Cẩm Phả - Vinacomin
2.3.1. Các nhân tố bên ngồi Cơng ty
*Hệ thống luật và chính sách thuế xuất khẩu của Nhà nước
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Đây là một chiến lược tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm xuất khẩu ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường thế giới dựa trên cơ sở khai thác tốt với nhu cầu của thị trường quốc gia. Với chiến lược này, Nhà nước có các chính sách phát triển cụ thể cho từng giai đoạn nhằm khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu trong đó có doanh nghiệp ngoại thương.
Việc khuyến khích hoạt động xuất khẩu được thể hiện ở các chính sách, các biện pháp liên quan đến việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý chung tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh và công bằng, tăng khả năng lựa chọn hợp tác, chuyển giao công nghệ đa dạng hơn. Đây chính là những tác động tích cực đối với Cơng ty.
Từ khi Luật Thuế XNK ban hành đến nay, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và ký kết 16 Hiệp định FTA. Theo lộ trình đến năm 2022 sẽ có trên 95% dịng thuế với các đối tác FTA có thuế suất bằng 0% (ngoại trừ một số mặt hàng có lộ trình sau năm 2028 như thuốc lá, đường, trứng, muối...). Khi Nhà nước muốn khuyến khích xuất khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa do nước mình sản xuất khi chúng được tiêu thụ trên thị trường nước ngồi thì thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ được quy định giảm đi, thậm chí là bằng khơng. Việc Nhà nước giảm thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn cho loại hàng hóa này trên thị trường quốc tế, so với hàng hóa cùng loại của những nước khác đang lưu thông trên thị trường, điều này giúp cho doanh thu của Cơng ty tăng vượt trội qua các năm vì khơng bị đánh thuế xuất khẩu nên việc tiêu thụ các hàng hóa này ở thị trường nước ngoài trở nên dễ
dàng hơn so với thị trường nội địa khiến cho doanh thu của Công ty đạt mức vượt trội 78.495 tỷ VND vào năm 2021.
* Tỷ giá hối đối
Xuất khẩu và chính sách tỷ giá hối đoái là hai vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách tỷ giá của Việt Nam thời gian qua đã gắn liền với chính sách đổi mới, hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại, góp phần tăng trưởng kinh tế. Trong quá trình đổi mới, Việt Nam luôn coi xuất khẩu là động lực chính để tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong năm 2021, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đồng USD do Ngân hàng Nhà nước công bố tăng 0.1%. Yếu tố tác động lên tỷ giá trong năm nay chủ yếu đến từ thị trường quốc tế, trong đó hai yếu tố chính là tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích nền kinh tế bị ảnh hưởng từ đại dịch khiến đồng USD chỉ tăng nhẹ 0.1% so với đầu năm khoảng 23,400 đồng/USD.
Dù giai đoạn 2019-2021 tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đồng USD có nhiều thay đổi dẫn đến sự tăng giá khi nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp nói chung và Cơng ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả nói riêng. Ước tính trong năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa trên tổng khối lượng xuất khẩu của Cơng ty trung bình rơi vào khoảng 1,22USD/Sản phẩm nhưng sang đến năm 2020 con số ấy đã tăng nhẹ lên 1,46USD/Sản phẩm và giảm nhẹ vào năm 2021 là 1,24USD/Sản phẩm buộc Công ty phải tăng giá một số sản phẩm dẫn đến sự sụt giảm số lượng hàng hóa nhập khẩu để kinh doanh và lợi nhuận từ đó cũng giảm sút.
- Thu thập bình quân và mức sống của người dân
Ước tính thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2020 theo giá hiện hành đạt 4,2 triệu đồng thu nhập bình quân đầu người năm 2020 giảm khoảng 2% tương đương giảm 71.500 đồng/tháng so với năm 2019. Ước tính thu nhập bình qn 1 người 1 tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt khoảng dưới 4,2 triệu đồng, giảm 73 nghìn đồng so với năm 2020; tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều ước khoảng 4,4%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2020. Năm 2020.2021 là những năm người dân bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh viêm đường hơ hấp cấp Covid-19, có thể thấy rằng
chi tiêu năm này tăng chậm hơn so với thời kỳ trước (chi tiêu bình quân năm 2018 tăng 18% so với 2016) nhưng khơng có nghĩa là Việt Nam không cố gắng nâng cao đời sống cho người lao động, con số giảm trên rất ít hoặc khơng đáng kể vie tình hình dịch bệnh, cả thị trường Quốc tế khó khăn, khơng riêng gì nước ta.
Bên cạnh đó, mức sống của người dân quyết định nhiều tới mức chi tiêu của họ. Mức sống đó lại phụ thuộc khá nhiều vào thu nhập bình quân đầu người và tình hình lạm phát. Khi thu nhập cao, người thu nhập có xu hướng chi tiêu nhiều để nâng cao đời sống bản thân. Nhưng nếu thu nhập cao đi kèm với lạm phát cao, họ sẽ thắt chặt chi tiêu.
2.3.2. Các nhân tố bên trong Công ty
*Nguồn nhân lực và năng lực quản trị
Nguồn nhân lực thể hiện ở hai mặt số lượng và chất lượng. Nó trực tiếp tham gia vào các bộ phận của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nguồn nhân lực cần có vốn ngoại ngữ tốt, nghiệp vụ ngoại thương chuẩn. Nhà quản trị cần có trình độ tổ chức quản lý tốt, khả năng phân tích kinh tế quốc tế cao và phải có tầm nhìn chiến lược.
