để xây dựng hình ảnh của cơng ty. Xây dựng kế hoạch tham gia hội chợ, triển lãm, đó là các hội chợ trong nước như expro, hàng tiêu dùng, hàng Việt nam chất lượng cao, hàng công nghiệp quốc tế, triển làm quốc tế để giới thiệu sản phẩm và ký kết hợp đồng. Với thị trường nước ngoài cơng ty có thể tham gia vào các phái đồn thương mại đi thăm các nước, nhân dịp đó khảo sát và nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu dùng, qua đó giao dịch trực tiếp với khách hàng ngồi ra có thể sử dụng một số hình thức quảng cáo như gửi biếu quà, tặng băng video, tờ rơi quảng cáo…giới thiệu các mẫu hàng cho khách hàng giúp cho khách hàng biết đến công ty.

Từng bước cố gắng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, phấn đấu đạt mức trung bình khá so với các doanh nghiệp trong cùng khu vực.

Song hành với mục tiêu phát triển, Công ty cũng sẽ ln hoạt động trên những tiêu chí đã đề như: Nghiên cứu và nắm vững quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của Công ty, đảm bảo cho hoạt động của Công ty luôn phù hợp đúng

pháp luật. Bảo toàn phát triển vốn và phát triển các nguồn lực của mình. Có nghĩa vụ thanh tốn các khoản cơng nợ phải trả... Kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm do doanh nghiệp kinh doanh. Xây dựng quy hoạch phát triển Công ty phù hợp với chiến lược quy hoạch phát triển của Nhà nước. Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ và báo cáo bất thường, chế độ báo cáo kế toán theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và hợp lý của báo cáo.

Trong năm 2025, Công ty xây dựng cho mình kế hoạch phát triển như sau:

Bảng 3.1.1. Kế hoạch hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong năm 2025

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu 2025

Số lượng xuất khẩu ( Tấn )

10.000 Kim ngạch XK 90.500 Doanh thu 125.000 Lợi nhuận 9.000

Nguồn: Phòng Kinh Doanh, 2021

3.1.2. Phương hướng của Công ty

Trên cơ sở kết quả hoạt động của Cơng ty những năm qua, trước những khó khăn, thuận lợi trong những năm tới, phương hướng hoạt động của Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả tập trung vào những điểm chủ yếu dưới đây:

Mở rộng thị trường kinh doanh: Với trình độ khoa học – kỹ thuật ngày càng phát triển như hiện nay, Công ty khơng muốn bó hẹp phạm vi trong các thị trường quen thuộc. Trong thời gian tới, Công ty sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường mới, với những khách hàng mới. Điều đó sẽ giúp Cơng ty có khả

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại công ty kho vận và cảng cẩm phả vinacomin (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)