Giới thiệu chung về Công ty

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại công ty kho vận và cảng cẩm phả vinacomin (Trang 37)

2.1. Tổng quan về Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả Vinacomin

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty

Tên doanh nghiệp: Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả - Vinacomin Tên tiếng Anh: Vinacomin – Campha Port and Logistics Company Ngày thành lập: 13/04/1990

Cơ quan chủ quản; Tập đồn Cơng Nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam_VINACOMIN (TKV)

Trụ sở công ty: 604 Đường Lý Thường Kiệt, Phường Cửa Ông,Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.

Số điện thoại: +84 333 865054 Số Fax: +84333 865320

Email: campha_port@vnn.vn Vốn điều lệ: 6.000.000.000 VND

Tầm nhìn: Xác định mục tiêu giữ vững vị trí doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực điều hành tiêu thụ - xuất khẩu và nội địa tại Cảng Cẩm Phả và kinh doanh khai thác cảng biển; góp phần tích cực vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu đến năm 2030 trở thành doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

Sứ mệnh: Nỗ lực tạo giá trị cho các cổ đơng, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và cộng đồng, tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo và nhân văn cho người lao động.

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Cảng Cẩm Phả được xây dựng từ năm 1894, đưa vào hoạt động năm 1924. Thiết kế tại thời điểm xây dựng cho tàu có trọng tải lớn nhất là 10.000 tấn DWT, cầu tàu dài 300m với tuyến luồng từ phao số 0 vào cảng dài 26 hải lý. Nhiệm vụ chính của cảng là cung cấp than xuất khẩu tiêu thụ Nội địa. Cảng Cẩm Phả hàng năm phải gia cố, sửa chữa, treo lốp đệm cầu cảng, hai năm một lần nạo vét vùng nước trước bến. Nguồn kinh phí này do cơng ty chi nhưng cảng phí lại do Bộ GTVT thu, gây nên bất hợp lý, làm mất quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở.

Để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả theo cơ chế mới, cần có một tổ chức chuyên lo về quản lý khai thác đầu tư cải tạo Cảng Cẩm Phả, quản lý kho than, làm đầu mối mua bán than cho tồn cơng ty. Căn cứ vào tình hình thực tế, trên cơ sở đề nghị của công ty than Cẩm Phả, Bộ Năng lượng đã ban hành quyết định số 178 NL/TCCB-LĐ ngày 13/04/1990 thành lập cơng ty “ Xí nghiệp Cảng và kinh doanh than” với hai nhiệm vụ chủ yếu là: chế biến và kinh doanh than; Quản lý, khai thác luồng và cảng Cẩm Phả. Từ hai nhiệm vụ nêu trên thì tổ chức điều hành sản xuất của Xí nghiệp cảng và kinh doanh than có phần đơn giản chỉ bao gồm có ba đơn vị chủ yếu đó là: Tổng kho than; Quản lý cảng; và Khối nghiệp vụ kinh tế - thương mại.

Ngày 01/06/2008, căn cứ theo nghị quyết của Hội đồng quản trị Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tại biên bản số 20/BB-HĐQT đổi tên Công ty thành “Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả” với nhiệm vụ chủ yếu là điều hành tiêu thụ - xuất khẩu và nội địa tại Cảng Cẩm Phả và kinh doanh khai thác cảng biển.

Để đáp ứng nhu cầu cung ứng than trong nước và xuất khẩu, từ năm 1990 đến nay, cầu Cảng đã được nâng cấp và đặc biệt một khu cảng nổi tại vùng neo Hòn Nét được xây dựng đủ điều kiện cho tàu 65.000 DWT cập cầu lấy non tải và tiếp tục

tiếp nhận đầy đủ tại cảng nổi Hòn Nét.

Trải qua 32 năm hoạt động, công ty đã phát triển không ngừng và ngày càng lớn mạnh. Mặc dù trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước ta hiện nay, công ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác ln gặp phải những khó khăn nhất định nhưng Cơng ty vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và đóng góp đáng kể vào các lĩnh vực trong nền kinh tế.

