Cơ hội và thách thức nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại Công ty

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại công ty kho vận và cảng cẩm phả vinacomin (Trang 77 - 78)

Cơ hội

Theo đánh giá của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong năm 2018, cơ hội đang mở ra đối với ngành than khi nhu cầu than trong nước có xu hướng tăng lên, đặc biệt là than cho sản xuất điện và sản xuất công nghiệp khác như xi măng, hóa chất…

Cùng với đó, theo đánh giá của nhiều tố chức nghiên cứu có uy tín trên thế giới, giá than thế giới đã tăng trở lại và nhu cầu sử dụng than chất lượng tốt, cũng như giá khống sản sẽ cịn gia tăng trong thời gian tới.

“Đây là những yếu tố nền tảng thuận lợi để ngành than Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, khai thác than, khống sản nói riêng, trong đó có TKV, nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả kinh doanh”, Tổng giám đốc TKV Đặng Thanh Hải nhận định.

Là Công ty trực thuộc Tập đồn TKV Cơng ty cũng sẽ có những cơ hội rộng mở này. Năm 2022 TKV giao Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả tiêu thụ trên 30,2 nghìn tấn than các loại, trong đó, than xuất khẩu hơn 5,2 nghìn tấn. Để hồn thành kế hoạch Tập đồn giao, từ đầu năm đến nay, Cơng ty đã triển khai đồng loạt giải pháp như sắp xếp phương tiện vào cảng làm hàng an toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các công ty sản xuất, chế biến, sẵn sàng cung cấp nguồn than theo nhu cầu của khách hàng.

Việc tăng sản lượng tiêu thụ sẽ tạo cơ hội giúp Công ty nâng cao doanh thu, lợi nhuận sản xuất kinh doanh, ngược lại đây lại là áp lực không nhỏ khi khối lượng cơng việc vận chuyển, bốc rót than qua cảng thực hiện lớn hơn.

Thách thức

Nhu cầu than trong nước tăng cao, trong khi khả năng tăng sản lượng bị hạn chế do các mỏ than lớn hiện có ngày càng xuống sâu, đi xa với điều kiện khai thác khó khăn phức tạp hơn. Trên lý thuyết, trữ lượng than của Việt Nam khá lớn. Theo số liệu của tập đồn Than - Khống sản Việt Nam công bố, tổng trữ lượng than của Việt Nam trên 220 tỉ tấn, trong đó khu mỏ than Quảng Ninh 10,5 tỉ tấn và mỏ than ở vùng đồng bằng sông Hồng 210 tỷ tấn, trải rộng trên diện tích 3.500 𝑘𝑚 2. Tuy nhiên, phần trữ lượng than đã được thăm dò xác minh và có điều kiện khai thác thuận lợi đang giảm dần, phải đưa vào khai thác tài nguyên trữ lượng than năm ở

dưới sâu (dưới mức -150m ở Quảng Ninh). Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên than tiềm năng ở đồng bằng Sơng Hồng có điều kiện địa chất cơng trình, thuỷ chất địa văn phức tạp, hơn nữa lại nằm trong vùng đất nông nghiệp và dân cư nên việc không được dễ dàng và sẽ rất tốn kém.

Việc đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ mơi trường trong q trình khai thác địi hỏi ngày càng nghiêm ngặt hơn, nhất là việc bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Để tăng sản lượng đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư cao, trong khi nguồn vốn tự có trong ngành hạn hẹp và giá bán than trong nước đang còn thấp hơn giá thành

Việc sử dụng than vẫn chủ yếu theo cách truyền thống gây nhiều ô nhiễm, hiệu quả thấp, trong khi công nghệ chế biến than hầu như chưa phát triển. Sẽ gặp những khó khăn của một nước lâu nay xuất khẩu than, sắp tới phải chuyển sang nhập khẩu than. Đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng than phải đối mặt với việc sử dụng than theo giá thị trường thay cho thói quen dùng than giá thấp trong nhiều năm qua

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại công ty kho vận và cảng cẩm phả vinacomin (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)