M
5. Kết cấu luận văn
1.2.1. Sự ra đời và lịch sử phát triển của BHXH
Bảo hiểm xã hội (BHXH) ra đời là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài giữa giai cấp công nhân làm thuê với giới chủ tư bản. Kết quả này đã được các nước trên thế giới ghi nhận và đều cố gắng xây dựng cho mình một hệ thống BHXH phù hợp. Qua nhiều năm nghiên cứu về BHXH, giáo sư Henri Kliller thuộc trường đại học Solray của Bỉ đã khẳng định rằng nguồn gốc của BHXH xuất phát từ những vấn đề kinh tế, chính trị xã hội sau đây:
Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời và ngày càng lớn mạnh. Xã hội tư bản chủ nghĩa là hiện thân của quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và sản xuất hàng hóa đã ra đời. Kinh tế hàng hóa đã buộc các chủ tư bản phải thuê mướn lao động. Sản xuất hàng hóa càng phát triển thì nhu cầu thuê mướn ngày càng tăng lên và đội ngũ những người gia nhập đội quân làm thuê ngày càng đơng. Vì vậy giai cấp cơng nhân cũng đã ra đời từ cuộc cách mạng công nghiệp.
Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến. Giai cấp công nhân là giai cấp công nhân làm thuê cho giới chủ và được giới chủ. Lúc đầu giới chủ cam kết trả tiền lương, tiền cơng. Người lao động bị bóc lột tàn bạo và bị đối xử khơng cơng bằng. Giờ làm việc của họ thường bị kéo dài và cường độ lao động rất cao nhưng tiền công được trả rất thấp. Hiện tượng ốm đau, tai nạn lao động xảy ra phổ biến. Và với tiền cơng được trả đó họ khơng thể đảm bảo cuộc sống của mình cũng như gia đình mình. Thêm vào đó, nhà nước cũng như giới chủ khơng hề quan tâm hay giúp đỡ họ. Đứng trước tình hình đó giai cấp cơng nhân đã liên kết lại với nhau để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; lập ra các quỹ cứu trợ người ốm, người bị tai nạn, lập các tổ chức tương tế và vận động mọi người tham gia, đấu tranh tự phát với giới chủ như: đòi tăng lương giảm giờ làm, thành lập các tổ chức cơng đồn và sau này là đấu tranh có tổ chức nhưng bị giới chủ đàn áp thậm tệ. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hòa
mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng đối với người làm thuê. Nhận thức được lợi ích của việc này nên cả giới chủ và thợ đều tham gia. Ngồi nguồn đóng góp của giới chủ, thợ để hình thành qũy cịn có sự tham gia đóng góp bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết. Nguồn quỹ này nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi khơng may gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết. Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo. Đó chính là nguồn gốc sự ra đời của Bảo hiểm xã hội.
Ở Việt Nam, B mống dưới thời phong kiến Pháp thuộc. Sau cách mạng tháng tám thành công, trên cơ sở Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, Chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho cơng nhân viên chức Nhà nước (có Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947; Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 và Sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950). Cơ sở pháp lý tiếp theo của BHXH được thể hiện trong Hiến pháp năm 1959. Hiến pháp năm 1959 của nước ta đã thừa nhận cơng nhân viên chức có quyền được trợ cấp BHXH. Quyền này được cụ thể hóa trong Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 và Điều lệ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ. Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống xâm lược, chính sách BHXH nước ta đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho cơng nhân viên chức, qn nhân và gia đình
họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người sức của cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược thống nhất đất nước.
Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, sự thay đổi mới về cơ chế kinh tế địi hỏi có những thay đổi tương ứng về chính sách xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng. Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ:
“Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức Nhà nước và người làm cơng ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động”. Trong văn kiện Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam
cũng đã chỉ rõ, cần đổi mới chính sách BHXH theo hướng mọi người lao động và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng góp BHXH, thống nhất tách quỹ BHXH ra khỏi ngân sách. Tiếp đến Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII cũng đã nêu lên “Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế”. Như vậy, các văn bản trên của
Đảng và Nhà nước là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đổi mới chính sách BHXH nước ta theo cơ chế thị trường, ngay sau khi Bộ luật lao động có hiệu lực từ ngày 1/1/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 về Điều lệ BHXH đối với người lao động trong các thành phần kinh tế. Nội dung của bản Điều lệ này góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước đặt ra, góp phần thực hiện cơng bằng và tiến bộ xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường lao động và đồng thời đáp ứng được sự mong mỏi của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế của cả nước. Và gần đây là sự ra đời Nghị định số 01/2003/NĐ-CP về việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với người lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
.
t số nước trên thế giới
Tính đến năm 1993, trên thế giới đã có 163 nước thực hiện chính sách BHXH, trong đó số các nước thực hiện chế độ hưu trí, tai nạn lao động, ốm
đau, thai sản là nhiều nhất lên tới 155 nước, chiếm khoảng 95%, ít nhất là chế độ thất nghiệp là có khoảng 63 nước, chiếm 38,6%. Việc thực hiện các chế độ là tuỳ thuộc vào điều kiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước. Tuy nhiên xu hướng chung hiện nay là đang dần thực hiện ngày càng đầy đủ hơn các chế độ. Đối với lịch sử phát triển của ngành BHXH trên thế giới thì BHXH ở Việt Nam còn rất mới, như vậy chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước.