Với nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đa dạng, phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập mạnh mẽ của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản VN, Cơng ty đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo, tuyển dụng lao động có trình độ đáp ứng nhu cầu cơng việc được giao. Xác định rõ việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của Công ty. Để xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cần phải thực hiện nhiều hoạt động đồng bộ như thi tuyển, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng bậc… Trong đó tuyển dụng lao động là một nội dung, là khâu hết sức quan trọng và cần thiết trong quy trình quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty.
Những năm gần đây ban lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ tuyển dụng mới CBCNV với nhiều cách làm sáng tạo, hiện đại, mang lại hiệu quả cao. Chú trọng nguồn nhân lực chất lượng ngay từ khâu sơ tuyển, lựa chọn hồ sơ và tổ chức thi tuyển qua 4 vịng một cách bài bản, chun nghiệp. Đồng chí Giám đốc Công ty trực tiếp làm chủ tịch hội đồng tuyển dụng, trực tiếp phỏng vấn các thí sinh sau khi đã lọt qua các vòng sơ tuyển và thi lý thuyết, thực hành theo từng ngành
nghề. Các ứng viên được lựa chọn đều phải trả lời các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực mình đăng ký thi, các kỹ năng mềm, hiểu biết về Công ty và văn hóa doanh nghiệp. Các ứng viên đã có cơ hội tiếp xúc với mơi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng giúp ích cho cơng việc sau này. Kết quả phỏng vấn ở tất cả các ngành nghề tuyển dụng đều ghi nhận có các ứng viên không những đạt điểm cao ở vòng thi lý thuyết, tay nghề đồng thời ở vịng phỏng vấn có nhiều ứng viên được Hội đồng tuyển dụng đánh giá cao. Các ứng viên được đi thăm quan trụ sở làm việc, làm quen với môi trường, các địa bàn hoạt động của Cơng ty để từng bước hình thành ý thức, khả năng thích nghi với điều kiện làm việc nếu vượt qua và được tiếp nhận chính thức.
Tháng 10 năm 2020, Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - Vinacomin tiếp tục ký kết hợp đồng với trường Cao đẳng Than - Khoáng sản VN về việc phối hợp triển khai thực hiện tuyển dụng và đào tạo nghề Thuỷ thủ phương tiện thuỷ nội địa theo quy định của Nhà nước. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh và ngành Than, từ một đơn vị nhỏ lẻ trực thuộc Công ty Than Cẩm Phả đến nay Công ty đã phát triển không ngừng. Từ chỗ chỉ có chưa đầy 100 CBNV đến nay Cơng ty đã có 1.500 người với 22 đơn vị, phịng ban. Sản xuất kinh doanh được mở rộng trên nhiều lĩnh vực như: Quản lý khai thác Cảng Cẩm Phả, tuyến luồng và một số cảng thủy nội địa trong khu vực, thu mua, chế biến, kinh doanh than, vận tải hàng hoá, dịch vụ kho bãi, sửa chữa... Đặc biệt Cảng Cẩm Phả đã được đầu tư trở thành Cảng chuyên dụng hiện đại có năng lực đáp ứng những con tàu có trọng tải lớn trong nước và quốc tế vào hoạt động.
*Khả năng tài chính của Cơng ty
Nguồn vốn là sức mạnh của doanh nghiệp. Do vậy, việc doanh nghiệp huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh đều ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng. Một doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh, tăng khả năng bán hàng thì phải có tiền đề đầu tư vào chiến lược phát triển của mình.
Bảng 2.3.1. Tình hình nguồn vốn của Cơng ty giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: tỷ VND
2016 2017 2018
Nguồn vốn 8.522 9.524 10.974
Nhìn chung, nguồn vốn của Cơng ty tăng đều qua các năm, tính đến năm 2021 là xấp xỉ 10.974 tỷ VND, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 6%. Việc duy trì sử dụng vốn chủ sở hữu giúp Công ty không phải trả lãi vay nhiều, nhưng lại bị áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư, địi hỏi Ban lãnh đạo phải tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm phát huy hết lợi thế sẵn có của Cơng ty.
*Uy tín thương hiệu
Tiềm lực thương hiệu tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại thông qua khả năng “bán hàng” gián tiếp của doanh nghiệp. Sức mạnh thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, quyết định và mua hàng của khách hàng. Một hình ảnh tốt về doanh nghiệp liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, chất lượng sản phẩm,.. là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng, kích thích khách hàng đến với doanh nghiệp.
Cơng ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - Vinacomin (tiền thân là Xí nghiệp Cảng và Kinh doanh than) đã trải qua gần 31 năm hình thành, xây dựng và phát triển. Trong suốt hành trình đầy gian nan nhưng cũng rất đáng tự hào đó, Cơng ty ln giữ vững và khẳng định vai trò là một trong những đơn vị quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh của TKV. Trực thuộc Tập đồn TKV, Cơng ty đã có được lợi thế hơn các doanh nghiệp cùng xuất phát điểm, đó là có được một lượng lớn khách hàng biết. Nhờ danh tiếng của Tập đoàn mà độ tin cậy cũng như quyết định lựa chọn Cơng ty là nhà cung cấp cũng có tỉ lệ cao hơn.
2.4. Phân tích hiệu quả xuất khẩu của Cơng ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - Vinacomin
Việc tính tốn hiệu quả để biết được thực trạng, tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục những sai lầm để nâng cao HQKD là một việc làm rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy, phân tích HQKD nói chung và xuất khẩu nói riêng thực chất là phân tích các chỉ tiêu kinh tế xã hội của doanh nghiệp.