2.1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty

Chức năng: kinh doanh, lắp đặt sửa chữa máy móc thiết bị, khai thác và thu gom than, xây dựng nhà các loại, cơng trình dân dụng, Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, ven biển, viễn dương,… xuất nhập khẩu và các mặt hàng Công ty kinh doanh.

Lĩnh vực hoạt động chính:

- Quản lý, khai thác Cảng Cẩm Phả và các cảng lẻ thuộc Công ty quản lý: Doanh nghiệp cảng kinh doanh khai thác cảng biển theo đúng mục đích và cơng

năng của cảng biển đã được công bố; doanh nghiệp cảng phải duy trì đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật trong thời gian kinh doanh khai thác cảng biển. Khai thác cảng biển là ngành nghề kinh doanh truyền thống và là 1 trong những trụ cột của Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả. Sau hơn 32 năm xây dựng và phát triển. Đến nay, Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đã trở thành nhà khai thác cảng hàng đầu Cẩm Phả và là đơn vị đầu tiên có hệ thống các cảng biển và cơ sở logistics đầu tiên tại Cẩm Phả.

- Nhập khẩu vật tư, thiết bị: Các mặt hàng vật tư – thiết bị nhập khẩu chủ yếu hiện nay của Công ty bao gồm, máy xúc, máy khoan, lốp đặc chủng, thép chống lị, các loại hóa chất và các loại thiết bị vật tư chuyên dụng khác phục vụ cho các mỏ than, mỏ khoáng sản và tổ hợp bơxít-nhơm của Tập đồn TKV. Với 32 năm kinh nghiệm, có mối quan hệ thân thiết, truyền thống lâu đời với bạn hàng trong nước và quốc tế, là Nhà phân phối chính thức tại Việt Nam của các Tập đồn lớn và uy tín của thế giới như: YOKOHAMA, SOJITZ, KOMATSU, KAWASAKI, KAMKABEL, FASER, WEBER Mining, SNF, SEFAR, v...v…

- Khai thác, thu gom than cứng và than non

- Chế biến,xuất nhập khẩu và kinh doanh than: Công ty đã sở hữu địa điểm kinh doanh, phương tiện vận tải, phương tiện bốc rót, kho bãi, bến cảng, phương tiện cân, đo khối lượng than để phục vụ hoạt động kinh doanh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện an tồn, vệ sinh mơi trường và phịng chống cháy nổ theo các quy định hiện hành. Địa điểm, vị trí các cảng và bến xuất than, nhận than phù hợp với quy hoạch bến cảng của địa phương, có kho chứa than, có trang thiết bị bốc rót lên phương tiện vận tải đảm bảo an tồn, có biện pháp bảo vệ mơi trường. Kho trữ than, trạm, cửa hàng kinh doanh than có ơ chứa riêng biệt để chứa từng loại than khác nhau; vị trí đặt phải phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, bảo đảm các yêu cầu về môi trường, trật tự an tồn giao thơng theo quy định hiện hành. Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán than, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ kinh doanh than có chứng chỉ hành nghề được cấp theo các quy định hiện hành.

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, ven biển, viễn dương: Hoạt động vận tải hàng hóa, theo tuyến cố định hoặc khơng, bằng các phương thức vận tải đường sắt, đường ống, đường bộ, đường thủy hoặc hàng không

và các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động vận tải như bến bãi ô tô, cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, nhà ga đường sắt, bốc xếp và lưu giữ hàng hóa, kho bãi…

* Chính sách chất lượng: ISO: 9001:2008

Cơng ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - Vinacomin đảm bảo không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng bằng cách cung cấp cho họ một dịch vụ cảng biển ngày càng tốt hơn:

- Nâng cao khả năng tiếp nhận tàu vào cảng

- Giảm thời gian chờ đợi của tàu trong cảng, đưa đón tàu ra vào cảng an tồn.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả - TKV tổ chức bộ máy quản lý theo mơ hình trực tuyến chức năng. Cơ cấu bộ máy của Công ty được sắp xếp theo chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, đảm bảo được sự thống nhất, tự chủ và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban. Với mơ hình này các đơn vị chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho các quyết định của giám đốc, và ở mỗi cấp có một người quyết định cao nhất.