Kinh nghiệm của các nước về xây dựng pháp luật Bảo hiểm xã hội:
Nhằm duy trì ổn định kinh tế - xã hội, nhiều nước trên thế giới đã ban hành hệ thống pháp luật về an sinh xã hội và không ngừng cải cách hệ thống pháp luật của mình. Ngày nay, xu hướng cải cách hệ thống an sinh xã hội ở các nước rất khác nhau. Đối với các nước phát triển, nguyên nhân cải cách là do tỷ lệ người già ngày càng tăng, kéo theo sự gia tăng thâm hụt quỹ lương hưu và quỹ BHYT...Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cải cách hệ thống an sinh xã hội đối với nhiều nước đang phát triển là nhằm cơ cấu lại hệ thống an sinh xã hội truyền thống yếu kém và mở rộng phạm vi. Trong khi đó, các nước chuyển đổi cải cách hệ thống an sinh xã hội bởi gánh nặng về tài chính đối với chính phủ quá lớn.
* Hệ thống Bảo hiểm xã hội Đức:
Được hình thành từ thế kỷ 19 với bốn loại bảo hiểm cơ bản là: BHYT (1883); Bảo hiểm tai nạn (1884); Bảo hiểm hưu trí (1889), Bảo hiểm thất nghiệp (1927). Từ năm 1994, nước Đức thực hiện đạo luật về bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ và loại bảo hiểm này trở thành một trong những bộ phận cơ bản của hệ thống BHXH Đức. Bên cạnh hệ thống Bảo hiểm, các hình thức bảo trợ xã hội khác như: Bảo trợ nuôi dưỡng trẻ em, bảo trợ giành cho người già …cũng được phát triển mạnh mẽ ở Đức. Do những áp lực lớn về cơ cấu tuổi thọ dân số cũng như gánh nặng hưu trí vào năm 2001 chính phủ Đức đã ban hành đạo luật cải cách hưu trí mới với mục tiêu là ổn định các tỷ lệ đóng góp
trong quỹ hưu trí. Vào năm 2004, cải cách hưu trí lại được tiến hành ở Đức với phương châm mang lại sự ổn định về tài chính cho hệ thống BHXH với việc tăng độ tuổi nghỉ hưu chính thức từ 65 tuổi lên 67 tuổi vào năm 2035 và tiếp tục khẳng định tỷ lệ đóng góp vào hệ thống hưu trí cơng cộng ở mức 20% vào năm 2020 và 22% vào năm 2030.
* Hệ thống Bảo hiểm xã hội ở Thụy Điển:
Mơ hình Bảo hiểm xã hội xuất hiện từ những năm 1930 theo mơ hình “xã hội dân chủ”. An sinh xã hội Thuỵ Điển chủ yếu dựa vào thuế và sự đóng góp, đây là mơ hình an sinh xã hội “thân thiện với việc làm”, có nghĩa là đảm bảo việc làm cho tất cả mọi người. Vào năm 1999, chính phủ Thụy Điển đã thực hiện các chiến lược hiện đại hoá Bảo hiểm xã hội với 4 mục tiêu cơ bản, trong đó có mục tiêu quan trọng là: “Tạo việc làm để nâng cao thu nhập, sau đó việc làm sẽ mang lại thu nhập an sinh”.
Có thể nói hệ thống Bảo hiểm xã hội của Thụy Điển từ thập kỷ 90 trở lại đây gần như đã đi theo hướng “xã hội dân chủ”. Nó chủ yếu được dựa trên nguyên tắc bồi thường sự mất mát thu nhập, đảm bảo thu nhập, nhằm khuyến khích năng suất lao động và việc làm tăng lên và thất nghiệp giảm xuống. Ngày nay, các hình thức Bảo hiểm xã hội mà Thuỵ Điển áp dụng chủ yếu là: Bảo hiểm hưu trí cho người già, Trợ giúp xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Chính sách chăm sóc người mẹ cơ đơn, Chế độ nghỉ phép và chăm sóc trẻ.
* Hệ thống Bảo hiểm xã hội Nhật Bản:
Hệ thống Bảo hiểm xã hội của Nhật Bản ra đời từ những năm 1950 và liên tục được hồn thiện. Nó đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế Nhật Bản. Những thành tố cơ bản của hệ thống này là dùng quỹ xã hội để đảm bảo thu nhập cho những người lâm vào tình cảnh đặc biệt BHYT, bảo đảm phúc lợi cho những người cao tuổi, người tàn tật và trẻ em nhỏ tuổi cần sự chăm sóc thường xuyên, trợ cấp xã hội đối với những người có mức sống thấp hơn mức qui định. Như vậy, có thể thấy an sinh xã
hội Nhật Bản bao gồm 3 bộ phận chính: chăm sóc y tế, hưu trí và phúc lợi xã hội khác. Trong đó, hưu trí là bộ phận chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi tiêu của hệ thống.