Sơ đồ 1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả

Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban như sau:

Ban giám đốc bao gồm:

Đứng đầu là Giám đốc công ty: Do chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn CN

Than - Khoáng sản Việt Nam bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Là người đại diện cho pháp nhân công ty, điều hành mọi hoạt động của cơng ty theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tập đoàn về mọi hoạt động của công ty đến kết quả cuối cùng.

Sau Giám đốc cơng ty là Phó giám đốc - do Tổng giám đốc Tập đoàn CN

Than - Khoáng sản Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm kết quả cơng việc của mình trước pháp luật và trước giám đốc cơng ty.

Chức vị ngang với Phó giám đốc là Kế toán trưởng: Do tổng giám đốc Tập

đoàn bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Kế tốn trưởng giúp giám đốc cơng ty cơng việc quản lý tài chính và là người điều hành chỉ đạo, tổ chức cơng tác hạch tốn thống kê của cơng ty.

Các phịng ban chức năng của cơng ty:

Các phịng, ban, đơn vị có chức năng chung là tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh (theo từng lĩnh vực) và triển khai các hoạt động SXKD theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Tập đồn TKV và điều lệ Cơng ty. Các trưởng phịng, phó phịng, và nhân viên thuộc các phòng, ban, đơn vị có trách nhiệm phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là thực hiện các cơng việc có liên quan đến nhiều phòng, ban, đơn vị do một phịng, ban, đơn vị chủ trì.

Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị thuộc bộ máy điều hành Cơng ty như sau:

Văn phịng Giám đốc: Do Phó giám đốc Kinh tế - Kế hoạch chỉ đạo trực tiếp

có chức năng là tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác tổng hợp thông tin mạng, hành chính, quản trị, cơng tác thi đua tun truyền, Văn hóa – Thể thao của cơng ty và tổ chức thực hiện.

Sau đó là Phịng thanh tra pháp chế đều do Phó giám đốc KT - KH chỉ đạo, có chức năng Tham mưu giúp Giám đốc công ty thực hiện công tác tự thanh, kiểm tra, xét giải quyết đơn thư khiếu tố, thường trực tiếp CBCNV, xây dựng đề xuất các

biện pháp phòng ngừa ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật quy định của công ty, đảm bảo cho các hoạt động của công ty đúng theo khuôn khổ của Luật pháp. Giúp Giám đốc Công ty tổ chức thực hiện cơng tác kiểm tốn nội bộ.

Phòng tổ chức lao động: Tổ chức bộ máy, sắp xếp và bố trí Cán bộ. Quản lý

và sử dụng quỹ tiền lương, tiền thưởng, quỹ đào tạo, thực hiện chế độ chính sách, cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người lao động. Tổ chức thực hiện các công tác tuyển dụng lao động theo đúng quy chế của cơng ty.

Phịng kế hoạch vật tư: Quản lý các công tác vật tư, hướng dẫn các đơn vị

trong Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. Tổng hợp cân đối kế hoạch SXKD trên cơ sở chỉ tiêu hướng dẫn của Tập đồn. Xây dựng giá thành, chi phí sản xuất, giá bán các sản phẩm, dịch vụ.

Sau cùng là Phịng Kế tốn Thống kê tài chính do cả Kế tốn trưởng và Phó Giám đốc KT-KH chỉ đạo trực tiếp, có thể nói đây là một bộ phận đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Nếu thông tin kế tốn bị sai lệch, các quyết địnhcủa Cơng ty có thể bị ảnh hưởng rất lớn, từ đó gây ra tình trạng khó khăn cho Cơng ty. Bên cạnh đó, phịng kế tốn cịn tham mưu cho giám đốc về chế độ kế toán và những

thay đổi của chế độ qua từng thời kì trong hoạt động kinh doanh và cùng với các bộ phận

khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý nhân sự, tài chính,... năng động, hữu hiệu.

Tiếp theo đó là Phịng điều khiển sản xuất do Phó Giám đốc Sản xuất chỉ

đạo trực tiếp và Phó Giám đốc KT-KH chỉ đạo lĩnh vực phân công, Tổng hợp nhu cầu tiêu thụ than, tính tốn cân đối các chủng loại tiêu thụ trong kỳ kế hoạch giúp Giám đốc Công ty cân đối chỉ đạo các đơn vị trong Công ty sản xuất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán than theo phân cấp; làm trung tâm đầu mối tiêu thụ than cho Công ty, xuất khẩu hộ các đơn vị ngồi Cơng ty; tổ chức chỉ đạo chuyển tải than xuất khẩu.

Phòng đầu tư xây dựng: Lập và thực hiện kế hoạch Đầu tư xây dựng theo

luật định và cơ chế của Tập đồn CN Than_Khống sản Việt Nam. Giúp việc Giám đốc Công ty giải quyết các quan hệ trong công tác Đầu tư – Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ của mình, được thay mặt Giám đốc Cơng ty làm việc với các đơn vị ngồi cơng ty để giải quyết các cơng việc về Đầu tư – Xây dựng (Khi được Giám đốc Công ty ủy quyền).

Phịng an tồn: Tập hợp xây dựng kế hoạch An toàn – Bảo hộ lao động (AT

– BHLĐ), bảo vệ mơi trường, phịng chống mưa bão, mua bảo hiểm thiết bị hàng năm. Xây dựng và quản lý hồ sơ về cơng tác An tồn lao động – Vệ sinh lao động – Bảo vệ môi trường hướng dẫn các đơn vị lập và quản lý hồ sơ đảm bảo tính pháp lý.

Phòng kỹ thuật cơ điện vận tải: Quản lý kỹ thuật sản xuất, cơ điện vận tải

trong Công ty. Xây dựng kế hoạch hàng năm về công tác khảo sát thông báo luồng, đến định kỳ, duy tu nạo vét luồng vào Cảng và bến, kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng, thay thế các báo hiệu Hàng hải, hệ thống đệm cập tàu. Chủ trì xây dựng các quy trình kỹ thuật, nội quy cho tồn bộ các cơng việc quy trình và nội quy vận hành, bảo quản sửa chữa các thiết bị.

2.1.5. Tình hình hoạt động của Cơng ty trong những năm gần đây

a. Tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty

* Tình hình tài chính của Cơng ty

Giai đoạn 2019 – 2021, tài chính của Cơng ty được duy trì ở mức ổn định, khơng có nhiều biến động mà cịn có xu huớng tăng đều qua các năm. Điều đó cho thấy mặc dù trải qua nhiều biến động của thị trường trong và ngồi nước nhưng Cơng ty luôn cố gắng vượt qua khó khăn để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất, mang lại nhiều giá trị nhất cho Công ty. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình hoạt động của Công ty trong giai đoạn 2019-2021. Căn cứ vào bảng Cân đối kế toán – Đến ngày 31/12/2021 và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021, ta tính được bảng tính chênh lệch như sau:

Bảng 2.1.1. Tình hình tài chính của Cơng ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

A. Tài sản ngắn hạn 7.171 8.438 10.121

1. Tiền 2,25 9,8 4,139

2. Các khoản phải thu 5.660 5.668 6.848

3. Hàng tồn kho 1.232 2.057 2.557 4. Tài sản ngắn hạn khác 275 102 211 B. Tài sản dài hạn 1.351 1.086 853 C. Nợ phải trả 7.857 8.860 10.315 1. Nợ ngắn hạn 7.406 8.523 10.013 2. Nợ dài hạn 450 336 301 D. Vốn chủ sở hữu 664 664 659 E. Tổng tài sản 8.522 9.524 10.974 Nguồn: Phịng Kế tốn, 2019 - 2021

Nhìn chung, tổng tài sản của Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả tăng tương

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại công ty kho vận và cảng cẩm phả vinacomin (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)