* Hệ thống Bảo hiểm xã hội Trung Quốc:
Luật Lao động Cộng hồ nhân dân Trung Hoa có 13 chương, 107 điều. Chương IX nói về bảo hiểm và phúc lợi xã hội có 7 Điều, trong đó có Điều 73 quy định 5 chế độ BHXH là: Nghỉ hưu, bệnh tật, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp và sinh đẻ. Luật chỉ quy định những nguyên tắc chung nhất, cịn cụ thể thì giao cho chính quyền nhân dân các tỉnh, các khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương quy định những biện pháp phù hợp với điều kiện của từng địa phương và báo cáo lên để Hội đồng nhà nước biết. Đến năm 1999, trong cả nước và ở các địa phương đã cụ thể hoá tất cả các chế độ trong những điều kiện kinh tế - xã hội trên mỗi địa bàn, trong đó có hai chế độ là nghỉ hưu (nay là dưỡng lão) và bảo hiểm thất nghiệp đã được xây dựng thành điều lệ. Các chế độ khác về cơ bản còn là những quy định tạm thời (tuy nhiên hiệu lực thi hành cũng khá cao). Về nguyên tắc, mỗi chế độ có một quỹ riêng. Nguồn quỹ gồm hai khoản (một khoản do người sử dụng lao động - chủ doanh nghiệp nộp, một khoản do người lao động đóng). Riêng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và quỹ bảo hiểm sinh đẻ thì chủ doanh nghiệp phải đóng (người lao động khơng phải nộp). Chỉ khi nào mất cân đối thu chi do các nguyên nhân bất khả kháng thì nhà nước mới hỗ trợ từ ngân sách cho các quỹ. Tìm hiểu pháp luật Bảo hiểm xã hội một số nước trên thế giới cho thấy, dù khác nhau về yếu tố địa lý, kinh tế, xã hội, sắc tộc… nhưng pháp luật BHXH và cứu trợ xã hội vẫn là thành tố quan trọng nhất của hệ thống. BHXH được thực hiện thơng qua sự đóng góp của các cá nhân và hỗ trợ của Chính phủ và cứu trợ xã hội là việc làm tái phân phối của quốc gia, là chế độ bảo hộ đối với công dân.
. Đây là mục tiêu hàng đầu, có tính chất sống cịn đối với hoạt động BHXH khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở tất cả các nước, mục đích của BHXH là bảo đảm đời sống cho người lao động nói riêng nhưng mục đích lớn nhất là giải quyết tốt các vấn đề xã hội đặt ra. Hiện nay, dân số nước ta khoảng 90 triệu người, trong đó lực lượng lao động chiếm khoảng 45 triệu lao động, đây có thể nói là một nguồn lao động rất phong phú và đầy tiềm năng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong hồn cảnh mới; tuy nhiên mới chỉ có khoảng trên 4 triệu lao động tham gia BHXH, do đó số lượng lao động trong xã hội tham gia BHXH còn rất hạn chế, nếu tiến hành phát triển BHXH ở tất cả lực lượng lao động trong xã hội thì số lượng lao động tham gia BHXH là vô cùng lớn. Đặc biệt là lao động ở các doanh nghiệp ngồi quốc doanh cịn rất nhiều, nguồn lao động ở nông thôn, những lao động hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp có tiềm năng tham gia BHXH và có nhu cầu tham gia BHXH là rất lớn.
- Như vậy, để thực hiện tốt sự bình đẳng trong xã hội cần thiết phải đa dạng hố các loại hình BHXH, đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH của tất cả những người lao động trong xã hội, thực hiện quyền bình đẳng giữa như người lao động ở mọi thành phần kinh tế. Mục tiêu trước mặt và lâu dài của các chính sách BHXH ở Việt Nam hiện nay là cần phải mở rộng được đối tượng tham gia và loại hình BHXH.
Mở rộng hoạt động của BHXH, trước hết đó là việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, về mục tiêu lâu dài thực hiện BHXH bắt buộc và tự nguyện đối với mọi người lao động trong xã hội; vừa bắt buộc mọi người lao động trong xã hội phải có trách nhiệm, ý thức trong tiêu dùng các nhân để chịu trách nhiệm với chính bản thân mình và gia đình mình, vừa đạt được mục tiêu quản lý điều hành của Nhà nước đảm bảo an toàn xã hội.
- Đối với loại hình BHXH bắt buộc: trong thời gian khoảng 10 năm tới, ngoài những người lao động đang thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định hiện nay, Nhà nước cần mở rộng thêm đối tượng tham gia đối với các